Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách nhất
Cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch đúng cách nhất
Tập điều khiển bàn tay bé sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng tại nhà, đúng cách
Cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng: không được chủ quan
Dùng quạt sưởi sai cách, bé sẽ bị khô mũi, khô miệng, nẻ mặt và khó thở...Cùng tham khảo một số cách dùng quạt sưởi cho bé cũng như cách giữ ấm cho bé trong những ngày đông lạnh giá nhé!
Mùa đông năm nay có nhiều gia đình sử dụng đến quạt sưởi để giữ ấm cho bé. Nhưng để sử dụng nó an toàn thì không đơn giản. Hệ luỵ nó gây ra là làm cho bé khô mũi, khô miệng, nẻ mặt, khó thở…
Vậy làm thế nào để có thể sử dụng quạt sưởi an toàn đúng cách và luôn giữa ấm được cho em bé. Chúng tôi xin gửi tới các bạn 1 số lưu ý khi sử dụng quạt sưởi.
Bật quạt sưởi trong phòng khoảng 10 phút khi chuẩn bị giường cho bé ngủ.
Không đặt quạt sưởi chiếu trực tiếp vào người bé. Nên để cách xa giường khoảng 3m.
Dùng chiếc gối làm lá chắn ánh sáng ở phía trên đầu bé nếu như đặt quạt ở phía đầu giường ngủ.
Dùng quạt sưởi sai cách, bé sẽ bị khô mũi, khô miệng, nẻ mặt và khó thở... (Ảnh minh họa).
Không bật – tắt đột ngột quạt sưởi. Không để ở mức sưởi lớn nhất, nên để ở mức trung bình.
Khi bé ngủ được khoảng 2 tiếng thì mở hé cửa, độ rộng khoảng 1 gang tay. Điều này rất cần thiết vì quạt sưởi hoạt động sẽ đốt hết ôxi trong phòng. Nếu không mở hé cửa bé sẽ thiếu không khí để thở, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Khoảng 2 tiếng mẹ nhỏ nước mũi cho bé lần. Dù để hé cửa bé sẽ vẫn bị khô mũi.
Trước khi ngủ mẹ nên bôi kem chống nẻ cho bé (bôi lượt mỏng). Và tiếp tục bôi 1 lần nữa vào ban đêm. Quạt sưởi sẽ làm cho da của bé khô và gây nẻ.
Thỉnh thoảng mẹ phải kiểm tra xem bé có bị nóng quá không, bằng cách sờ vào gáy bé. Nếu gáy ướt vì ra nhiều mồ hôi thì nên bỏ bớt chăn. Mình thường dùng 1 chiếc khăn sữa đặt trên mặt gối, khi khăn bị ướt mồ hôi của bé thì mình thay cái khăn khác. Khăn ướt tiếp xúc với bé lâu sẽ dễ gây cảm lạnh.
"Bật mí" cho mẹ cách chăm con ngày lạnh
Khi thời tiết bắt đầu bước vào mùa lạnh, trẻ rất dễ mắc những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp và da. Chăm sóc trẻ kỹ lưỡng là việc làm cần thiết và quan trọng của cha mẹ.
Bảo vệ mũi của bé
Ở nước ta, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu thường rất hanh khô và lạnh, các chất nhầy trong mũi bé càng dày lên và khó di chuyển. Chất nhầy chính là “tuyến phòng thủ” đầu tiên giúp bé chống lại sự xâm nhập của vi trùng vào mũi.
Do đó, để đường thở của bé được thông thoáng, nên nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ hàng ngày (1 – 2 lần/ ngày). Nếu trẻ bị nghẹt mũi hay chảy nhiều nước mũi, có thể nhỏ 3 – 4 lần/ ngày và hút mũi. Mũi sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp bé bảo vệ cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh khi mùa lạnh về.
Chăm sóc tai
Nhiễm trùng tai thường đi kèm với các nhiễm trùng do virus, vi khuẩn thông thường. Vì thế phải để ý khi bị sổ mũi, ho có bị sốt hay đau tai không. Cha mẹ có thể phát hiện một phần qua dấu hiệu trẻ hay quấy khóc ban đêm, nước mũi của bé đặc quánh hơn bình thường, không muốn ăn hay tai chảy nước. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nên cho bé đi khám ngay để phòng ngừa, nếu mắc bệnh còn kịp thời chữa trị.
Giữ vệ sinh cho trẻ
Trung bình trẻ dưới 5 tuổi thường bị bệnh khoảng 10 lần/ năm và đa số rơi vào mùa lạnh, không thể không kể đến việc giữ vệ sinh cho bé thật tốt.
- Thường xuyên rửa tay cho con bằng xà phòng sau khi nghịch, chơi đồ chơi, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Giữ cho trẻ trong môi trường trong lành, không thuốc lá, không khói bụi. Đặc biệt là môi trường ngủ của bé, nếu cho bé ngủ điều hòa hay dùng quạt sưởi thì nên đặt thêm máy làm ẩm không khí hoặc hơi nước ấm dạng sương, giúp bé hít thở không khí trong sạch hơn khi ngủ.
- Giữ ẩm cho bé trong mùa lạnh là việc không thể thiếu.
- Điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho bé, một chút ánh sáng và không khí trong lành sẽ có lợi cho sức khỏe của bé.
Chăm sóc da của bé
Mỗi khi thay đổi thời tiết, da thường dễ bị nứt nẻ, khô ráp và dễ bong tróc. Vì vậy, chăm sóc trẻ mùa lạnh không thể coi thường việc chăm sóc da cho trẻ.
- Mùa đông lạnh nên tắm cho trẻ từng phần, trong phòng ấm và kín gió.
- Nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, đảm bảo không quá nóng, không quá lạnh. Quan trọng nhất phải tắm cho bé nhanh, dù là nước ấm cũng không thể ngâm bé quá lâu trong nước.
- Không nên lạm dụng các loại xà phòng tắm cho bé. Mùa lạnh, nên dùng một chút muối tinh và chanh tương vắt vào nước ấm để giữ nhiệt, giúp bé tránh cảm lạnh hay sốt.
- Nên lau nhẹ nhàng cho bé bằng khăn bông mềm sau khi tắm, không chà xát, kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là nơi đã bị hăm, nứt.
- Cắt mòng tay thường xuyên cho bé để ngăn ngừa kích ứng từ việc gãi, xước…
Chăm sóc hệ thống miễn dịch
Dù có cố gắng giữ cho vi trùng không chạm vào cơ thể bé, bằng cách nào đó chúng vẫn tìm được cách xâm nhập. Vì thế, “chiến tuyến” tiếp theo chính là tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ tốt hơn để chống lại các vi trùng. Tiêm chủng là điều mà các phụ huynh cần làm nhất cho sức khỏe của con em mình. Cho con bú sữa mẹ đến chừng nào có thể, vì trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm trùng tai và đường hô hấp trên, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé
- Phải cho trẻ ăn đủ năng lượng, ăn đủ bữa (5 – 8 bữa/ ngày tùy tuổi) và đủ các chất dinh dưỡng (đa dạng thực phẩm, thay đổi món thường xuyên, không kiêng cữ, ăn cả xác chứ không chỉ uống nước hầm xương, nước luộc…)
- Ngoài các chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu hũ… chất xơ như rau xanh và trái cây tươi cần tăng cường các loại chất béo như mỡ, dầu mè, dầu đậu nành. Có thể thêm một muỗng mỡ hoặc dầu thực vật vào thức ăn đang nấu của trẻ; hay thay vì luộc, nấu thức ăn, nên chế biến với dầu, mỡ.
- Nên cho trẻ ăn lúc thức ăn còn nóng. Lúc này, thức ăn còn giữ nhiều chất dinh dưỡng, tăng nhiệt lượng cho cơ thể, an toàn về vấn đề vệ sinh thực phẩm.
- Bên cạnh đó, thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cá hồi chứa nhiều Omega-3, rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C như đu đủ, súp lơ, dâu tây hay sữa chua. Mùa đông nên tăng cường cho trẻ ăn sữa chua trộn với trái cây đánh nhuyễn và ăn thêm rau.
Cách dùng quạt sưởi mà không khô da
Rất nhiều độc giả đã viết mail về tòa soạn báo Đất Việt hỏi cách sử dụng quạt sưởi mà không bị khô da.
- Vào mùa đông, nhà tôi rất hay dùng quạt sưởi để làm ấm. Nhất là dùng để sưởi ấm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi dùng loại quạt sưởi này da thường bị khô, nứt nẻ. Xin cho biết cách làm thế nào để vẫn dùng quạt sưởi nhưng da không bị khô? Hoàng Linh (Giang Văn Minh, Hà Nội).
Chú thích ảnh: Quạt sưởi nhiệt khiến trẻ dễ bị da bị khô, nẻ
Quạt sưởi nhiệt sẽ giúp nhiệt độ phòng ấm lên so với nhiệt độ không khí làm cho độ ẩm tương đối vốn đã thấp trong mùa đông lại càng giảm xuống thấp hơn, từ đó gây nên hiện tượng da bị khô, nẻ. Ngoài ra, độ ẩm thấp quá gây nên tình trạng các niêm mạc của cơ quan hô hấp bị căng, nứt, nẻ, dễ bị rách và chảy máu, khó chịu...
Hiện tượng này dễ nhận thấy nhất ở trẻ nhỏ do da trẻ còn non, mỏng, dễ bị căng nứt nẻ. Quạt sưởi truyền nhiệt đến cơ thể bằng bức xạ hồng ngoại, cho ta cảm giác ấm nhanh, trên thực tế là tiết kiệm điện hơn so với loại chạy điện qua dầu vì không phải sưởi cho toàn bộ căn phòng, nhưng hiệu ứng làm khô da cũng vì vậy mà lớn hơn.
Để khắc phục tình trạng này bạn có thể tạo ẩm thêm cho căn phòng bằng cách đặt một chậu nước sạch, phơi khăn ẩm... trong phòng. Hơi nước từ đây sẽ giúp căn phòng điều hoà được độ ẩm. Có thể tạo độ ẩm nhanh bằng cách đun nước sôi và để cho hơi nước xả vào phòng. Ở nước ngoài có một số loại máy phun ẩm gia dụng.
Ngoài ra có thể khắc phục thêm bằng cách thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, chống nẻ cho da và uống nhiều nước để tránh da khô, thiếu nước của cơ thể. Đối với phòng dùng quạt sưởi, cần kín gió để tránh mất nhiệt nhưng vẫn phải đảm bảo không khí được lưu thông, tránh hiện tượng phòng quá ngột ngạt, thiếu không khí. Khi mua máy sưởi bạn có thể chọn mua máy có bình nước tạo ẩm treo ngay bên cạnh khá tiện lợi.
Cách giữ ấm cho bé trong mùa giá rét
Giữ ấm cho bé sơ sinh là rất quan trọng, nhưng nếu bé bị ủ ấm thái quá sẽ gặp phải nguy cơ đột tử cao trong lúc ngủ. Giữ ấm cho béthế nào cho đúng? Một vài lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn!
1. Với những bé sinh đủ ngày, đủ tháng và sức khỏe bình thường
Sau khi sinh, nên cho cho bé nằm chung với mẹ ngay, để bé có thể cảm nhận được hơi ấm và tình yêu của mẹ.
Chú ý giữ ấm các điểm quan trọng dễ bị nhiễm lạnh nhất trên cơ thể bé: lòng bàn chân, tay, chỏm đầu (thóp) và phổi. Để làm tốt việc này, trong những tuần đầu sau khi sinh, bạn cần đội mũ và đi tất tay, tất chân cho bé.
Chú ý gữ ấm cho bé nhưng cũng đừng ủ kỹ quá, khiến bé bị ngạt
Sau khi cho bé đi tiêu, tiểu, bạn cần thay tã lót ngay để bé không bị ướt, bị nhiễm lạnh.
Cho bé ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Đối với những bé sơ sinh đẻ đủ tháng nên để nhiệt độ trong phòng từ 22-24 độ C. Đối với những trẻ đẻ thiếu tháng, nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức 24-26 độ C.
Khi cho bé ra ngoài, cần cho bé mặc đủ ấm, đặc biệt lưu ý giữ ấm vùng thóp đầu, và gan bàn chân bé. Khi vào trong phòng ấm, bạn nhớ cởi bớt đồ cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi sẽ dễ bị nhiễm lạnh.
Trong đêm lạnh, nên đắp thêm chăn cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, có thể gây khó thở.
Tắm nắng cho bé vào lúc nắng sớm ấm áp (khoảng 9-10 giờ sáng vào ngày thường và 10-11 giờ vào những ngày đông) và nên sử dụng quạt sưởi nếu trời lạnh.
Nhiều bà mẹ sợ bé bị lạnh nên ôm ấp con thường xuyên kể cả khi đi ngủ. Làm như vậy không tốt bởi cơ hội truyền nhiễm vi khuẩn cho bé thông qua đường hô hấp hay tiếp xúc ngoài da rất cao. Đó là chưa kể đến trường hợp, mẹ ngủ say có thể dùng tay hay chăn bịt kín Mũi của trẻ dẫn đến bị ngạt thậm chí tử vong.
2. Với những bé sinh non hoặc có vấn để về sức khỏe
Những em bé này thường có sức đề kháng yếu, nên bên cạnh việc giữ ấm như các bé bình thường; bé thiếu tháng, bé yếu cần được chăm sóc đặc biệt để sớm thích nghi với môi trường bên ngoài.
Một phương pháp giữ ấm đơn giản, nhưng hiệu quả được các bác sĩ khuyến khích là giữ ấm cho bé bằng phương pháp Kangaroo.
Phương pháp Kangaroo là gì?
Phương pháp Kangaroo còn gọi là phương pháp chuột túi hay da kề da là cách ôm giữ sát trẻ vào ngực trong làn áo của người ôm trẻ sao cho có sự tiếp xúc da kề da giữa trẻ và người giữ trẻ. Mang tên Kangaroo vì phương pháp này giống như cách một con chuột túi mẹ giữ con, vừa để dùng hơi ấm của mình giữ ấm con vừa để bảo vệ con. Phương pháp này giúp trẻ mới ra đời vẫn giữ được sự mật thiết với cơ thể mẹ. Bố cũng có thể thực hiện phương pháp này nhưng tốt hơn nên để mẹ thực hiện vì mẹ cũng có thể đồng thời cho con bú.
Những lợi ích của phương pháp chuột túi
Đối với mẹ: phương pháp chuột túi duy trì mối quan hệ tình cảm mẹ con gắn bó như lúc còn trong bụng mẹ. Nhờ đó xây dựng niềm tin về khả năng chăm sóc trẻ của mẹ. Điều này làm tăng lượng sữa mẹ lên gấp hai lần giúp các bà mẹ có nhiều sữa hơn và cho con bú tốt hơn.
Đối với con: hơi ấm của mẹ truyền qua con giúp ổn định nhiệt độ cơ thể trẻ, sự âu yếm của mẹ giúp trẻ an tâm. Ngoài ra nhịp tim, nhịp thở của mẹ cũng giúp trẻ ổn định nhịp thở và nhịp tim vốn rất dễ rối loạn thường gây nên những cơn ngừng thở, suy hô hấp phải xử trí cấp cứu.
Về tâm lý, sự gần gũi của mẹ giúp trẻ vơi đi nỗi lo lắng, sợ hãi ở môi trường bên ngoài, tạo nên giấc ngủ dài hơn, trẻ ít khóc hơn. Những điều này vừa giúp trẻ tăng cân vừa làm sâu đậm tình cảm mẹ con.
Phương pháp cũng có tác dụng tích cực trên sức khỏe của trẻ, giúp trẻ ít bị nhiễm trùng bệnh viện, ít bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các nghiên cứu cũng cho kết quả có nhiều hứa hẹn trong điều trị cơn khóc dạ đề cũng như tác dụng tích cực trên sự phát triển vận động của trẻ.
Các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp chuột túi như thế nào và trong bao lâu?
Việc áp dụng phương pháp chuột túi sau sinh càng sớm càng tốt, Mỗi trẻ sơ sinh đều có những điểm khác nhau nên bắt đầu một cách nhẹ nhàng, thường từ một đến hai lần trong ngày, ấp bé vào ngực mỗi lần ba mươi phút, thay đổi tư thế cho bé bú rồi lại ấp bé vào ngực. Sau đó có thể kéo dài đến vài giờ, thực hiện hai đến ba lần trong ngày.
Khi thực hiện phương pháp này các bà mẹ nhận biết bé khỏe bằng cách sờ tay chân bé thấy luôn ấm áp và trẻ cũng có cùng nhịp thở và nhịp tim với mẹ.
Thời gian thích nghi về nhiệt độ của trẻ sơ sinh là từ ba tuần đến một tháng. Do vậy các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp này trong khoảng thời gian trên hoặc cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định, lúc này trẻ sẽ tự rời mẹ ra.
Cách lựa chọn và sử dụng máy sưởi- lò sưởi- quạt sưởi- máy sưởi dầu một cách an toàn và tiết kiệm điện năng
Trời lạnh, nhiều gia đình đã mua máy sưởi- lò sưởi- quạt sưởi- máy sưởi dầu...để sưởi ấm. Nhưng nếu không biết dùng đúng cách, các thiết bị này có thể nguy hiểm và tốn nhiều điện năng. Tiến sĩ Nguyễn Nguyên An, Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật nhiệt, Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra những lời khuyên để lựa chọn và sử dụng các thiết bị sưởi ấm một cách an toàn và tiết kiệm điện năng
Sau đây là một số điều cần lưu ý trong cách lựa chọn máy sưởi, lò sưởi, quạt sưởi, máy sưởi dầu.
1. Máy sưởi
Hãy chọn mua cho gia đình loại máy sưởi có nhãn mác, xuất xứ của nhà sản xuất có uy tín như Saiko (Nhật Bản), Tiross (Ba Lan)... Các loại máy này luôn có dấu chứng nhận an toàn của nhà sản xuất ngay trên thân máy. Ngoài ra, sản phẩm máy sưởi chất lượng cao thường có một công tắc tự động tắt khi máy bị rơi hoặc bị đổ mạnh. Đây là tiêu chuẩn cần thiết nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ.
Chọn loại máy có nhãn mác tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để tiết kiệm điện hàng tháng cho cả gia đình. Sau khi lựa chọn được sản phẩm ưng ý, hãy lưu ý đến cách sử dụng của máy bởi nếu dùng không đúng cách, máy sưởi cũng có thể đem đến cho bạn những rắc rối nhất định.
2. Lò sưởi
Chỉ nên dùng lò sưởi đã được thử nghiệm và xác nhận của cơ quan chức năng, với những tiêu chuẩn an toàn mới nhất.
Đặt lò sưởi điện trên một bề mặt cứng, không dễ cháy. Tuyệt đối không đặt lò sưởi trên thảm, gần giường hoặc màn cửa. Để lò sưởi cách xa giường, màn cửa, đồ nội thất và các vật liệu dễ cháy ít nhất là 1 mét.
Mở các cửa trong nhà cho thoáng nếu bạn sử dụng lò sưởi chạy bằng nhiên liệu. Hãy chắc chắn rằng lò sưởi của bạn có hệ thống tự động tắt nếu hàm lượng oxy trong không khí giảm quá thấp. Sức nóng từ lò sưởi có thể làm cạn kiệt nguồn oxy, gây nguy hại đến sức khoẻ và tính mạng của bạn và các thành viên trong gia đình.
Tuyệt đối không để lò sưởi ở gần khi ngủ. Tuyệt đối không để trẻ em và vật nuôi chơi gần lò sưởi .
Tắt máy sưởi dầu ngay khi bạn không có mặt ở đó.
Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng thiết bị báo cháy, hoặc chuông báo khí carbon ở mỗi tầng trong khu vực nhà bạn.
Kiểm tra lò sưởi thường xuyên để đảm bảo nó luôn hoạt động tốt.
3. Quạt sưởi
Cấu tạo đẹp mắt, tương tự như một chiếc quạt mát dùng trong mùa hè nhưng lại tỏa ra hơi nóng ấm áp. Quạt sưởi này cũng có nhiều loại trên thị trường, nếu là sản phẩm của Hàn Quốc, Ba Lan thì sử dụng nhiệt tỏa ra dưới dạng ánh sáng tia viễn hồng ngoại cùng với gương phản xạ nhiệt hình cầu, tăng tối đa khả năng bức xạ nhiệt lên đến trên 90%. Sản phẩm này được cho là có khả năng làm đẹp da, giúp tăng cường sức khỏe mà lại tiết kiệm điện tới 40% điện năng so với các loại quạt sưởi khác.
Các loại quạt sưởi của Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia,... (khoảng trên 500 nghìn đồng) thì vẫn sử dụng bóng đèn halogen là nguồn tạo nhiệt chính và cánh quạt quay làm tản hơi nóng ra xung quanh làm tăng diện tích làm nóng. Sử dụng quạt sưởi khá an toàn cho gia đình có người già và trẻ nhỏ bởi khả năng điều chỉnh quạt cao thấp và sẽ tự động ngừng làm việc khi quạt bị đổ.
4. Máy sưởi dầu
Trong số các loại máy sưởi phổ biến hiện nay, máy sưởi dầu được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Vì ngoài chức năng sưởi ấm, máy sưởi này còn có thể thay thế chiếc bàn là nhanh chóng xấy khô quần áo,nóng lâu, không khô da và cực an toàn
Đây là thiết bị cung cấp nhiệt đồng đều, rộng khắp trong phòng, với nhiệt độ không quá cao. Tuy nhiên, nó lại tiêu tốn điện năng lớn. Mặt khác, nếu mua thiết bị không tốt, thì chính chất sơn phủ bề mặt thiết bị này, khi bị làm nóng, lại sinh ra khí độc. Vì vậy, người tiêu dùng cần chọn sản phẩm có chất sơn phủ an toàn với nhiệt độ cao. Các loại máy sưởi dầu rất được ưa chuộng hiện nay như
Các loại máy sưởi dầu rất được ưa chuộng bởi ngoài chức năng sưởi ấm, máy sưởi dầu còn có thể sấy khô quần áo, nóng lâu, không khô da và cực an toàn
Làm gì khi trẻ không bú mẹ?
Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua
Cách cho bé bú bình
Lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ
Cách bảo quản sữa mẹ
Cách tắm cho trẻ sơ sinh thế nào
Bổ sung canxi cho trẻ
(st)