Quả khế có tác dụng gì

Quả khế không những dùng làm gia vị chế biến nên những món ăn ngon, mà khế còn có tác dụng chữa bệnh. Nếu bị cảm cúm bạn hãy nướng 2-3 quả khế chua, vắt lấy nước uống. Phương pháp này vừa đơn giản lại hiệu quả.

 

Lợi ích từ khế

- Hoa khế sẽ rất công dụng nếu bạn đang bị những cơn ho khan, ho có đờm. Hãy lấy hoa khế đã phơi héo, tẩm nước gừng (nước gừng đặc sẽ tốt hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao với nước nóng (như cách pha trà) và uống.

- Lá khế tươi cũng không kém công dụng so với quả và hoa khế. Nếu bạn bị nổi mề đay nhớ lấy lá khế tươi rang héo xát lên vùng bị ngứa nhiều, mề đay sẽ lặn dần và bạn sẽ không còn ngứa nữa.

- Vỏ cây khế sẽ rất công dụng khi trẻ em bị lên sởi. Bạn hãy dùng vỏ cây khế, bỏ lớp sần bên ngoài sau đó rửa sạch và sắc lên lấy nước cho trẻ uống, một vài lần trẻ sẽ đỡ ngay.

 

Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương.

 

Khế thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu. Ngày dùng 40 - 80g tươi, ăn sống như rau hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Hoa khế có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm. Thường dùng chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản. Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm. Ngày dùng 4 - 12g. Vỏ thân và lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.

Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: Lấy 1 - 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn. Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vào lúc không no không đói quá.

Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 - 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 - 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 - 3 lần để ngậm và nuốt dần.

Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 8 - 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 - 10g, kinh giới 8 - 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

 

Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh.

Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 - 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 - 500 mg axít oxalic, 300 - 430 mg axít tartric, 140 - 220 mg axít succinic, 100 - 130 mg axít citric... Khế ít chua chứa 4 - 70 mg axít oxalic. Khế chua có tác dụng chữa bệnh nhiều hơn khế ngọt.

Một số lợi ích từ khế:

Cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể: Khế rất giàu vitamin, ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu.

Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.

Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giải nhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực.

Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

 

 

Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.

 

Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, lở loét: lấy lá khế giã nát, xoa và đắp lên chỗ bị dị ứng; kết hợp dùng 16g vỏ núc nác sắc uống. Dùng lá khế, lá thanh hao, lá long não, lá thông mỗi thứ 15-20 g, nấu nước tắm. 

Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế đã phơi héo, tẩm nước gừng (nước gừng đặc sẽ tốt hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao với nước nóng (như cách pha trà) và uống trong ngày. 

Trị viêm họng: Lấy lá khế 40g, cùng vài hạt muối giã vắt lấy nước cốt ngậm ngày 2 lần. 

Phòng sốt xuất huyết: Lá khế 16 g, lá dâu, sắn dây, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12 g, sắc uống thay nước hằng ngày. Bài thuốc này có thể áp dụng trong thời gian có dịch.

Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây hồng bì 30 g, rễ cây quả giun 20 g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.

Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.

Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8 g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều axít ôxalic như lá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận.

 

 

Những bài thuốc trị bệnh từ khế

Theo kinh nghiệm dân gian thì khế là một thuốc lành được dùng rất rộng rãi và có tác dụng rất tốt với nhiều bệnh.

1. Dị ứng sơn ta:

 Người dị ứng với sơn ta khi tiếp xúc, hoặc chỉ đi qua thôi, hoặc mới ngửi người đã mẩn ngứa, sưng đau, thậm chí lở loét chảy nước.

 Cách dùng:

- Quả khế thái lát hoặc giã nát, đắp lên chỗ da bị dị ứng

- Lá khế tươi 1 nắm, rửa sạch giã lấy nước uống

Với dị ứng sơn ta thì đây gần như là cách chữa hiệu quả nhanh, đơn giản và đỡ tón kém nhất.

2.Dị ứng với thời tiết (dân gian gọi là ma tịt) gây mẩn ngứa mày đay:

 Cách làm:

- Vỏ khế tươi (bỏ lớp vỏ ngoài) 50g sắc uống.

- Lá khế tươi sao nhẹ (dùng tay sao cho đủ độ không bỏng tay) xoa ngoài khi nguội lai sao.

Làm như vậy 2 đến 3 lần sẽ khỏi.

