Quan hệ chăn gối

QUAN HỆ CHĂN GỐI

Định kiến trong xã hội cho rằng bộ ngực phụ nữ là biểu tượng của khả năng làm mẹ, nữ tính và tình dục. Đừng nghĩ một cách sai lầm là mất tuyến vú thì đời sống gối chăn của bạn sẽ bị đảo lộn nghiêm trọng, khiến bạn mất đi sự tự tin, cảm thấy không còn quyến rũ, bối rối và cản trở hoặc mất ham muốn tình dục. Khoảng 1/5 phụ nữ mất hứng thú gối chăn vài tháng sau khi mổ, và sau hai năm thì con số đó tăng lên thành 1/3.

Khoảng 1/4 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở mất hứng thú gối chăn sau khi giải phẫu không kể đó là phương pháp giải phẫu nào. Nếu bạn cần điều trị bổ sung thì bạn đặc biệt dễ bị tổn thương và hình như quan tâm hơn đến chuyện hình dáng bên ngoài, quan hệ lứa đôi và cảm thấy mất đi nữ tính và sự hấp dẫn.

Nếu là xạ trị, bạn có thể mất nhiều cảm giác bên ngực bị bệnh. Nếu đối với bạn bộ ngực là nguồn kích thích quan trọng thì bạn cần được giúp đỡ và tham vấn để vẫn duy trì được hứng thú như trước. Có người lo sợ bị nhiễm xạ vì ngực bị chiếu tia, thật ra không có mỗi nguy hiểm ấy đâu.

Tác động tâm lý của chẩn đoán và điều trị ung thu xảy ra vì bạn quá lo lắng đến mạng sống của mình, chuyện gối chăn chỉ là điều quan tâm sau cùng. Đối với một số cặp vợ chồng, nỗi đau buồn và lo lắng vì căn bệnh làm cho họ gắn bó với nhau hơn.

HÌNH DÁNG CƠ THỂ

Các quyết định điều trị nhiều khi lại dựa trên ý nghĩ cho rằng phụ nữ lớn tuổi hơn hay những người ngoài tuổi sinh nở không quan tâm đến chuyện bị cắt bỏ tuyến vú. Trong một công trình nghiên cứu trên 62 phụ nữ cho thấy trong số người được chọn cắt bướu có hơn phân nửa là trên 50 tuổi, và hơn 1/4 là trên 60 tuổi. Như thế chứng tỏ rằng tuổi tác không thể được coi là một tiêu chuẩn để quyết định phương thức điều trị.

Bạn có thể trở nên quan tâm hơn đến chính mình sau khi cắt bỏ tuyến vú. Một số người mặc cảm vì bị sợ nói là mình chỉ cong một bên ngực và trở nên hết sức buồn rầu, không dám giao du với ai. Hơn 1/3 bệnh nhân bị cắt bỏ tuyến vú khổ sở vì phải mang ngực giả

Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú rõ ràng có tác động rất lớn đến cảm giác của người phụ nữ về bản thân mình, không phải mọi bệnh nhân được mổ bảo toàn vú đều hài lòng với kết quả thẩm mỹ.

Một số người cảm thấy khi bác sĩ nói chỉ mổ lấy bướu là một cách nói dối, bởi vì họ hy vọng vẫn có bộ ngực cân đối. Đáng tiếc thay kỹ thuật giải phẫu cần thiết (gọi là cắt rộng tại chỗ) không phải lúc nào cũng thực hiện được những điều lý tưởng.

CHỌN ÁO NỊT NGỰC

Một khi bạn có bộ ngực giả đẹp, bạn có thể mặc được mọi kiểu áo ngực. Chỉ loại trừ kiểu hở vai rộng và kiểu hở nửa ngực. Tốt nhất nên chọn loại bằng cotton thấm mồ hôi tốt để da bạn không nóng và dính sát vào bộ phận giả.

Có nhiều loại áo nịt ngực rất hấp dẫn, có những túi đặc biệt để ôm giữ bộ phận giả, không cho nó lệch đi. Dây ôm rộng bản và dây đeo của áo nịt ngực rất quan trọng, nó cho bạn cảm giác dễ chịu và giữ được dáng đã bị thay đổi vì giải phẫu cắt bỏ tuyến vú.

CUỘC SỐNG SAU KHI ĐIỀU TRỊ

Khi quá trình điều trị hoàn tất, không có nghĩa là mọi rắc rối lo âu đã hoàn toàn chấm dứt. Bạn cần theo dõi thật chặt chẽ để phát hiện các biến chứng và để kiểm tra xem bệnh có bị tái phát không. Bị cắt bỏ tuyến vú nghĩa là có nhiều việc cần điều chỉnh: bạn phải dùng ngực giả và phải tập thể dục cho cơ tay khoẻ nên. Và rồi bạn cũng phải học cách chấp nhận dáng vẻ mới của cơ thể mình. Ngay khi điều trị hoàn tất, bạn cũng gặp những khó khăn về mặt tâm lý. Sau nhiều tháng được chăm sóc y tế, bạn có thể cảm thấy cô độc và sợ hãi, đặc biệt khi không có điều gì bảo đảm sẽ khỏi hẳn bệnh. Đây là giai đoạn mà mạng lưới chăm sóc sức khoẻ như hội chữ thập đỏ địa phương phát huy tác dụng.

(St)