Quả Dứa có chữa được bệnh sỏi thận không?

Quả Dứa có chữa được bệnh sỏi thận không?Dứa có khả năng chữa nhiều bệnh; chẳng hạn dân gian thường dùng rễ dứa làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó; dùng dịch ép quả dứa chưa chín làm thuốc tẩy nhuận tràng. Tuy nhiên, loại quả này cũng là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc.





QUẢ DỨA CÓ CHỮA ĐƯỢC BỆNH SỎI THẬN KHÔNG?

Trái Dứa, Sỏi Thận, Phèn Chua  


Mới đây có thân hữu hỏi ý kiến về bài thuốc chữa sỏi thận bằng dứa với phèn chua  như sau:  “Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo.

Xin cho hỏi có đúng như vậy không?”.

          Và cũng có hướng dẫn của một vị lương y là Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt”.

Trước khi góp ý, xin tìm hiểu về món ăn khá thông dụng này là trái dứa.    Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ. Khi Christopher Columbus  thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về cống hiến nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương.  Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá. Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960.  Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á châu cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn. Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt cho nên nhu cầu dứa được cung cấp đầy đủ với giá phải chăng. Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất  là vào tháng 6 tháng 7. Trung bình từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Dứa thường được hái khi đã chin, sẵn sàng để ăn.

Dinh dưỡng

          Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum.

Một ly dứa tươi cung cấp 25mg sinh tố C; 0,1mg thiamine; 16mcg folate; 0,15mcg sinh tố B 6; 17mg magnesium; 0,5mg sắt; 2gr chất xơ và 80 calori. Dứa còn có chất bromelain, một loại enzyme tiêu hóa giống như papain của đu đủ. Bromelain  có tác dụng làm mềm và phân hóa chất đạm ra nhừng phân tử nhỏ để cơ thể có thể sử dụng, cấu tạo tế bào đồng thời cũng tạo cho thịt hương vị thơm ngon. Br có thể gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ. Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng bromelain bị hơi nóng thiêu hủy.

Áp dụng y học

Theo American Cancer Society, dứa có chất  Bromelain mà một số nghiên cứu cho là có công dụng hỗ trợ trong điều trị một số bệnh như:

               -Có thể dùng bromelain chung với thuốc điều trị ung thư để giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị, như là viêm cuống họng và miệng;

          -Vì bromelain là một enzyme chuyển hóa chất đạm cho nên có thể dùng thêm để hỗ trợ tiêu hóa cho những người thiếu enzyme này;

          -Bromelain có tác dụng ngăn ngừa tiểu cầu dính với nhau, cho nên có thể dùng thêm để tránh tình trạng máu đóng cục;

          -Nghiên cứu khác cho hay bromelain có tác dụng chống viêm sưng trong bệnh viêm khớp, viêm xoang, vết thương do sâu bọ cắn hoặc chống nhiễm trùng khi da thịt bị phỏng…

Tuy nhiên,  Hội Ung Thư Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh là cần nhiều nghiên cứu khác nữa để xác định các công dụng này.

Ăn dứa

Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt. Miếng dứa phía đít, gần phía gốc thường  ngon hơn phần khác, vì  như kinh nghiệm của ông cha ta là  “dứa đằng đít, mít đằng cuống”.  Sau khi gọt vỏ, khía xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo. Nước dứa hòa với đường ngọt húp vào lạnh mát cả người. Nhiều người lại thích chấm dứa với tí muối ớt, ăn vào vừa ngọt, vừa mặn, hơi cay, rất thỏa mãn khẩu vị đồng thời làm bớt rát lưỡi. Dứa còn dùng để xào nấu với thịt cá. Món canh chua cá lóc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết. Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá. Một đĩa xá lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái nhỏ ăn càng ngon. Năm 1892, một người Anh là Đại úy John Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp.  Dứa thường được hái khi đã chín mùi, mà phải chuyên trở xuất cảng đi xa, mau hư cho nên được đóng hộp cho dễ di chuyển. Dứa đóng hộp là dứa đã chín từ dưới cuống trở lên,  do đó thường cần đến ba quả mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp được  cho thêm nước đường nên có nhiều calori. Ngoài ra còn dứa sấy khô hoặc nước dứa ép  cũng là những món ăn thức uống ngon, bổ.

Mua dứa

Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa, lá trên cuống còn xanh. Khi gõ, dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc tay, không chỗ nào mềm. Vỏ dứa có thể hơi xanh hoặc vàng cũng không sao. Dứa lớn nhỏ đều có chung giá trị dinh dưỡng như nhau. Tránh dứa đã có mùi lên men vì quá chin bắt đầu ủng. Dứa có thể cất giữ trong tủ lạnh hoặc ở ngoài.

Lưu ý

Dứa rất lành. Đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain . Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt”  Health Food lại có bán viên Bromelain và được giới thiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp và vài bệnh khác. Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cùng tiết ra nhiều tyrosine. Vì thế, mấy ngày trước khi thử máu tìm u bướu này lại ăn dứa thì thử nghiệm có thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra không có. Một vài nghiên cứu khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.

Sỏi thận và dứa

Bây giờ, xin trở lại với Sỏi thận và dứa cộng với phèn chua.

          Sỏi thận là một vật rắn đặc thành hình từ nhiều hóa chất khác nhau  trong nước tiểu:

          -Sỏi  calcium oxalate chiếm 80% các loại sỏi thận và đa số là do di truyền, calcium không dùng trong việc tạo xương và loại ra theo nước tiểu. Ngoài ra tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều oxalate như  rau spinach, cocoa, đậu phọng, các loại hạt, ớt, nước trà; ăn nhiều muối  hoặc dùng bổ sung calcium viên  cũng tăng tủi ro loại sạn này.  Sạn calci rất cứng.

          -Sỏi với chất struvite  (Magnesium ammonium phosphate) thường thấy trong  bệnh nhiễm trùng đường tiểu tiện, đặc biệt là ở nữ giới và được điều trị bằng cách tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

          -Sỏi với chất uric acit do tiêu thụ nhiều chất đạm động vật thịt, cá, gà gây ra vì các thực phẩm này cho chất purine, tiền thân của uric acit. Giới hạn các thực phẩm này và tăng độ kiềm của nước tiểu có thể giảm thiểu nguy cơ gây sạn.

          -Sỏi với các chất amino acit cystine, rất hiếm. Đây là bệnh bẩm sinh trong đó thận không tái hấp thụ được chất cystine. Chất này luân lưu trong nước tiểu và kết tụ thành sỏi. Chữa trị bằng cách uống nhiều nước để loại cystine ra ngoài đồng thời giảm độ acit của nước tiểu.

          Nam giới bị sỏi thận gấp đôi nữ giới và thường thấy vào tuổi  từ 30 tới 50.  Một đời sống quá tĩnh tại, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường và mập phì cũng tăng rủi ro bị sạn thận. Nghiên cứu mới đây cho hay tình trạng hâm nóng toàn cầu đưa tới khô nước cũng làm tăng rủi ro sỏi thận. Ngay cả các phi hành đoàn bay trong không gian cũng tăng rủi ro này vì họ ít uống nước

Hiện nay, y học thực nghiệm chữa sỏi thận bằng nhiều cách và căn cứ vào các chất  kết tinh thành sỏi. Do đó, khi tiểu ra sạn cần cất giữ sạn và đưa cho phòng thí nghiệm để phân tích thành phần cấu tạo. Nếu sạn còn nhỏ, uống nhiều nước để loại sạn qua nước tiểu là cách hữu hiệu nhất.   Với sỏi lớn, có thể đưa một dụng cụ nhỏ vào thận, nghiền sạn rồi gắp sạn ra hoặc đập vụn sạn với sóng nước (shock wave lithotripsy). Nên nhớ có thể phòng tránh sạn bằng cách uống nhiều nước. Khi nước tiểu loãng thì sạn khó mà kết tụ với nhau. Khi nước tiều đục vàng thì sạn sẽ kết tụ. Cũng nên nhớ rằng loại sạn thận calcium oxalte rất cứng khó mà có chất nào có thể khiến chúng hóa nhỏ tiêu tan.  Về chữa sỏi thận với dứa và phèn chua, chúng tôi  đã cố gắng tìm xem có kết quả nghiên cứu nào xác định hoặc hỗ trợ công dụng trị sỏi thận theo kinh nghiệm dân chúng hoặc theo lý luận của một số nhà  y học cổ truyền với dứa và phèn chua, nhưng mà chưa có cơ duyên  tìm ra.  Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất lợi có ghi là dân chúng  còn dùng rễ cây dứa làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó khăn, đái ra sỏi thận. Có lẽ là uống nhiều nước rễ cây dứa có thể đẩy các tinh thể tạo sỏi trong nước tiểu ra ngoài cơ thể. Bệnh viện chuyên trị bệnh thận Devasya Kidney bên Ấn Độ khuyên dân chúng muốn giúp thận lành mạnh nên tiêu thụ các loại nước dứa, chanh, cà rốt, chuối …nhưng không giải thích tại sao. Cũng có lẽ là uống nhiều các loại nước này. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng thực phẩm có nhiều ảnh hưởng lợi và bất lợi đối với sự thành hình sỏi thận. Chẳng hạn: -Với sạn calcium oxalate, nên giảm thiểu tiêu thụ  món ăn có nhiều oxalate như chocolat, caffeine, các loại hạt, hạt tiêu đen, rau spinach, dâu, các loại đậu; đồng thời nên bớt muối, đường. Nên tiêu thụ chuối, gạo đỏ, oat, rye, bắp, cám, barley. nước trái cranberry, dứa, chanh cam.  Bệnh nhân loãng xương cần bổ sung calci nên dùng loại calcium citrate. Dứa tương đối có ít oxalate calcium, một hóa chất của sỏi calcium. -Với sạn uric acid, nên giới hạn tiêu thụ đạm động vật có nhiều purine/acit uric như thịt bò, thịt cừu, gà, cá sardine, gan và thực vật như nấm, pumpkins, cauliflower, các loại đậu, rượu bia, rượu vang  để giảm uric acid. . -Với sạn cystine, giới hạn cá vì có nhiều methionine.   Về bài thuốc dứa-phèn chua, chúng tôi nghĩ là ta có thể dùng dứa. Uống nhiều nước dứa có thể khiến cho các tinh thể tạo sỏi tiết niệu loãng ra, không kết tụ với nhau và loại ra ngoài qua tiểu tiện. Nhưng cũng xin nhắc lại rằng nhiều loại sỏi thận là những tinh thể kết tụ với nhau, khá cứng, đập mạnh mới làm vỡ được. Riêng phèn chua thì nên cân nhắc một chút. Phèn chua là muối kép của nhôm và potassium. Đây là chất mà dân chúng thường  dùng để làm cho nước có vẩn đục trở thành trong: muối nhôm kết tụ các vẩn đục này, lắng xuống đáy, nhờ đó nước trở thành trong và dùng được. Tìm kiếm, chúng tôi chưa thấy ý kiến nào nói đến công dụng của phèn chua đối với sỏi thận, ngoại trừ một số thân hữu cho hay họ cũng đã dùng dứa với phèn chua và có kết quả. Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Việt Nam, thì phèn chua không có công dụng gì trong việc làm tan sỏi tiết niệu (Sách Hỏi Gì- Đáp Nấy). Đồng thời có người thắc mắc là liệu phèn chua có làm cho các chất calci trong nước tiểu dễ dàng kết tụ với nhau để đưa tới sạn.   Ngoài ra, một số nghiên cứu cho hay muối nhôm, tuy không độc, nhưng nếu tiếp xúc lâu ngày với lượng quá cao trong nước uống có thể gây ra rối loạn cho sự sinh đẻ, cho hệ thần kinh. Mới đây, vài nghiên cứu sơ khởi cho rằng chất nhôm có thể là rủi ro gây ra bệnh Alzheimer. Cho nên, để an toàn, có lẽ cũng chẳng nên dùng phèn chua với hy vọng “bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra “. Mong nhận được ý kiến của quý  vị có nhiều hiểu biết. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức Texas- Hoa Kỳ.


Dùng quả dứa chữa trị bệnh sỏi thận

Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo. Xin cho hỏi có đúng như vậy không?









Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa. Nước quả dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của dứa thanh nhiệt giải độc, dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy. Rễ dứa thì lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.

Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt.

Những bài thuốc khác

Ngoài ra, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng.

Với thể thấp nhiệt - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g.

Với thể can uất khí trệ - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng..., bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g.

Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.

Dứa chữa bệnh nhưng cũng dễ gây bệnh

Dứa rất giàu vitamin B1, B2, C, PP, Caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho… Đặc biệt, trong dứa có bromelin - một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Ở độ pH 3,3, bremelin tác dụng như pepsin (men tiêu hóa protein của dịch vị), ở pH 6 thì như trypsin (men tiêu hóa protein của dịch tụy). Do đó, sau những bữa ăn có nhiều thịt, nên ăn tráng miệng bằng một vài miếng dứa cho dễ tiêu hóa.

Toàn bộ cây dứa từ lá, quả… đều có bromelin nhưng tập trung nhiều nhất trong lõi quả. Bromelin chịu được nhiệt độ cao, ở pH 3,5 sau khi đun 1 giờ vẫn còn hoạt tính. Trong nhân dân, người ta thường băm một ít dứa ướp vào thịt gia súc già, dai (trâu, bò, lợn…) 30-40 phút, rồi mới đem xào nấu, thịt sẽ rất mau mềm, ăn dễ tiêu hóa. Nghành công nghiệp thực phẩm cũng dùng bromelin làm mềm thịt (tác dụng của bromelin còn mạnh hơn papain của đu đủ) và để thúc đẩy quá trình thủy phân protein trong sản xuất nước chấm.

Dứa có khả năng giải khát, sinh tân dịch và tiêu thực. Dân gian dùng nõn lá dứa non đem sắc uống (hoặc giã ép lấy nước) làm thuốc chữa sốt; quả dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày để chữa huyết áp cao… Đặc biệt, nhiều người dùng quả dứa chín chữa bệnh sỏi thận có hiệu quả: Lấy một quả dứa chín để nguyên vỏ, khoét ở cuống quả một lỗ nhỏ, lấy 7-8 g phèn chua giã nhỏ nhét vào, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, đem nướng trên than hồng (hoặc vùi vào lửa) cho cháy xém hết vỏ, thịt quả chín mềm, để nguội vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống nước của 1 quả, sỏi thận sẽ bị bào mòn dần và tan hết, nếu sỏi nhỏ thì có thể tiểu tiện ra được.

Dứa với y học hiện đại

Từ 1963, bromelin của dứa đã được dùng vào điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột. Bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, bôi lên nơi tổn thương (vết thương, vết bỏng, vết mổ) làm sạch các mô hoại tử, mau lành sẹo. Bromelin phối hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn sẽ làm tăng hiệu quả kháng sinh, phối hợp với một số thuốc điều trị hen (theophyllin, ephedrin…) làm tăng tác dụng chống hen. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Anh cho biết, qua thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã nhận thấy bromelin làm giảm hơn 50% dấu hiệu viêm phổi đối với bệnh hen, và liều lượng càng cao thì hiệu quả càng được cải thiện.

Bromelin còn có tác dụng làm giảm di căn của các bệnh ung thư, liều dùng 200-300 mg/kg thể trọng kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị. Trong công nghiệp dược phẩm, người ta sử dụng các phế liệu của nhà máy chế biến dứa (vỏ, lõi dứa) để chiết suất bromelin. Nhiều hãng dược phẩm châu Âu đã đưa bromelin trong thành phần thuốc.
Từ thịt quả dứa xay hoặc giã nát, người ta còn dùng làm mặt nạ (đắp lên mặt) nhằm lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài, bộc lộ lớp da non phía trong mịn màng và trắng hơn.

Cẩn thận khi dùng dứa

Vì dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong. Sau khi ăn dứa 30-60 phút, họ thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.

Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Vì thế, trong nhân dân, người ta còn cho là nạn nhân ăn phải dứa có nọc rắn phun. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất, vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid, là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.

Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn. Và không ăn nhiều dứa khi đang đói.


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN - TIẾT NIỆU KHÁC


1. Điều trị nội khoa
- Những sỏi niệu quản có kích thước nhỏ (< 0,5 cm), dùng giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần. Kết hợp với thuốc đông y như Kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.
- Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng không đái ra sỏi cần chuyển phương pháp điều trị.
2. Tán sỏi ngoài cơ thể:
Nguồn năng lượng phát ra từ nguồn tán sỏi sẽ được hội tụ tại viên sỏi, năng lượng sẽ làm phá vỡ sỏi, sỏi vỡ nhỏ sẽ theo nước tiểu ra ngoài.
- Sỏi bể thận: Tốt nhất những sỏi kích thước < 2 cm, sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng, góc tạo bởi cổ đài và bể thận phải > 900 để sỏi vỡ sau tán có thể theo nước tiểu ra ngoài được.
+ Nếu sỏi lớn hơn 2cm có thể tán được, phải đặt sond JJ và tán nhiều lần.
- Sỏi 1/3 trên niệu quản: Tán sỏi có kích thước < 1,5 cm, sỏi không quá cứng. Sỏi đã nằm lâu ở niệu quản (> 1 năm) thường có polyp bao bọc xung quanh, tán sỏi vỡ nhưng sỏi khó ra được.
- Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị không xâm lấn, hiệu quả nếu chỉ định đúng. Thời gian tán sỏi khoảng 60 phút, bệnh nhân có thể không phải nằm viện điều trị.
3. Tán sỏi nội soi:
3.1. Tán sỏi nội soi ống cứng
- Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.
- Tán những sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4.
+ Tán sỏi bằng khí nén tán được 80 - 90% loại sỏi. Sỏi to, quá cứng và có polyp khó tán.
+ Tán sỏi bằng Laser: Đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, ưu việt hơn hẳn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước < 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polye và sau đó tán sỏi.
- Thời gian tán sỏi khoảng 50 phút, sau tán 2 ngày có thể ra viện, Bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
3.2. Tán sỏi bằng ống nội soi ống mềm: Máy có thể lên đến đài bể thận, chỉ định cho sỏi 1/3 trên niệu quản và sỏi bể thận. Dùng nguồn tán bằng Laser, có kết quả tốt tuy nhiên máy dễ hỏng, chi phí điều trị cao.
4. Lấy sỏi thận qua da:
- Tạo đường hầm vào thận, và đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng Laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.
- Chỉ định cho sỏi bể thận. Sỏi có kích thwoscs lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
5. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi:
Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc.
6. Phẫu thuật mổ mở: Tuy hiện nay có chỉ định ít hơn nhưng vẫn là phương pháp điều trị quan trọng. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
7.Phẫu thuật bằng Robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện (2 - 3 ngày), chi phí rất cao.
II. PHÒNG BỆNH
1. Uống nhiều nước > 1,5 lít nước/24h, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi đái, nước tiểu trong là được. Nếu những người có sỏi nhỏ có thể uống thêm nước kim tiền thảo, bông mã đề, nước chè xanh…
2. Điều trị viêm đường tiết niệu nếu có.
3. Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều Canxi như tôm, cua, sữa, ...
Sỏi thận tiết niệu là một bệnh lý phức tạp, thường gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy khi phát hiện ra sỏi thận tiết niệu, bệnh nhân nên đến ngay với bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp.

Uống nhiều nước và ăn nhạt để phòng ngừa sỏi thận


Mùa hè được các y bác sĩ gọi là "mùa của sỏi thận", vì số người mắc bệnh này thường cao gấp đôi so với mùa đông. Nguyên nhân là do trời nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn đến thiếu nước, khiến nước tiểu bị đặc rất dễ kết tinh thành các tinh thể gây sỏi thận.














Th
eo các chuyên gia y tế, hiện người dân thường gặp 4 loại sỏi, đó là phosphat ammonium magnesium,  acid uric,  cystine và  canxi. Trong 4 loại trên, sỏi canxi chiếm 80-90%. Nguyên nhân là lượng canxi thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, nếu nồng độ quá nhiều, khó hòa tan hết trong nước tiểu nên kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi.

Nam giới mắc bệnh nhiều hơn

Theo ghi nhận của y văn thế giới, sỏi thận là một bệnh khá phổ biến. Ở tuổi trưởng thành, 10% nam giới và 3% nữ giới mắc phải bệnh này. Bác sĩ Phạm Nam Việt, BV Đại học Y cho biết, bệnh sỏi thận hình thành chủ yếu là do lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng tăng cao như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Các chất này lắng đọng lại và kết thành sỏi.

Viên nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, viên lớn hơn theo đường nước tiểu nhưng không thoát ra ngoài được mà mắc lại ở niệu quản, gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Còn sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây tiểu buốt, khó. Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận, gây huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này.

Theo BS Đỗ Gia Tuyển, Bệnh viện Bạch Mai, sỏi thận là bệnh thường gặp. Tuy nhiên, quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng, nên bệnh nhân thường không biết. Chỉ đến khi sỏi đã lớn, gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Thông thường, triệu chứng thường gặp của bệnh này là xuất hiện các cơn đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi bệnh nhân chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc.

Bệnh nhân có thể đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, đi tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn, làm thận chảy máu. Người bệnh có thể sốt cao 38-39 độ C, hoặc ớn lạnh, thận có cảm giác bỏng rát. Sỏi thận cũng có thể được phát hiện bất ngờ qua chụp X quang kiểm tra sức khoẻ.

Hiện có nhiều biện pháp điều trị sỏi thận: Có trường hợp lấy sỏi chủ động như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi; Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ, không gây các biến chứng đau nhiều, đái  ra máu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ tái phát, tỷ lệ lên tới 50%.

Nên uống nhiều nước, ăn nhạt

Để phát hiện bệnh, ngoài các triệu chứng đã nêu trên, BS Tuyển khuyến cáo cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện có sỏi, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

Có nhiều cách để phòng ngừa sỏi thận, trong đó điều tiết ăn uống hàng ngày được xem là biện pháp hiệu quả nhất. Theo BS Việt, uống nhiều nước là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả và rẻ tiền nhất. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng càng phải chú ý hơn vì cơ thể đổ mồ hôi, nước tiểu cô đặc lại, dễ tạo sỏi. Uống nhiều nước sẽ làm nước tiểu loãng ra và nên uống mỗi ngày từ 2,5-3 lít nước sôi để nguội. Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi, vì những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống lại sự tạo sỏi thận.

Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung nhiều rau tươi vì chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.

Để tránh bệnh sỏi thận, BS Tuyển khuyên nên ăn nhạt và ăn ít thịt. Vì thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm, sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine gây sỏi. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine có trong cá khô, thịt khô, mắm, lòng, vì dễ gây ra sỏi niệu. Ngoài ra, nên giảm ăn uống các thực phẩm chứa nhiều oxalat như trà đặc, cà phê, chocolate, bột cám, ngũ cốc, rau muống... 

Do bệnh dễ tái phát, nên những bệnh nhân từng điều trị bệnh sỏi thận càng đặc biệt chú ý đến chuyện ăn uống. Nên tái khám định kỳ để làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu xem có bất thường gì không để có biện pháp can thiệp kịp thời.







Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -






(ST)