Phương pháp chữa bệnh tiểu đường mới nhất

Phương pháp chữa bệnh tiểu đường mới nhất. Ngoài các phương pháp: tiêm insulin, dùng thuốc uống, các nhà khoa học hiện đang ráo riết nghiên cứu phương pháp “cấy ghép tế bào gốc” cho người bệnh tiểu đường.







PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG MỚI NHẤT


Một tuyến tụy nhân tạo, liên tục kiểm soát mức độ đường huyết giúp cung cấp kịp thời insulin mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp tiêm insulin truyền thống trong kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1.


Đây là phát hiện của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu lâm sàng Montreal (IRCM), Canada.

Nghiên cứu của IRCM công bố trên Tạp chí Hội y học Canada ngày 28/1 cho biết thử nghiệm được tiến hành đối với các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cho thấy tuyến tụy nhân tạo có hai kích thích tố đã cải thiện 15% mức độ đường trong máu và hạ thấp nguy cơ giảm đường huyết tới 8 lần so với các phương pháp bổ sung insulin hiện nay.

Hệ thống tuyến tụy nhân tạo được xây dựng trên cơ sở thuật toán thông minh thường xuyên kiểm soát sự thay đổi mức độ đường huyết của người bệnh để tính toán lại lượng insulin cần thiết.

Theo các phương pháp bổ sung insulin truyền thống, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên phải tự kiểm tra đường huyết để kiểm soát lượng insulin đưa vào cơ thể.

Theo các nhà nghiên cứu, thực tế khoảng 2/3 số người bệnh không thực hiện được việc này.

Tuyến tụy nhân tạo có thể đáp ứng được yêu cầu này đồng thời hạ thấp nguy cơ giảm insulin trong máu, tình trạng nguy hiểm nhất đối với các bệnh nhân tiểu đường và là tác động ngược hay gặp phải nhất trong liệu pháp insulin.

Bên cạnh đó, tuyến tụy nhân tạo có thể phân phối glucogon, chất giúp làm tăng mức độ đường trong máu khi chúng quá thấp.

Tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến mức độ đường huyết cao nguy hiểm.

Kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm insulin là chìa khóa ngăn chặn những biến chứng có liên quan tới đường huyết cao như mù lòa hay suy thận.

Việc chữa trị cũng góp phần ngăn chặn giảm insulin trong máu - tình trạng xảy ra khi đường huyết quá thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân bị lẫn lộn, mất phương hướng thậm chí mất nhận thức.

Các nhà nghiên cứu của IRCM cho biết sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm kiểm tra tác dụng của hệ thống tuyến tụy nhân tạo trong thời gian dài hơn và trên mọi nhóm tuổi.

Phát hiện này được đánh giá là có tiềm năng cải thiện đáng kể việc kiểm soát bệnh tiểu đường và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị

Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là một rối loạn trao đổi chất, phương thức cơ thể sử dụng thức ăn đã được tiêu hóa để phát triển và cung cấp năng lượng. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và tê liệt ở Hoa Kỳ. Căn bệnh này liên quan đến các biến chứng phức tạp lâu dài ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể. Bệnh tiểu đường phát triển khi cơ thể không thể sử dụng glucose một cách thích hợp.

Insulin là một hóc môn cần thiết cho việc chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Insulin giúp cho glucose di chuyển từ máu vào gan, cơ, các tế bào mỡ, nơi được sử dụng làm năng lượng. Trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, hệ miễn dịch làm nhiễu loạn và phá hủy các tế bào bê-ta sản sinh insulin trong tụy. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản sinh đủ insulin nhưng vì một số lý do không rõ ràng, cơ thể không thể sử dụng insulin 1 cách hiệu quả, tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Các loại tiểu đường:

Tiểu đường tuýp 1

Cơ thể dừng sản sinh ra insulin hoặc quá ít insulin dẫn tới không thể điều chỉnh đường huyết. Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy (các tế bào bê ta).

Tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh tự miễn dịch. Tiểu đường tuýp 1 thường phát triển ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Khoảng 10% các trường hợp tiểu đường là tiểu đường tuýp 1. Tiểu đường tuýp 1 thường được thấy ở thời thơ ấu hoặc thời thanh niên và cũng có thể xảy ra ở độ tuổi lớn hơn do tuyến tụy bị phá hủy do rượu, bệnh tật hoặc sự hỏng dần dần của các tế bào bê ta tuyến tụy.

Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 cũng thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều hơn ở những độ tuổi lớn hơn so với tuýp 1, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì.

Tuyến tụy tiết ra insulin, nhưng cơ thể một phần hoặc hoàn toàn không có khả năng sử dụng insulin trong trường hợp này. Tiểu đường tuýp 2, một cách kinh điển, được nhận thấy ở người trưởng thành, khoảng sau độ tuổi 45. Loại tiểu đường này thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, giảm cân, tập luyện và thuốc uống.



Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay trong xã hội. Bệnh có diễn biến rất phức tạp, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. KTT xin cung cấp cho các bạn 1 số thông tin về căn bệnh này cũng như cách chữa trị hiệu quả nhất.
1- Bệnh tiểu đường là gì?
Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
2- Dịch tễ học.
Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị ĐTĐ. Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị ĐTĐ gấp hai lần người tuổi 45–54.
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.
3- Phân loại.
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Loại 1 (Typ 1)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều ), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Loại 2 (Typ 2)
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Bệnh tiểu đường do thai nghén:
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
4-Triệu chứng
Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
5- Chẩn đoán
Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương:
ĐTĐ: đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói”. Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là “bình thường” vì theo thời gian, rất nhiều người người “rối loạn dung nạp đường khi đói” sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có “rối loạn dung nạp đường khi đói” bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu < 5,5 mmol/l. Đôi khi các bác sỹ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là “test dung nạp glucose bằng đường uống”. Test này được thực hiện như sau: Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (> 200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.
Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng – không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.
Đọc kết quả: ‘Test dung nạp glucose đường uống’:
Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1 mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: những người này được xếp loại giảm dung nạp đường glucose. Người mắc giảm dung nạp đường glucose không những có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ sau này, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim-mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Định lượng đường niệu: chỉ có giá trị rất hãn hữu trong việc theo dõi đối với bản thân bệnh nhân ngoại trú. Không dùng để chẩn đoán bệnh.
Các xét nghiệm bổ sung: sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:
Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.
Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..
Định lượng HbA1 hoặc HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.
Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):
Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.
Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.
6- Cách điều trị.
Luôn theo dõi tình trạng bệnh
Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị.
Lối sống và thái độ ăn uống
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:

  • Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý.
  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận …
  • Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
  • Đơn giản và không quá đắt tiền.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Thuốc điều trị
Insulin (dùng cho dạng typ1)
Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm
  • Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)
Thuốc dùng cho dạng typ2
Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh – Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin
Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.

Sau đây là danh sách một số phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường:

1) Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường là mướp đắng. Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị tiểu đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.

2) Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.

3) Lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa Canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng, sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng, giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết. Đây là một phương pháp tại nhà hiệu quả khác dành cho căn bệnh này.

4) Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.

5) Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

6) Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.

7) Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm, và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.

8) Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.

Tìm hiểu chi tiết thông tin bài thuốc gia truyền chữa dứt điểm bệnh tiểu đường

Cách mới điều trị bệnh tiểu đường

Chẩn đoán qua hồng cầu

Chúng ta biết hồng cầu có nhiệm vụ đem đến ô xy và các dưỡng chất quan trọng trong đó có chất đường đến nuôi các cơ quan, nhất là các mạch máu vùng xâu vùng xa. Hồng cầu A1c gắn chất đường nên khi ta đo hồng cầu là  gián tiếp đo lượng đường trong máu. Hồng cầu có đời sống từ hai đến ba tháng do đó khi có hồng cầu A1c là gián tiếp theo dõi đường huyết trong ba tháng trước đây. Số đo này rất chính xác và phản ánh hiệu quả điều trị trong thời gian qua.

Thầy thuốc khuyên nên giữ tỉ lệ hồng cầu A1c ổn định ít nhất là dưới 7% và theo dõi mỗi 3 đến 6 tháng một lần để kiểm tra mức độ ổn định đường huyết và gia giảm thuốc men. Hơn nữa, khi xét nghiệm, không cần nhịn đói và có thể lưu trữ nhiều giờ sau.

Khuynh hướng dùng insulin

Khuynh hướng mới sử dụng insulin tương đối sớm không chỉ cho tiểu đường loại một mà còn cho tiểu đường loại hai mới phát hiện có đường huyết trên 2,5 gam hay hồng cầu A1c trên 10%. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dùng insulin sớm có lợi cho việc ổn định đường huyết, phục hồi tế bào beta tụy trạng và ngăn ngừa các biến chứng do đường huyết tăng.

Theo sinh lý bệnh, khi đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương mắt, thận, thần kinh, mạch vành và não. Tăng đường huyết kéo dài gây tổn thương tế bào beta tụy trạng vĩnh viễn. Ngược lại, nếu kiểm soát tốt đường huyết, tế bào beta có thể phục hồi dần, ngăn chặn độc tính của đường đối với tế bào beta.


Dùng insulin giúp tế bào beta được nghỉ ngơi và dễ phục hồi hơn. (Ảnh minh họa)

Dùng insulin giúp tế bào beta được nghỉ ngơi và dễ phục hồi hơn. Hiện nay có nhiều loại insulin như loại tác dụng ngắn trước bữa ăn kết hợp tác dụng dài trước khi ngủ. Loại insulin hít hay dán rất thuận tiện.

Ngày nay, các chuyên gia chủ trương dùng insulin ngay từ đầu khi mới chẩn đoán tiểu đường có đường huyết tăng cao lúc đói trên 2,5 gam hay hồng cầu A1c tăng cao trên 10%. Ngoài ra insulin còn dùng trong các sang chấn nặng hay đang mang thai.

Phương pháp cấy tế bào gốc

Trên đây là các phương pháp điều trị tuy mới nhưng vẫn là các phương pháp truyền thống, không thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường vì không thể tái sinh tế bào beta tụy trạng. Phương pháp đầy triển vọng hiện nay là cấy ghép tế bào gốc.

Với phương pháp này, tế bào gốc đa năng được đưa vào cơ thể biệt hóa thành các tế bào beta mới, khôi phục chức năng tuyến tụy khiến đường huyết được kiểm soát như trong cơ thể bình thường. Không những vậy, tế bào gốc đa năng còn tái tạo các mô của nhiều cơ quan khác nhau như mạch máu, gan thận nhằm phòng ngừa và điều trị các biến chứng của tiểu đường như xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch, bệnh lý gan thận, võng mạc.

Ngoài ra còn một ưu điểm nổi bật nữa là không sợ phản ứng phụ hay phản ứng thải ghép, không phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời như ghép tụy tạng, ghép thận.

Bạn cần biết

Khái niệm tiền – tiểu đường hay rối loạn đường huyết cũng được y tế thế giới nêu ra nhằm nhấn mạnh vai trò tầm soát tiểu đường sớm. Mức độ rối loạn đường huyết thường là nguyên nhân đưa đến tiểu đường thực thụ sau này.

Hơn nữa, người ta nhận thấy trong giai đoạn tiền – tiểu đường, chất đường dù tăng nhẹ cũng ngấm ngầm tác hại đến các cơ quan tim mạch, thận, đáy mắt và các mạch máu vùng sâu vùng xa.

Tiêu chuẩn phân loại tiền – tiểu đường là A1c từ 5,7 đến 6,4% tương đương 100 – 126 mg mỗi lít máu.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường là khi A1c > 6,5% tương đương 126 mg mỗi lít máu.


CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ BWENEH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ KHÁC

Thuốc Đông y điều trị tiểu đường

Thuốc Đông y có thể tham khảo các bài thuốc kinh nghiệm sau:
+ Phương 1: Giáng đường thang
- Thành phần : Bắc sa sâm 50g, Sinh địa 30g, Tri mẩu 20g, Mạch đông 30g, Hoa phấn 50g, Sinh mẫu lệ 40g, Hoàng liên 15g, Phục linh 25g, Cam thảo 10g.
- Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 2 lần uống.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 33 ca, hiệu quả rõ 13 ca, có hiệu 8 ca, hiệu suất 90%
+ Phương 2 : Bổ âm cố sáp thang
- Thành phần: Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Liên tu mỗi vị 20g, Hoa phấn, Huỳnh kỳ, Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 30g, Câu kỉ tử 18g, Sơn thù 15g, Ngũ vị tử 10g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 01 thang.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 55 ca, chuyển biến tốt 2 ca, hiệu suất 95%

+ Phương 3 : Bệnh tiểu đường dùng Thắng Cam Thang
Sơn thù 30g, Ngũ vị tử, Ô mai, Thương truật mỗi vị 20g, thêm nước 2 lít, sắc còn 1 lít, ngày 1 thang, phân 3 lần uống ấm trước bửa ăn.

+ Phương 4 : Bệnh tiểu đường dùng Quyết minh tử
Bệnh tiểu đường lấy Quyết minh tử, sao qua, sắc nước, thay trà uống mọi lúc, hiệu quả tốt.

+ Phương 5 : Bệnh tiểu đường dùng Hạ khô thảo
Bệnh tiểu đường mỗi ngày dùng Hạ khô thảo 10g, sắc nước uống, có hiệu quả.

+ Phương 6 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch truật
Cho thỏ và chuột bạch uống nước sắc Bạch truật, tiến hành thực nghiệm giáng thấp đường huyết, kết quả chứng minh Bạch truật có hiệu quả giáng thấp đường huyết. Bạch truật có danh dược là Lợi niệu. Mổi ngày người bệnh tiểu đường lấy 10g sắc đặc uống, có hiệu quả.

+ Phương 7 : Bệnh tiểu đường dùng Sơn dược  
Bệnh tiểu đường lấy Sanh sơn dược chưng chín, mỗi lần trước bửa ăn dùng 100g, uống lâu, hiệu quả điều trị tốt.

+ Phương 8 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch thược và Cam thảo
Bệnh tiểu đường lấy Bạch thược 77,5g và Cam thảo 3,8g, dùng 360ml nước sắc còn 1 nửa, là liều lượng của 1 ngày phân 3 lần uống. Phương này từ xưa tới nay là diệu phương trị khỏi bệnh tiểu đường lâu ngày không chữa khỏi.

+ Phương 9: Giáng đường thang
- Thành phần: Hoàng kỳ, Cát căn, Sơn dược đều 30g, Thương truật 6g, Bạch truật 9g, Huyền sâm 15g, Hoa phấn 60g, Phục linh 20g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Ghi chú: Yếu điểm biện chứng phương này là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi dày cáu bẩn. Phương này có thể châm chước gia Sa sâm 20g, Thái tử sâm 30g, Bạch thược 15g.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 15 ca,hiệu quả rõ 12 ca, chuyễn biến tốt 2 ca, vô hiệu 1 ca, hiệu suất 93,3%

+ Phương 10:
- Chủ trị: Bệnh tiểu đường.
- Thành phần: Bán chi liên 30g.
- Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, phân 2 ~3 lần uống.
Cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!

Bệnh nhân tiểu đường cần có Chế độ ăn hạn chế thịt mỡ, ăn nhiều rau, ít trái cây,  sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành, yaourt. Hạn chế uống rượu, bia.

Tập thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, đi bộ điều độ. Tránh lao động nặng, lao động quá sức, thức khuya.

Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường  bị nhẹ.

Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài):  Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.

Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.





Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.

Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.

Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.

Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.

Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30  – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.

Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.



.


Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)



bác sỷ kính mến tôi năm nay 55 tuổi phát hiện đường huyết cao khoản 14 tháng nay, tôi đã dùng thuốc tây khống chế khoản 1 tháng đầu và sau đó thì đường huyết trở về bình thường ổn định Hba1c 5.5 tôi vẩn thường xuyên uống thực phẩm chức năng diabesna (dây thìa canh) hiện nay tôi thường xuyên thử máu tại nhà 1 tuần /lần có chỉ số 100 - 105 mg/dl nhưng tôi phai thường xuyên hàng ngày dùng thuốc rất phiền giờ tôi muốn cấy gép tế bào gốc để chửa bệnh thì phải làm sau và liên hệ nơi nào, có nhiều tiền không? xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Gửi hỏi đáp - bình luận