Rạch tầng sinh môn khi sinh

Giảm đau sau rạch tầng sinh môn.

Cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp khi sinh thường. Khu vực giữa âm đạo và hậu môn (gọi là đáy chậu) có thể bị bác sĩ rạch để hỗ trợ chuyển dạ thành công.

Sau khi sinh thường, khu vực bị rạch trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu. Nó có thể gây đau khi bạn ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi. Để làm giảm sưng, đau hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn, bạn có thể thử vài gợi ý sau:

- Đá lạnh: Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh, chườm một túi nước đá vào khu vực sinh môn có thể làm giảm sưng, đau.

  - Nước ấm: Vệ sinh bằng nước ấm sau khi đi tiểu giúp ngăn ngừa đau nhức sinh môn. Hoặc bệnh viện có thể cung cấp một dụng cụ có đầu phun, giúp bạn làm sạch tầng sinh môn.

- Kem hoặc thuốc mỡ gây tê: Có tác dụng tạm thời làm tê liệt vùng bị đau.

- Nghỉ ngơi: Nằm nghiêng tốt hơn vì có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn. Cố gắng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Ngồi trên một chiếc gối mềm mại cũng rất có ích cho bạn.

- Bài tập Kegel: Thực hiện bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc bạn đang cố nín tiểu. 10 giây sau đó, thả lỏng. Cố gắng lặp lại 20 lần và bạn có thể luyện tập bất kỳ chỗ nào.

- Sạch sẽ: Giữ cho vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo bằng cách dùng giấy sạch (hoặc gạc) vỗ nhẹ, chứ không chà xát. Càng nhẹ nhàng càng tốt vì nó sẽ làm vùng sinh môn ít bị tổn thương. Nếu bạn đang phải “đóng bỉm”, nên thay bỉm thường xuyên, ít nhất 4 tiếng một lần, cố gắng không chạm tay vào vùng sinh môn khi thay bỉm.

- Quần áo thoải mái: Tránh quần áo chật và đồ lót chật, vì chúng có thể gây ma sát, làm kích thích vết thương.

- Chế độ ăn uống giàu chất xơ: Nên ăn nhiều đồ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước để đảm bảo ruột mềm, đi tiêu đầy đủ.   Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đi khám:

- Dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, đau, sưng đỏ; ra dịch hôi hoặc chảy máu ở tầng sinh môn.

- Mất kiểm soát đường tiểu hoặc ruột.
  

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh.

Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, chiều dài khoảng 3-5 cm. Việc sử dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn là để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi xuất hiện các dấu hiệu sinh khó vì hẹp xương chậu, thai quá lớn, sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn, có dấu hiệu suy thai hay bé sinh ngôi mông, sinh non hoặc có đầu quá lớn.

Vệ sinh

- Nếu bạn còn ở bệnh viện, y tá sẽ rửa cho bạn bằng nước đun sôi pha cồn diệt khuẩn và bôi thêm dung dịch sát khuẩn vào vết khâu để chóng liền sẹo.

- Khi về nhà, hãy giữ cho khu vực khâu sạch sẽ khô ráo. Bạn có thể tự rửa vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi...

- Nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín.

- Bạn cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ.

- Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày.

- Sau khi vệ sinh nên lau khô bằng khăn mềm.

- Hãy đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu và luôn thay băng thường xuyên.

- Điều quan trọng là chăm sóc và giữ cho vùng khâu sạch sẽ để nó mau liền và không gặp sự cố nào, ví dụ như nhiễm trùng.

Khi đi tiểu

Nếu đi tiểu trong khi tắm nên dội nước ấm từ từ vào vùng kín sẽ giúp chị em đỡ xót và buốt.

Sau khi đi tiểu lau khô bằng khăn mềm, không sử dụng máy sấy tóc để làm khô nước dư thừa vì có thể lây nhiễm cho các vết thương.

Bạn có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Riêng việc đại tiện có thể trì hoãn được vài ngày sau sinh nên không đáng ngại lắm.

Lựa chọn quần lót

Bạn nên mặc đồ lót thoáng và sạch, quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái với eo cao.

Đi lại 

- Hãy thoải mái, giảm thiểu tối đa các cử động mạnh.

- Khi phải đi lại, cố gắng đi nhẹ nhàng. Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.

Ăn uống

Liên tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, nhiều thức ăn nhuận tràng và và giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón. Khi bị táo bón, bạn phải rặn mạnh, có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành.

Quan hệ vợ chồng

Rạch tầng sinh môn có thể khiến bạn mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao, rò âm đạo - hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ… Do đó, nên kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi sản phụ liền sẹo, không còn đau.

Vợ chồng nên thiết lập lại "quan hệ" một cách dần dần, đôi khi đây là một việc khó khăn nhưng cần kiên trì và hỗ trợ lẫn nhau.

Chồng nên thông cảm và động viên vợ bởi vì ngoài việc chăm sóc thể chất thì liệu pháp tinh thần cũng rất quan trọng.

Lưu ý

Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 - 3 tuần, phục hồi cảm giác bình thường. Sau khi sinh khoảng 10 ngày âm hộ có thể ra khí hư, khoảng vài ngày sẽ hết. Vết khâu mất khoảng từ 2 - 4 tuần để liền da nhưng cơ địa của mỗi người một khác nên bạn có thể thấy nó kéo dài hơn. Các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này có thể mất từ 2 - 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, kinh nhiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nếu bạn thấy các vết khâu chặt cứng lên hoặc nếu cơn đau kéo dài có thể là do nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt, hãy nói cho bác sĩ của bạn biết càng sớm càng tốt để họ có thể đảm bảo vết khâu của bạn không có vấn đề gì.

Cắt tầng sinh môn khi sinh.

Trong cơ thể, vùng đáy chậu hay tầng sinh môn là bộ phận ít được biết đến nhưng rất quan trọng trong lúc sinh đẻ và nhạy cảm trong quan hệ tình dục. Thai phụ khi sinh, những nếp nhăn niêm mạc ở lớp trong âm đạo mở ra hoàn toàn, lớp cơ ở giữa rất căng để cho thai nhi dễ ra khỏi tử cung, thông qua âm đạo. Nhưng trên thực tế, khi đầu thai chuẩn bị ra ngoài, nếu không có sự giúp đỡ của bác sĩ trợ sản bảo vệ tầng sinh môn thì thai phụ rất dễ bị rách tầng sinh môn khi sinh.

Vì sao phải cắt tầng sinh môn?

Về thẩm mỹ: Trong quá trình rặn đẻ, nếu tầng sinh môn không đủ giãn để bé chui ra thì sẽ bị rách. Vết rách sẽ ngoằn ngoèo và rất xấu so với vết cắt can thiệp là 1 đường thẳng. Vết rách dù được khâu kỹ vẫn có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ và lần sinh sau có thể bị rách nứt ngay vết sẹo cũ.

Về sức khỏe: Vết rách có thể ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu, làm tầng sinh môn bị nhão về sau. Khi đó, tầng sinh môn mất khả năng co hồi lại như bình thường, dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.

Thời điểm cắt là lúc sản phụ đang có cơn gò tử cung, tức là đang đau rặn, nên cái đau do vết cắt sẽ bị lấp đi trong cái đau của cơn gò. Thực chất, cắt tầng sinh môn là để bảo vệ cho sản phụ chứ không phải làm cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ đỡ đẻ dễ hơn như vài sản phụ lầm tưởng.

Những trường hợp nào cần cắt tầng sinh môn?

- Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp hoặc tầng sinh môn bị sưng phù… có thể khiến cho thai nhi sinh ra khó khăn, nguy cơ bị rách tầng sinh môn nghiêm trọng.

- Thai nhi khá lớn, vị trí đầu thai không chuẩn, đầu thai nhi bị kẹp ở tầng sinh môn.

- Những sản phụ trên 35 tuổi, thường mắc phải những bệnh nguy hiểm cao trong thời kì mang thai như tim, hội chứng cao huyết áp khi mang thai… Để giảm bớt sự tiêu hao thể lực của sản phụ, rút ngắn quá trình sinh sản, giảm bớt những nguy hiểm của việc sinh đẻ đối với người mẹ và trẻ, khi đầu của thai nhi hạ đến tầng sinh môn nên tiến hành mổ cắt tầng sinh môn.

- Miệng tử cung đã mở hết, đầu thai khá thấp, nhưng thai nhi có hiện tượng thiếu oxy, nhịp tim của thai nhi không đều, có những biến đổi khác thường, nước ối có tình trạng vẩn đục hoặc có phân của thai nhi.

Cắt tầng sinh môn không phải là triệt để, nhưng tốt hơn là để bị rách tầng sinh môn
Phẫu thuật cắt tầng sinh môn là một vết thương thực thụ, dễ khâu và có thể liền sẹo trong vòng 5 - 7 ngày. Trong khi đó, nếu bạn để tầng sinh môn bị rách, các vết rách sẽ theo hình răng cưa và có thể sẽ rách rất rộng, chạm đến cơ thắt của hậu môn.

Cắt tầng sinh môn như thế nào?

Khi cái đầu của bé lấp ló ở âm đạo và âm đạo căng giãn tới mức tối đa, bạn sẽ được gây tê tại chỗ ở vùng sàn khung chậu. Khi cơn co thắt lên tới đỉnh cao, một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên. Có những trường hợp không đủ thời gian để chích thuốc tê, nhưng bạn cũng không cảm thấy đau do các mô căng đã bị tê tự nhiên.

Sau đó, sẽ mất một ít thời gian để bạn được khâu lại các lớp da và cơ bắp (hoặc âm hộ nếu bị rách). Lúc này, có thể bạn sẽ cần thuốc tê nếu thấy đau. Thông thường, lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần, còn lớp da được khâu bằng chỉ nilon (cắt chỉ sau 5 - 7 ngày). Việc tháo chỉ sẽ không gây đau cho bạn.

Chú ý giữ vệ sinh sau khi cắt tấng sinh môn

Tầng sinh môn phía trước gần âm đạo và phía sau gần hậu môn nên có rất nhiều vi khuẩn. Trong quá trình sinh, nếu màng thai vỡ sớm, quá trình sinh kéo dài và tầng sinh môn bị viêm, phù… sẽ làm cho việc lành miệng vết mổ ở tầng sinh môn chậm chạp.

Do đó, sau khi mổ cắt tầng sinh môn, phải duy trì vệ sinh tại chỗ, mỗi lần sau khi đi vệ sinh xong nên dùng nước rửa ngay để tránh nhiễm trùng vết thương. Bạn có thể tự rửa bằng nước đun sôi với xà phòng thơm hoặc xà phòng trung tính rồi lau khô hằng ngày. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô nhanh vết khâu. Cần lưu ý là bạn nên mặc đồ lót thoáng.

Những tác hại có thật của việc cắt tầng sinh môn

- Cắt tầng sinh môn gây mất máu tương đương, thậm chí nhiều hơn so với một ca mổ chỉ định.

- Vết cắt tầng sinh môn đau lâu và khó lành hơn so với vết rách tự nhiên.

- Sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ.

- Gây rò âm đạo - hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ.

- Sản phụ đã qua cắt tầng sinh môn sẽ bị đau đớn, khó khăn khi giao hợp cho tới ít nhất 3 tháng sau sinh.

- Đau đớn kéo dài còn ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ và việc cho con bú sau này.

Tránh cắt tầng sinh môn như thế nào?

Một số bệnh viện thường dùng thủ thuật này, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ về nguyện vọng tránh cắt tầng sinh môn nếu có thể. Để tránh khỏi phải qua những thủ thuật này hoặc bị rách âm hộ, bạn hãy:

- Sinh con ở tư thế thẳng đứng, tránh nằm ngửa. Các tư thế như ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi (có người đỡ) sẽ giúp cho bé xổ ra dễ dàng hơn.

- Học cách thư giãn các cơ sản khung chậu: Thả lỏng cơ đáy chậu, cách phình lớp mô âm đạo và đáy chậu, cách hít thở khi có các cơn gò tử cung. Những bài tập này rất đơn giản và bạn có thể tự tập tại nhà nhưng tốt nhất bạn nên đăng ký theo học một lớp tiền sản một vài tháng trước khi sinh.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn.

Rất khó nếu không chọn ‘rạch’

Hầu như các trường hợp sinh thường đều phải chọn cách rạch tầng sinh môn. Để hạn chế vết rạch sâu, thai phụ cần học cách thư giãn khi sinh và thay đổi các vị trí để quá trình chuyển dạ dễ dàng. Tham gia các khóa học tiền sản sẽ giúp ích cho bạn về vấn đề này.