3.Sởi ở trẻ nhỏ:

Lá khế tươi 20g, vỏ khế tươi (cạo vỏ) 20g sao nhẹ rồi sắc cho trẻ uống. Khi sởi bay thì nấu nước lá khế cho trẻ tắm thì sẽ tránh được tái phát.(Nấu nước lá khế sôi rồi để ấm vừa tắm, không được pha nước lã)

4.Vết thương lở loét lâu khỏi:

Nấu nước lá khế đặc, rửa và thấm vết thương, ngày 2 – 3 lần cho tới khi se miệng lên da non( thời gian từ 3 đến 5 ngày)

5.Chữa nước ăn chân (Nấm kẽ chân)

Nướng khế xanh rồi cắt lát dầy đắp vào vết thương (không nóng hay nguội quá), ngày 2 lần (Phải đắp 1 lần trước khi đi ngủ). Chú ý phải rửa chân sạch bằng nước muối 1% trước khi đắp khế.

6.Chữa viêm bàng quang cấp (đái rắt, đái buốt thậm chí đái ra máu).

-Lá khế  tươi 40 – 50g

-Râu ngô hoặc rế cỏ tranh hoặc mã đề tươi hoặc khô (Nếu tươi 200g, Khô: 400g) sắc uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này uống sau 2-3 lần đã có tác dụng.

7. Chữa bí đái:

- Khế 1 quả, tỏi 1 củ giã nhuyễn đắp vào rốn khoảng 20 phút sau có kết quả.

8. Chữa ho( khan hoặc có đờm)

Hoa khế tươi tẩm nước gừng sao nhẹ: 20g, cam thảo bắc 40g

Sắc lấy nước uống 2, 3 lần , có thể pha như trà uống dần. Nhớ uống nóng.

9. Viêm họng, rát họng.

Lá khế bánh tẻ tươi 40g, 1 chút muối

Giã nhỏ, vắt lấy nước cốt ngậm và nuốt

Hoặc có thể nhai chút lá khế với vài hạt muối cũng có tác dụng tuơng tự.

10.Cảm nắng (còn gọi là cảm thử): có triệu trứng sốt khát nước, đau đầu.

- Lá khế bánh tẻ tươi 100g

- Lá chanh tươi 40g

Rửa sạch giã vắt nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc quả khế già (chưa chín nhưng không non), nướng qua sắc nước uống.

Lưu ý: Người bị đau dạ dày đừng uống khi đói!

11.Món ăn bằng khế dùng cho người bị ung thư:

- Khế ương hoặc chín 500g, giã lấy nước, bỏ bã thêm đường đủ ngọt, đun sôi.

- Chuối, táo tây bỏ vỏ thái miếng, thêm cam (lấy tép), nho (bỏ hạt), đun nhỏ lửa thêm bột sắn dây vừa đủ, nấu ăn ngày 1-2 lần. Ăn khi còn ấm. Có tác dụng hỗ trợ khi bệnh nhân ung thư bị sốt hoặc giảm được tác dụng phụ trong lúc hóa trị liệu…

Dù ở thành phố hay nông thôn, các bà mẹ ông bố hãy trồng vài gốc khế, vừa đẹp vừa có thể giúp bạn khi cần.

 

Sử dụng khế trong ẩm thực

Vị chua trong ẩm thực miền Trung thường chú trọng vào các nguyên liệu như khế, cà chua, tai chua, nhút mít, măng chua, dưa cải, cà pháo muối… Nồi canh chua nơi này thường được sử dụng nguyên liệu chính là các loại hải sản. Trong tô canh chua, còn được thêm vị chan chát của rau răm hoặc trái vả, mang đến vị chua-chát rất đặc biệt. Vị chát này có tác dụng làm trung hòa vị chua và giảm mùi tanh hải sản.

Canh tép nấu khế
 

Nguyên liệu

Tép bạc tươi: 300g
Khế chua: 3 quả
1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê hành tím băm, 500ml nước dùng cá, 50g rau răm, 1 thìa súp dầu ăn



Cách làm

- Tép rửa sạch, ngắt bỏ phần râu. Khế chua rửa sạch, cắt bỏ mép, xắt lát vừa ăn

- Rau răm nhặt bỏ gốc, lấy phần lá, rửa sạch, xắt nhỏ

- Cho dầu ăn và chảo phi thơm hành tím băm trút nước dùng vào đun sôi, cho khế vào nấu cho ra vị chua, đổ tôm vào, nêm nếm hạt nêm, muối đường, bột ngọt cho vừa miệng, đun sôi lại lần nữa. Cho rau răm vào. Tắt bếp.

Nhắc đến vị chua của người miền Bắc, người ta thường nói đến món bún riêu cua, bún ốc, riêu cá… Món ăn này, giờ đây, khá phổ biến ở cả ba miền nhưng với người miền Bắc, đặc trưng của vị chua rất tự nhiên từ những gia vị được lên men như cơm mẻ, giấm bỗng hay các loại trái như chanh cốm, trái sấu, quả dọc…



Bún riêu cua

Nguyên liệu

Cua đồng: 500g
Cà chua: 2 trái
1 miếng đậu hũ, 50g trái sấu, 400g bún tươi; Muối, hạt nêm, ớt xay, hành tím băm, mắm tôm; Rau muống, rau chuối bào, húng quế, kinh giới, giá, hành ngò, dầu ăn




 
 


Cách làm

- Cua ngâm nước gạo 1 đến 2 giờ cho nhả hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua để riêng. Dùng muỗng nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ mai cua, cho vào khoảng 1,5 lít nước lạnh, lọc kỹ cho phần xác cua trong là được

- Cà chua xắt múi cau. Đậu hũ xắt miếng vuông, chiên vàng. Trái sấu giã giập, nấu với khoảng 100ml nước, lọc lấy nước chua. Các loại rau rửa sạch

- Phi thơm hành tím băm với dầu ăn, cho gạch cua vào xào. Trút ra, cho cà chua vào xào chín mềm. Bắc nồi nước cua xay lên bếp, cho vào khoảng 1 thìa cà phê mắm tôm, đun nhỏ lửa cho cua kết riêu. Nhẹ tay trút phần cà chua, gạch cua vào, không khuấy, nêm muối, hạt nêm, nước chua vừa ăn. Tắt bếp

- Cho bún, đậu hũ, giá vào tô, chan nước cua lên, cho hành, ngò, ớt vào. Ăn kèm các loại rau, mắm tôm.

Với người miền Nam, món canh chua khá thông dụng và phổ biến. Vị chua trong ẩm thực Nam Bộ thường được lấy từ các loại như trái bần, trái giác, chùm ruột, me, lá giang… Vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú nên canh chua miền Tây Nam Bộ thường nấu với rất nhiều loại cá, tôm… - những sản vật miền sông nước. Nồi canh chua nơi đây thường cho thêm đường, thiếu nó nồi canh không nên chất được… Cá khi ăn được gắp ra, ăn kèm nước mắm mặn giằm ớt cay.


Canh chua cá rô bông súng

Nguyên liệu

Cá rô đồng: 400g
Bông súng: 300g
10g ớt cay, 80g trái bần chín, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa súp đường, 1 thìa súp hạt nêm, ½ chén nước mắm ngon, 600ml nước dùng; Ngò gai, ngò om, lá quế

Cách làm

- Cá rô đồng làm sạch vảy, cho muối vào trà cho bớt nhớt, xả lại bằng nước lạnh, để ráo nước

- Bông súng tước xơ, thái khúc ngắn vừa ăn

- Ớt sừng xắt lát. Trái bần cho khoảng ½ chén nước, lọc lấy nước cốt

- Ngò gai, ngò om, lá quế nhặt bỏ lá úa, rửa sạch, vẩy ráo nước

- Cho nước dùng vào nồi đun sôi, cho cá rô vào nấu chín, cho nước cốt trái bần, ớt, cọng bông súng vào nấu sôi trở lại, nêm nếm muối, hạt nêm, đường, 1 thìa súp nước mắm, rau ngò gai, ngò om, lá quế vào. Tắt bếp

- Cho canh ra tô, dùng kèm với nước mắm ớt mặn.



(ST).

 

cho em hoi trai khe co lam tan mo bung khong?
hơn 1 tháng trước - Thích
Trai khe co lam giam can khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Trẻ em 4 tuổi làm sao chữa ?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
khế có tác nhưng vitamin gì có vitamin d không ?nó có tốt cho việc tăng chiều cao như cam và chuối khôbng
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Khe co chua benh tieu duong khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Quả khế có chữa được đau lưng không
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận