Phương pháp chữa bệnh yếu thận cực hiệu quả


Phương pháp chữa bệnh yếu thận cực hiệu quả.Điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh, lựa chọn đúng thời điểm và đúng phương pháp điều trị thay thế thận suy hoặc kịp thời chuyển bệnh nhân đến nơi có đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị.






PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH SUY THẬN




Nguyên tắc điều trị

- Nhanh chóng loại bỏ ngay các nguyên nhân có thể gây suy thận (trước thận, sau thận, thuốc): ngừng sử dụng các thuốc độc cho thận hoặc gây dị ứng.

- Cố gắng hồi phục số lượng nước tiểu.

- Điều trị bảo tồn: cân bằng nguồn nước, điện giải, nguồn nitơ (protid, acid amin) vào và ra, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, điều chỉnh thuốc điều trị, theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ngăn ngừa và phát hiện xử trí kịp thời các biến chứng.

- Điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh, lựa chọn đúng thời điểm và đúng phương pháp điều trị thay thế thận suy hoặc kịp thời chuyển bệnh nhân đến nơi có đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị.

Điều trị cụ thể

Suy thận cấp trước thận

- Khi có dấu hiệu mất nước nhất máu cần bù thể tích tuần hoàn (truyền tĩnh mạch NaCl 0,9%; dung dịch keo, plasma, albumin, máu)

- Nếu không thiếu dịch và có nguy cơ tụt HA có thể dùng thuốc vận mạch và chuyển bệnh nhân đến cơ sở có đủ trang bị theo dõi và điều trị các tình trạng sốc.

Suy thận cấp sau thận

- Loại bỏ tắc nghẽn (phối hợp điều trị triệu chứng): nếu có cầu bàng quang cần đặt ống thông tiểu và tìm nguyên nhân gây tắc đường tiết niệu thấp (tại cổ bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo). Trường hợp có tắc đường tiết niệu cao (tại niệu quản, bể thận) cần xem xét chỉ định phẫu thuật (lấy khối u, sỏi) hoặc tán sỏi khi có chỉ định. Có thể phải đặt dẫn lưu bể thận màng quang tạm thời.

- Nếu bệnh nhân đái nhiều sau khi nguyên nhân gây tắc đã được giải quyết gây mất nước điện giải nhiều cần bù nước và điện giải.

Suy thận cấp tại thận (thực tổn)

Đối với suy thận cấp thực tổn cần điều trị nguyên nhân gây tổn thương thận phối hợp điều trị triệu chứng và hỗ trợ và theo dõi tiến triển của suy thận cấp.

Giai đoạn đái ít vô niệu

Mục đích cơ bản của điều trị trong giai đoạn này là:

- Giảm cân bằng nội môi.

- Hạn chế tăng kali máu.

- Hạn chế tăng nitrơ phi protein máu.

Nước:

- Ở bệnh nhân vô niệu đảm bảo cân bằng âm, nghĩa là vào ít hơn ra.

- Cần lưu ý đến lượng nước mất do nôn, ỉa chảy. Phải tính lượng nước sinh ra do chuyển hóa (vào khoảng 300 ml mỗi ngày). Lượng nước mất qua mồ hôi, hơi thở khoảng 600 ml/ 24giờ.

Lợi tiểu: nhóm furosemid, lợi tiểu quai nhằm đào thải nước và điện giải, đặc biệt là kali, chỉ định khi không có nguyên nhân tắc nghẽn sau thận.

- Liều dùng: phải dò liều, có thể cho 200-500mg/24 giờ hoặc hơn tuỳ vào mức độ đáp ứng bài niệu. Liều khởi đầu thường là 40-80 mg. Li��u cao 1000mg/24 giờ có thể được chỉ định. Chú ý về tác dụng gây độc đối với thính giác của dùng liều cao furosemid.

Có thể dùng dopamin liều dùng 1-3mg/kg/phút truyền tĩnh mạch có tác dụng lợi tiểu (tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng về tác dụng làm giảm thời gian suy thận).

Khi có tăng kali máu

- Giai đoạn suy thận cấp thực thể phải đảm bảo cân bằng nước điện giải, đặc biệt là tình trạng tăng kali máu. Lựa chọn một hay nhiều biện pháp điều trị hạ kali máu dựa vào mức độ nặng, nhẹ của tình trạng tăng kali máu.

- Hạn chế đưa kali vào: rau quả nhiều kali, thuốc, dịch truyền có kali

- Loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.

Các biện pháp có thể điều trị tăng kali máu trong tình huống cấp cứu bao gồm:

- Calci (gluconat hoặc clorua) cần dùng ngay khi có những biểu hiện rối loạn tim mạch nặng (mạch chậm, QRS giãn rộng…) 0,5-2g tiêm TM chậm trong 5-10 phút, tác dụng nhanh nhưng ngắn. Có thể tiêm nhắc lại 30 phút/ lần tiêu dùng phụ thuộc vào nồng độ kali máu.

- Glucose ưu trương (20%, 30%, 50%) 250-500ml kết hợp với Insulin 10 – 20ui truyền TM: bắt đầu tác dụng sau 15 – 30 phút, giảm kali máu 0,5 – 1,5mmol/lít.

- Truyền natribicarbonat: khi có một lượng nước tiểu nhất định (300- 500ml/24giờ) thì việc truyền dịch sẽ dễ dàng hơn: Có thể truyền natri bicarbonat 1,4% hoặc 4,2% hoặc tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat 8,4% nếu muốn hạn chế lượng nước đưa vào. Bù natri bicarbonat giúp cải thiện tình trạng toan máu, qua đó ion K không đi từ trong tế bào ra ngoài tế bào. Dùng liều 1mEq/kg, truyền TM chậm (tác dụng rõ trong trường hợp nhiễm toan).

- Resin trao đổi ion uống: polystyrene sulfonate (Kayexalate), Resin calcio, cứ 15g uống phối hợp với sorbitol có thể giảm được 0,5mmol/l. Có thể pha trong dung dịch đẳng trương 100ml thụt hậu môn, tác dụng kém hơn đường uống áp dụng cho một số trường hợp bệnh nhân không có khả năng uống hoặc nôn nhiều. Thuốc sẽ tác dụng sau khoảng 1 giờ.

- Tiếp tục dùng lợi tiểu trong trường hợp bệnh nhân còn đái được, không có tắc đường tiết niệu và không giảm thể tích tuần hoàn

- Lọc máu: thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng khi tăng kali máu dai dẳng không hoặc kém đáp ứng với các biện pháp nêu trên

Điều trị các rối loạn điện giải khác:

- Natri và clo: natri máu hạ do ứ nước. Tốt nhất là hạn chế nước. Khi kali máu hạ nhiều, bệnh nhân có buồn nôn, cần phải bù natri.

- Calci máu: ít khi có hạ calci máu. Nếu có xuất hiện têtani do calci máu thấp thì cho calci gluconat hoặc calci clorua.

Hạn chế tăng nitơ phi protein máu: chủ yếu là hạn chế tăng urê máu:

- Chế độ ăn: giảm đạm 0,4g/kg/24giờ, đủ calo ít nhất 35kcal/kg trọng lượng cơ thể, đủ vitamin.

- Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn, tránh dùng kháng sinh gây độc cho thận (ví dụ nhóm aminoglycosid), điều chỉnh liều dùng theo mức độ cầu thận cũng như tình trạng nhiễm trùng và đường thải trừ của thuốc.

Điều trị tăng huyết áp:

- Tăng huyết áp thường do thừa thể tích tuần hoàn hoặc do bệnh lý cầu thận: kết hợp lọc máu, lợi tiểu với các nhóm thuốc hạ áp. Khi dùng các nhóm thuốc hạ áp, chú ý chọn lựa tuỳ theo nguyên nhân suy thận.

- Khi có tăng kali máu không dùng các thuốc nhóm ức chế men chuyển, các tác nhân kháng thụ thể angiotensin và các thuốc chẹn bêta giao cảm, vì các thuốc này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng kali máu.

Chỉ định lọc máu:

Cần chỉ định lọc máu sớm khi có một trong các dấu hiệu sau:

- Tăng kali máu dai dẳng không giảm bằng các biện pháp điều trị nội khoa hoặc kali máu > 6,5mmol/l.

- Có toan chuyển hóa nặng không cải thiện bằng các phương pháp kiềm hóa.

- Thừa dịch (hypervolemia) đe dọa các biến chứng tim mạch.

- Có những biểu hiện não (encelophathy) như rối loạn tâm thần do hội chứng urê máu cao, viêm ngoại tâm mạc.

Xử trí trong giai đoạn đái trở lại

- Ở giai đoạn này, tuy đái nhiều nhưng chức năng thận chưa hồi phục. Những ngày đầu đái nhiều urê và creatinin máu vẫn còn tăng. Đái nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải.

- Cần tiếp tục hạn chế protid trong thức ăn, chỉ tăng protid khi urê máu đã giảm tới mức an toàn (< 10 mmol/1). Chỉ cho rau quả khi không còn nguy cơ tăng kali máu.

- Truyền dịch hoặc uống để chống mất nước và mất điện giải.

+ Trong những trường hợp đái nhiều vừa phải, chỉ cần bù bằng uống oresol (2-2,51/24 giờ).

+ Khi nước tiểu >3 lít, nên bù bằng đường truyền tĩnh mạch. Lượng truyền tuỳ theo lượng nước tiểu.

+ Tuy nhiên nếu sau 5-7 ngày vẫn đái nhiều nên hạn chế lượng dịch truyền và theo dõi tình trạng bệnh nhân, lượng nước tiểu 24 giờ để có thái độ bù dịch thích hợp vì thận đã có thể bắt đầu hồi phục chức năng cô đặc.

- Cần theo dõi sát điện giải máu, đặc biệt là natri và kali máu.

Xử trí trong giai đoạn phục hồi

- Sức khỏe bệnh nhân được phục hồi dần. Khi urê máu trở về bình thường thì cần tăng protid trong khẩu phần ăn và đảm bảo đủ calo và vitamin.

- Cần chú ý tới công tác chăm sóc điều dưỡng ngay từ đầu để chống loét, chống bội nhiễm do nằm lâu. Trung bình sau 4 tuần điều trị thì chức năng thận bắt đầu phục hồi tốt và bệnh nhân có thể xuất viện.

- Theo dõi định kỳ hàng tháng cho đến khi chức năng thận hồi phục hoàn toàn. Đối với các bệnh có thể trở thành mạn tính (bệnh cầu thận, bệnh kẽ thận do thuốc hay nhiễm trùng) cần khám định kỳ cho bệnh nhân lâu dài.

- Tiếp tục điều trị nguyên nhân: tắc nghẽn, bệnh cầu thận nguyên phát, bệnh hệ thống (lupus, myelome…)

Các phương pháp điều trị thay thế thận trong suy thận cấp

- Các kỹ thuật lọc máu liên tục dùng để loại bỏ dịch và các độc chất hoà tan, nhất là những bệnh nhân suy thận cấp do ngộ độc mà có tình trạng huyết động không ổn định, tăng dị hóa nhiều.

- Lọc máu ngắt quãng hàng ngày có thể sử dụng thay thế cho lọc máu liên tục đối với các bệnh nhân tăng dị hóa có tình trạng huyết động tương đối ổn định.

- Lọc máu ngắt quãng thường quy có tác dụng loại bỏ dịch và các độc chất hoà tan, được chỉ định cho những bệnh nhân không có tình trạng rối loạn về huyết động và giúp chuẩn bị cho các phẫu thuật giải quyết nguyên nhân suy thận cấp sau thận.

- Lọc màng bụng cấp có thể áp dụng cho các trường hợp suy thận cấp do ngộ độc, có tình trạng huyết động không ổn định, suy tim nặng, và nhất là áp dụng cho các cơ sở không có điều kiện lọc máu.

- Siêu lọc chậm có thể áp dụng cho các bệnh nhân có tình trạng thừa dịch là chủ yếu mà không có rối loạn về chuyển hóa nhiều.

- Lọc huyết tương (Plasma exchange) áp dụng cho các bệnh nhân có nhiễm trùng, nhiễm độc, hoặc một số bệnh tự miễn gây nên suy thận cấp, có tác dụng loại bỏ các phức hợp kháng nguyên kháng thể, các kháng thể lưu hành trong máu, các cytokin và các chất trung gian hóa học.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận cấp

- Ưu tiên dinh dưỡng đường miệng nếu bệnh nhân có thể tự ăn và uống được hoặc bệnh nhân không có tình trạng nôn nhiều. Tùy theo từng trường hợp cụ thể và ở từng giai đoạn của suy thận cấp sẽ áp dụng chế độ ăn khác nhau. Tuy nhiên cần cung cấp một chế độ ăn như sau:

- Hạn chế lượng muối đưa vào nên hạn chế ở mức 2 – 4g Na/ngày bao gồm cả lượng muối trong dịch truyền.

- Cung cấp đủ năng lượng: 30 – 50 Kcal/kg/ngày

- Hạn chế tối đa lượng kali thường < 40 mEq/ngày

- Protein < 0,6g/kg/ngày

- Lipid 2 – 2,5g /kg/ngày

- Carbonhydrate: 100g/ngày

- Trong trường hợp lọc máu thì không cần phải hạn chế dinh dưỡng, đặc biệt khi áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục.



THAM KHẢO CÁCH CHỮA BỆNH YẾU THẬN BẰNG CÁC BÀI THUỐC NAM


- Nhân sâm: Là vị thuốc cổ truyền trong Đông Y. Nhân sâm vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, bổ 5 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận; làm yên tinh thần, định hồn phách, khỏi sợ hãi. Có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí, dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược hao tổn, dùng trong bệnh nguy kịch, chữa phế hư, suyễn, tỳ hư, vị hư, nôn mửa, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ.

- Nhung hươu: Vị ngọt, tính ôn, vào các kinh can, thận, tâm và tâm bào. Có tác dụng ôn thận tráng dương, bổ huyết, cường tráng gân cốt, trị hư lao, dùng làm thuốc bồi dưỡng cho người già yếu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, làm việc quá sức, huyết áp hạ, cơ tim yếu, mới ốm dậy.

- Đảng sâm: Vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ. Có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, sinh tân dịch, giải khát. Dùng trong trường hợp tỳ hư, ăn kém, mỏi mệt, ho, phiền khát hay thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu.

- Hoài sơn: Vị ngọt, tính bình, vào các kinh tỳ, vị, phế, thận. Có tác dụng ích thận, cố tinh.

- Ba kích: Vị ngọt, tính ấm, vào kinh thận. Có tác dụng trừ phong thấp, ấm thận trợ dương, mạnh gân cốt, dùng làm thuốc bổ thận dương, đau lưng, mỏi gối, đau mình mẩy và gân xương.

- Liên nhục: Vị ngọt, tính bình, vào các kinh tâm, tỳ, thận. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần, dùng làm thuốc bồi dưỡng, chữa di tinh, mất ngủ, thần kinh suy nhược.

- Cam thảo: Là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y. Cam thảo vị ngọt, tính bình, vào cả 12 kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hoà các vị thuốc.

- Bạch linh: Vị ngọt, nhạt, tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị. Tác dụng lợi thuỷ, thẩm thấp, định tâm dùng chữa tiểu tiện khó khăn, thuỷ thũng, mất ngủ.

- Bách hợp: Vị ngọt, nhạt, tính mát, vào các kinh tâm, phế. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần, giải độc chống viêm…
Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định "giải mã" với suy nghĩ cứu người là trên hết.

Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :

1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)

2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )

3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )

4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae

5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại - Pandanaceae.

6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )

7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )

8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)

9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)

10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )

11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)

12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )

13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )

14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)

15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae

16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)

17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit

...

Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít - bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú

(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì - Nam không thể thiếu vỏ quit

Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)

Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.

Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) . Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr) - Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ... mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày. Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn

Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.





Những món ăn chữa bệnh đường ruột hiệu quả
Bệnh suy thận nên ăn gì?
Món ăn trị bệnh yếu sinh lý -
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
Những món ăn chữa bệnh tiểu đường hiệu quả .
Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu






(ST)