Cảm giác bị đau

Hầu hết người mẹ nói rằng, họ không cảm thấy bất cứ điều gì khi được bác sĩ rạch tầng sinh môn. Các mô xung quanh âm đạo giãn ra khi chuyển dạ và vết cắt được thực hiện rất dễ dàng.

Vết rạch sau đó cần phải được khâu lại bởi bác sĩ. Bác sĩ kê chân của bạn trên giá nâng chân để việc khâu được hiệu quả. Nếu bạn không được gây tê màng cứng tại chỗ, bác sĩ có thể khâu mà không gây tê; do đó, cảm giác đau sẽ xuất hiện dữ dội. Nếu muốn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp giảm đau.

Quá trình hồi phục sau vết khâu có thể khá đau đớn.

Giảm đau

Có một số cách thức mà bạn có thể giúp mình:

- Đặt một miếng làm mát bằng gel, túi đá hoặc gói đậu đông lạnh trên những mũi khâu. Hơi lạnh làm tê và giảm sưng. "Liệu pháp lạnh" từ lâu đã được coi là một cách an toàn giảm đau.

- Hỏi bác sĩ của bạn về một loại đệm có rãnh, được thiết kế đặc biệt, giúp giảm đau lại khiến bạn thoải mái. Loại đệm này có thể thuê ở bệnh viện.


Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rất phổ biến khi sinh thường.

- Đi tắm ấm. Lau khô bằng khăn mềm sạch. Không có bằng chứng rằng, tắm với nước muối ấm giúp mũi khâu mau lành.

- Cố gắng để những mũi khâu được thoáng. Cởi bỏ quần lót và nằm nghỉ trên giường với một chiếc khăn cũ, sạch bên dưới mười phút (hoặc lâu hơn) 1-2 lần một ngày.

- Đi bộ xung quanh càng nhiều càng tốt và thực hành các bài tập cơ sàn chậu để kích thích lưu thông máu.

- Uống paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu vẫn đau, có thể do bạn bị nhiễm trùng. Hãy đi khám ngay.

Thời gian lành

Các mũi khâu có thể mất hơn 1 tháng để lành hẳn.

‘Yêu” trở lại

Một khi các mũi khâu đã lành hẳn, bạn có thể ‘yêu’ trở lại. Lần đầu tiên giao hợp sau sinh, bạn có thể cảm thấy căng và đau thắt. Cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và có thể dùng thêm dầu bôi trơn. Hãy tắm nước ấm trước khi đi ngủ và thêm thời gian cho khúc dạo đầu. Tư thế phụ nữ “ở trên” rất thích hợp vì bạn có thể kiểm soát mức độ thâm nhập hoặc thế úp thìa cũng khiến bạn dễ chịu.

Để tránh bị rạch tầng sinh môn.

Rạch tầng sinh môn là vết rạch nhằm mở rộng âm đạo, giúp quá trình sinh thường tiến triển tốt.

Trường hợp cần thiết phải rạch âm hộ

Rạch tầng sinh môn cần thiết cho những trường hợp dưới đây:

- Quá trình sinh thường khó khăn do cổ tử cung “mở” chậm.

- Đầu của bé quá lớn so với “cửa mình” của mẹ.

- Bé có nguy cơ bị ngạt.

- Cần hỗ trợ sinh bằng phương pháp kẹp forcep.

- Có trục trặc về ngôi thai và biến chứng trong thời gian sinh thường.

- Người mẹ không kiểm soát được lực đẩy.
Thực hiện

Bác sĩ sẽ rạch một đường ở đáy chậu (giữa âm đạo và hậu môn) để việc sinh thường thành công. Bác sĩ có thể hỏi người mẹ về việc có quyết định gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau trước đó hay không.

Ngăn chặn vết rạch tầng sinh môn

Sau đây là những biện pháp tránh phải rạch tầng sinh môn:

-Duy trì dinh dưỡng tốt (làn da khỏe mạnh sẽ co giãn dễ dàng).

- Luyện Kegel (bài tập cho cơ sàn chậu của bạn).

- Kiểm soát tốc độ rặn trong giai đoạn thứ 2 của chuyển dạ.

- Không nằm trên lưng trong khi rặn.

- Sử dụng các kỹ thuật xoa bóp đáy chậu.

Nhược điểm của rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn có thể gây những tác dụng phụ như: nhiễm trùng, bầm tím, sưng, chảy máu, cơn đau mau lành, có sẹo xấu...

Giảm đau sau rạch

Nếu bạn rạch tầng sinh môn thì một vài gợi ý sau có thể giúp bạn giảm đau. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin:

- Chườm gạc lạnh vào đáy chậu. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về miếng gạc lạnh đặc biệt chườm giảm đau sau rạch tầng sinh môn.

- Tắm nước ấm để vết thương mau lành.

- Dùng thuốc giảm đau, tránh nhiễm trùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Có thể dùng dầu bôi trơn cá nhân nếu bạn quan hệ vợ chồng trở lại sau thời gian kiêng cữ.
(ST)

sau khi sinh duoc 1 nam thi tang sinh mom cua em lai cang rach to hon em phai lam sao bay gio?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Em sinh xong dược 2 tháng vết khâu của em vẫn dau và xót mỗi khi di tiểu và cử dộng mạnh
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Vết may tầng sinh môn sau sinh giống như những vết may trên những vùng khác của cơ thể. Sự lành vết thương trải qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn chảy máu (hemostasis). Bắt đầu sau tổn thương và kéo dài đến 3 giờ sau. - Giai đoạn xung huyết (inflammatory). Sau giai đoạn cầm máu, kéo dài đến 3 ngày sau đó. - Giai đoạn tăng sinh (proliferation). Sau giai đoạn xung huyết, kéo dài từ ngày 3 đến ngày 21 sau tổn thương . - Giai đoạn sửa chữa (remodeling). Bắt đầu từ ngày 21, kéo dài vài tháng có thể đến 1 năm sau. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể đến khám, tùy vào tình trạng vết thương mà có thể massage cho vết sẹo mềm mại hoặc phẫu thuật lại. Phẫu thuật sửa chữa sẹo bằng cách cắt sẹo xấu và may lại. Thời điểm này có thể phẫu thuật được.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
.Em de duoc 6 thang nhung vet rach van chua khoi.cho rach van con xung va dau doi luc thay ngua.di kham bac si keu do em mau xau va khong bi lam sao.cho em hoi co phai em bi viem va dieu tri lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Bạn nên đi viện khám càng nhanh càng tốt, rất có thể bạn đã bị viêm tầng sinh môn.
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
em có thể tham khảo cách để chăm sóc vết khâu đúng cách: http://www.phununet.com/Wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Vo toi de rach tang sinh mon bi nhiem trung kem theo bi tieu lieu co nguy hiem khong xin bsi tu van cho xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Toi nam nay 35 tuoi , sinh 2 be , be lon sinh nay da 10 tuoi , khi sinh be toi bi cat tangSinh mon , ra nhieu mau , vet thuong lau lanh , sang nam sau toi co thai va sinh , toiDa nho bac si va tham my lai . Khong hieu sau 10 nam roi nay vet thuong lai bi sungLen , rat kho chiu noi vet cat , xin bac si tu van dum , xem toi phai lam sao ! Cam on Bac di nhieu lam!
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Trời, tình hình này phải đi kiểm tra ngay xem thế nào chứ còn sao nữa, chị đi kiểm tra càng sớm càng tốt nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
E sinh xong co 2thang thi bi rach mot duong khau o duoi thi co can di may lai khong a
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
khau lai tung sinh mon co anh huong gi den sinh em be sau khong a?
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào bạn! Phẫu thuật tạo hình thu nhỏ âm đạo là một tiểu phẫu rất đơn giản, chỉ thực hiện trong vòng 15-30 phút, sau phẫu thuật có thể đi lại được ngay. Mỗi người có thể tạo hình thu nhỏ âm đạo của một người phụ nữ khoảng 2-3 lần trong đời. Có những phụ nữ khâu nhỏ ngay khi sinh con đầu lòng vì phương pháp này không ảnh hưởng đến mong muốn có con sau này. Sau phẫu thuật không chỉ đảm bảo về thẩm mỹ mà còn cải thiện được độ đàn hồi, nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên, việc phẫu thuật đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, đảm bảo các điều kiện tốt tránh biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật. Các bác sĩ cho biết, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân đến gặp bác sĩ để tư vấn, điều trị tai biến sau phẫu thuật tầng sinh môn như nhiễm khuẩn, thủng trực tràng, gây rò rỉ nhiễm trùng âm đạo... Vì vậy, nếu muốn thực hiện phẫu thuật này, chị em nên cân nhắc thật kĩ. Các phẫu thuật nên làm sau khi sinh ba tháng, khi phần âm hộ - âm đạo trở lại bình thường thì việc tạo hình đạt hiệu quả cao hơn. Sau phẫu thuật chỉ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, sau một tuần sẽ hoàn toàn bình thường và nên kiêng sinh hoạt trong 3-4 tuần. Chúc bạn vui khỏe
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
lam the nao de vet khau ngoai mau lien
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Cu dun nuoc la oi rua .1 toi 2 lan 1 ngay la 1 tuan lien luon .vk anh cung bj rack .nhung ko anh huong gj .baj thuoc .la oi dun that ki .rui lay khan dap vao .la ok
hơn 1 tháng trước - Thích
cho em hoi chut,luc sinh e cung bi rach tang sinh mon,den nay vet thuong da lien,nhung e tha o cho bi rach co cai gi do nhu la thit thua lo ra,xin hoi co anh huong gi toi sinyh con sau nay ko ah
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Minh cung bi giong ban, phan thit thua cua minh thi o ngay phia tren vat cat gan khu vuc am dao, ko biet cua ban co giong minh ko? Minh cung dag lo ko biet bi gi nua!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Sinh con thì không ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chuyện vợ chồng, hiện nay ở các bệnh viện có cả dịch vụ làm đẹp tầng sinh môn, bạn có thể tham khảo nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
minh bi nut gan o hau mon vi di bi tao k pit co phai khau lai k ,hay tu no co lanh lai dc k co me nao giong minh thi chia se mih nen khau hay k,bac si piu mih la k sao nhung minh van thay kho chiu,
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Nếu bác sĩ đã nói không sao thì không phải lo đâu mẹ nó ạ. Nếu vết quá lớn mới phải khâu thôi. Chịu khó giữ vệ sinh tốt là nhanh khỏi thôi mà
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Sau sinh 1nam vet rach tang sinh mon sao rong to hon co me nao nhu vay ko xin chia se voi minh rat so
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Chuyện sinh hoạt hàng ngày có vấn đề gì không mẹ nó. Có gì thì đi thẩm mỹ lại cho đẹp, cũng không tốn kém lắm đâu
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
E moi sinh dc hon 2 thang, khu vuc am dao cho bi cat tang sinh mon cua em co cai gi do nhu thit thua, e di kham thi bs bao co the bi polyp, e lo lang nen di kham bs khac thi bac bao ky thuat khau may tang sinh mon ko tot nen moi bi vay. E lo qua ko biet sao nua, ai co kinh nghiem chi e voi!
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Cam on ban.
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Điều này rất nhiều chị em gặp phải, bạn không nên quá lo lắng. Bạn có thể vào bệnh viện phụ sản khám và thẩm mỹ tầng sinh môn là mọi chuyện đều ổn cả thôi. Chúc bạn hạnh phúc!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
e bi rach tang sinh mon khong biet co sao khong e thay no rong
hơn 1 tháng trước - Thích
E sinh duoc 1 tuan oy nhung vet khau cu ha mom k chiu lien nhung k co cam giac dau gi ca lieu co phai di khau lai k bac si
hơn 1 tháng trước - Thích
Vet khau tang sinh mon cua e nay da duoc 20ngay ma van con rat dau va bi tay do cho e hoi co sau khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho e hoi e sinh duoc 3thang ruoi roi cho sinh cua e no bi rach co e hoi no co anh huong gi ko no co tu lanh lai ko . Da xin cho e cau tra som e cam on
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho e hoi e,sinh dc hon 3thang roi e bi rach o lop trong cho e hoi no co lien lai dc ko
hơn 1 tháng trước - Thích
Minh moi sinh dc 24 ngay.tang sinh mon cua minh bi rach bá si may lai nhug gio khog lanh.vet rach con nguyen nhu khi chua may.k biet co pai den benh vien may lai k.ai biet chia se giup minh voi
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận