Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Những cảnh đẹp ở Hà Nội để pose hình cực độc
Cách chiên thịt không bị bắn bằng những mẹo đơn giản
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Quả khế chứa một tác nhân kháng khuẩn có thể “chiến đấu” với các loại khuẩn như microbial bacillus cereus, e.coli, salmonella typhus…
Khế là loại trái cây quen thuộc thường được ăn kèm với chuối chát, rau thơm trong các món thịt luộc dân dã. Tùy theo giống mà khế có vị chua, ngọt và được dùng để ăn sống, làm mứt, làm nước ép sinh tố, nước sốt hoặc để trang trí.
Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B6, protein, glucid, lipid, chất xơ, năng lượng (33kcal/100g), sắt, kẽm…, quả khế mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Quả khế chứa dồi dào vitamin C, vitamin A và các khoáng chất khác nên rất thích hợp cho việc làm thức uống giải khát và bồi bổ sức khỏe.
- Chất xơ hoà tan trong quả khế còn có khả năng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngừa bệnh tim mạch.
- Không chỉ vậy, thành phần beta carotene trong quả khế còn có tác dụng chuyển hoá thành vitamin A giúp tăng cường thị lực.
- Bên cạnh đó, quả khế còn có khả năng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các bệnh tật nhờ vào lượng vitamin C dồi dào chứa. Vitamin C là một loại chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng và tràn đầy sức sống.
- Hơn nữa, ăn khế cũng rất có lợi với những người bị rụng tóc do có chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao, cần thiết cho sự tăng trưởng của tóc.
- Lá khế còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian để trị viêm họng, ho khan, ho có đờm, nổi mề đay và mẩn ngứa. Bạn cũng có thể dùng lá và rễ cây khế phơi khô, xay nhuyễn đắp lên vết thương để điều trị bệnh thuỷ đậu và bệnh sởi cho trẻ em.
- Khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất kali, phốt pho, kẽm và sắt có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Uống nước ép khế thường xuyên cũng là cách làm hay để hạ sốt, trị nhức đầu, giải rượu, bia, chống táo bón, lợi tiểu và trị các bệnh về gan.
Quả khế có nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Từ lâu quả khế đã được dùng rộng rãi trên thế giới để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczema. Lá cây khế cũng được dùng để trị viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, ung nhọt, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ em rất tốt.
Quả khế chứa một tác nhân kháng khuẩn có thể “chiến đấu” với các loại khuẩn như microbial bacillus cereus, e.coli, salmonella typhus…
Mỗi quả khế trung bình chỉ chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoids, do đó khế là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, lại có làn da đẹp mịn màng trẻ trung, tránh táo bón.
Khế còn chứa các vitamin A, B5 giúp quá trình trao đổi chất hoạt động trơn tru và suôn sẻ hơn. Ngoài ra, khế còn là nguồn vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, làm giảm lượng cholesterol.
Quả khế còn được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú vì khế giúp kích thích sữa về nhiều hơn.
Lưu ý: các bệnh nhân về thận không nên ăn khế vì khế chứa nhiều axit oxalic gây bất lợi cho những quả thận yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt và mất ngủ.