Phương pháp dạy con tuổi dậy thì cha mẹ nên biết

Trước khi trẻ trưởng thành, bạn cần dạy trẻ những nguyên tắc trong cuộc sống để trẻ vững vàng trong các mối quan hệ, công việc, học tập, vui chơi... Chúng ta cùng tham khảo những phương pháp dạy con tuổi dậy thì nhé!
 

5 nguyên tắc cần dạy trẻ trước tuổi dậy thì

1. Làm việc chăm chỉ và làm hết sức mình

Đây là nguyên tắc quan trọng để kích thích sự nhiệt tình của trẻ trong công việc, học tập, trò chơi… Đối với mỗi thất bại, hãy để trẻ tự đứng lên, coi đó như một bài học cuộc sống để rút kinh nghiệm. Chỉ cần trẻ nỗ lực hết mình là trẻ xứng đáng được ngợi khen cho dù kết quả là thế nào.

2. Luôn nói sự thật và trung thực

Tất cả chúng ta đều muốn trẻ nói với chúng ta sự thật. Sự trung thực chính là sợi dây bền nhất trong tất cả các mối quan hệ. Chỉ khi trẻ thực sự trung thực với bản thân thì mới có thể đối mặt được với khó khăn và những vướng mắc trong các quan hệ xã hội, gia đình.

3. Không làm tổn thương người khác

Không tốt gì nếu như trẻ làm những điều có hại cho bản thân hoặc cho những người khác. Cần giúp trẻ có được sự đồng cảm, lòng trắc ẩn với nỗi đau của người khác chứ không cười, giễu cợt hoặc vô tình.

Cần dạy trẻ những điều thiết yếu để làm người tốt

Các hành động như đánh, cấu, cắn bạn cần được chỉnh ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Ngoài ra, cần phải cho trẻ biết những nguy cơ tiềm tàng trong mối quan hệ với những người xung quanh để tránh bị xâm hại tình dục, bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác…

Khi làm được những điều này, trẻ lớn lên sẽ tôn trọng cuộc sống của người khác cũng như chính bản thân mình mà không hành động ngốc nghếch, yêng hùng, nông nổi nữa.

4. Không được lấy những gì không phải của mình

Có thể đó chỉ là do tò mò, do muốn sở hữu nhưng lấy đồ người khác thực sự là một hành động đáng lên án.

5. Đối xử với mọi người như trẻ muốn người khác đối xử với mình như vậy

Đây chính là một nguyên tắc vàng trong cuộc sống mà bạn cần dạy cho trẻ. Sự chia sẻ, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn sẽ chẳng uổng phí vì một lúc nào đó, trẻ có thể lại phải nhờ họ. Hãy dạy trẻ biết nở nụ cười với tất cả mọi người. Chắc chắn chẳng ai lại không cười lại với trẻ cả.

Một vài điều cha mẹ nên biết khi con ở tuổi dậy thì

Những điều chỉnh đúng đắn của cha mẹ khi con ở tuổi dậy thì sẽ giúp trẻ trở thành ngời mà bạn mong muốn trong tương lai.

Tuổi dậy thì là lứa tuổi con đang đứng giữa ranh giới trẻ con và người lớn vì thế định hướng cho con là hết sức quan trọng. Những điều chỉnh đúng đắn trong giai đoạn này sẽ giúp con trở thành ngời mà bạn mong muốn trong tương lai. Nhưng trên thực tế, điều này không hề dễ dàng.

Con bạn đang ở tuổi dậy thì, bạn bối rối vì sự phá cách, thể hiện cá tính quá đáng cũng như những thay đổi tâm tính của con và không biết điều chỉnh bằng cách nào. Bạn sẽ phải làm gì để giúp con và giúp chính mình?
 


1. Thiết lập các tiêu chuẩn

Hiện nay, các bậc cha mẹ giáo dục con thoáng hơn, không hà khắc như trước kia mà cho trẻ nhiều khoảng không gian riêng để tự do thể hiện cá tính của mình.

Đó là một cách giáo dục thực sự tốt nếu như chúng ta biết thiết lập những tiêu chuẩn rõ ràng, đầy đủ. Bởi với trẻ đang ở tuổi dậy thì, bao nhiêu tự do vẫn là chưa đủ. Nếu chúng ta thả lỏng trẻ quá vô tình trẻ sẽ trượt dài khỏi các quy chuẩn.

Vì vậy, hãy luôn quy định những tiêu chuẩn rõ ràng như phải về nhà trước 10h đêm, không được hút thuốc, uống rượu, không đưa bạn khác giới về nhà khi cha mẹ vắng nhà,... cho con và đòi hỏi con phải tôn trọng điều đó nếu muốn cha mẹ tôn trọng khoảng không gian tự do của mình.

2. Hãy cho trẻ hiểu rằng cần phải tôn trọng những giới hạn

Hoàng Anh (16 tuổi) được mẹ cho phép làm tất cả mọi việc còn bố thì không mấy quan tâm đến việc em đang làm gì. Chính điều này đã khiến Hoàng Anh cảm thấy bố mẹ không quan tâm, chú ý gì đến mình và tìm mọi cách thu hút sự quan tâm của cha mẹ.

16 tuổi, em hút thuốc, xỏ khuyên mũi, thay đổi kiểu tóc liên tục và kết thúc là nghiện ma túy và phải vào trại giáo dưỡng ở tuổi thiếu niên.  

Ngược lại, Mai Uyên (17 tuổi) luôn được cha mẹ nhắc nhở về những giới hạn mình có thể làm. Em phải về nhà trước 10h đêm, phải báo cho bố mẹ biết mình sẽ đi đâu và làm gì. Mẹ không cho em nhuộm tóc trước tuổi 18. Và tất nhiên, cô bé Mai Anh đã có một số điểm tốt nghiệp trung học khá cao và nhiều cơ hội vào đại học.

Mai Anh chia sẻ rằng em biết ơn những quy định mà cha mẹ đã đặt ra để bảo vệ em và em biết cha mẹ đã yêu thương mình như thế nào. Như vậy, những giới hạn và các quy định không bao giờ làm bạn trở nên quá nghiêm khắc và khó gần với con mà ngược lại.

Rõ ràng những giới hạn hợp lý sẽ giúp bạn thể hiện tình yêu thương của mình với con và tất nhiên, con bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được điều này.


3. Thiết lập những quy định nghiêm ngặt nhưng luôn vị tha với những lỗi lầm

Bạn đang lưỡng lự không biết đặt ra những quy định nào cho con thì đừng do dự, hãy đặt ra những quy định nghiêm ngặt nhất. Tuy nhiên, nếu con bạn có lỡ vi phạm thì cũng không cần đến những hình phạt nghiêm khắc mà hãy hành động bằng những gì trái tim bạn mách bảo, cho con một cơ hội để làm lại.

Chính điều này sẽ làm con tôn trọng bạn nhiều hơn. Trẻ vị thành niên là như thế, luôn bốc đồng và nhạy cảm. Những quy định nghiêm khắc hoàn toàn không khiến cho con ghét bạn những chính cách bạn giúp con xử lý rắc rối và dạy con khôn lớn qua những sai lầm mới giúp con kính trọng và yêu thương bạn nhiều hơn.

5 câu nói như 'độc dược' với teen

Tiếp xúc với các bậc phụ huynh có con tuổi ‘ổi ương’, tôi đã nghe không ít lời ca thán rằng, con gái vốn là đứa trẻ tình cảm nhưng giờ bỗng thay tính đổi nết đã biết 'chống đối' lại cha mẹ hay cậu ‘trống choai’ trước vốn là bạn thân của cha/mẹ, giờ lại xa cách – không còn thường xuyên kể lể chuyện trường lớp, bạn bè… lúc nào cũng bí mật, úp mở, thậm thụt khi nghe điện thoại hay nói chuyện với bạn.

Nhiều năm liền, tôi thích quan sát những đứa trẻ tuổi dậy thì nói chuyện với cha mẹ để rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc nuôi dạy con. Và điều tôi nhận thấy là, không ít bậc phụ huynh ‘hồn nhiên’ hỏi con những câu nực cười dễ gây tổn thương tâm hồn cho trẻ mà không hay biết.

Dưới đây là một số câu nói, cha mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ tuổi ‘bẻ gãy sừng trâu’.

1. Con tăng cân/ sụt cân đấy à?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bài báo đã khuyến cáo không nên đề cập đến vấn đề cân nặng hay ăn uống với teen từ 11 tuổi trở lên (đặc biệt là teengirl). Bởi đến tuổi dậy thì, trẻ đã bắt đầu biết chăm chút và để ý đến những lời khen – chê ngoại hình.

Nếu bị cha mẹ nói “Con tăng cân rồi, béo quá đấy!” (dù với ý vui đùa) trẻ dễ tự ti là mình xấu nên dễ hình thành thói quen nhịn ăn để thân hình mi nhon hơn - hành động này không tốt cho một cơ thể đang trong giai đoạn cần nhiều năng lượng để phát triển. Ngược lại, nếu bị chê gầy, trẻ dễ ăn uống ‘thả phanh’, mất kiểm soát cân nặng gây béo phì.


Cha mẹ đừng vội nổi đóa, cáu bẳn về cách ăn mặc hay đầu tóc của con tuổi teen (Ảnh minh họa).

2. Con mặc thứ gì thế? Cái gì trên mặt con vậy?

Sự thật, trong mắt cha mẹ con luôn nhỏ bé và là ‘món quà’ hoàn hảo, tuyệt vời nhất mà thượng đế ban tặng. Do đó, bất cứ thay đổi nào ở trẻ (theo quan điểm của cha mẹ là lố bịch) cũng có thể khiến cha mẹ nổi đóa, phát điên. Nhưng đừng vì thế mà hỏi "Con mặc thứ gì thế?" hay "Cái gì trên mặt con vậy?" vì điều đó dễ khiến trẻ nghĩ "Cha/mẹ lại bắt đầu ca thán về ngoại hình của mình đây".

Tốt nhất, hãy tôn trọng quyền cá nhân của con. Tuy nhiên, nếu con đột-nhiên-thay-đổi với kiểu tóc xanh đỏ lòe loẹt hay cách ăn mặt ‘quái’, khác hẳn với sự ‘bình dị’ thường ngày thì cha mẹ cần quan tâm hỏi han. Nếu con không muốn nói về điều này, hãy cho qua, trừ phi cha mẹ có những nghi ngờ rõ hơn về chuyện xấu nào đó đang xảy ra với con.

3. Sao con không thường xuyên gọi điện/ nhắn tin?

Định nghĩa về từ “thường xuyên” của người lớn với trẻ tuổi ương ương rất khác nhau. Trong khi cha mẹ luôn mong ngóng và muốn kiểm soát con mọi lúc, mọi nơi thì con lại muốn tự do 'bay nhảy' hay bị hấp dẫn với những việc khác hoặc mải vui sinh nhật bạn mà chưa kịp gọi hay nhắn tin về cho cha mẹ.

Trong những trường hợp như thế, rất nhiều phụ huynh quýnh lên, nhắn tin hoặc gọi điện liên tục vào số điện thoại của con để yêu cầu giải thích lý do 'Vì sao giờ này con chưa về' hay 'Sao không gọi cho cha/mẹ?'. Đây là hành động thật sai lầm. Cách tốt nhất là kiên trì, và khi số máy của con hiện lên trên máy mẹ, hãy nghĩ rằng “thằng bé/con bé đã gọi” và đừng lên giọng phàn nàn.

4. Sao con lại sống như thế này?

Cha mẹ có thể phát điên khi thấy con bừa bộn mất vệ sinh, phòng cả tuần không hề dọn, bát đĩa ăn xong không chịu rửa... Thế này nhé, cho dù con bạn lớn lên đã là đứa chăm chỉ hay lười biếng chẳng bao giờ nhúc nhích một ngón tay vào việc nhà, thì nó vẫn có quan điểm riêng về giữ gìn vệ sinh.

Do đó, thay vì suốt ngày la mắng, chạy-theo-con để buộc chúng phải dọn phòng ngăn nắp thì hãy thư giãn, tự pha cho mình 1 tách trà hay café rồi ra ban công nhâm nhi, tận hưởng cuộc sống.

5. Con còn trông chờ gì ở bố/mẹ nữa?

Đứa trẻ lớn xác kia là con bạn, và mọi đứa con đều trông chờ sự hỗ trợ từ cha mẹ chúng khi mất việc, bị người yêu bỏ, cãi nhau với bạn bè hay bị ong đốt...

Hãy lo lắng nếu con không còn cầu cứu cha mẹ vì điều đó có nghĩa là con đã không còn tin tưởng cha mẹ nữa. Bởi thế, khi thấy con gặp ‘trục trặc’ trong cuộc sống, cha mẹ nên thấu hiểu và nhẹ nhàng hỏi han: “Cha/mẹ có thể làm gì để giúp con?”

 

(ST)
 

Hi các Anh / chị Con em năm nay học lớp 5 ( bé gái)mà em thấy bé đã biết về đòi ba mẹ mua điện thoại để dùng rôi , em nói lúc nào con học hết lop 12 mẹ mói cho dùng điện thoại . Liệu em nói với con như vậy có làm cho con em "không hài lòng về cách đối xử của em với bé không ah' Em mong được nhận ý kiến của các anh / chi . Em chan thanh cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
em muon hoi rang neu khong cat amadam co sau khong a?
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Con toi nam nay 13 tuoi dang day thi chau thuong tim hieu ve tryen nguoi lon toi len giai thich the nao cho chau hieu sin tu van giup toi
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận