Răng miệng

 Người bệnh nhiễm độc nước tiểu có thể bị viêm khoang miệng không có vi khuẩn, có mùi hôi ở khoang miệng, khó chịu, nôn mửa, đi ngoài, ăn uống không ngon miệng thậm cí là loét và xuất huyết đường tiêu hóa. Làm tốt việc chăm sóc khoang miệng cho người bệnh có thể phòng trừ nhiễm trùng, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái.

Mục đích của việc tiến hành chăm sóc khoang miệng cho người bệnh nhiễm độc nước tiểu là để giữ ginfveej sinh, đọ ẩm của khoang miệng, làm hết mùi hôi, giảm cảm giác khó chịu. tăng cảm giác ngon miệng, phòng trừ sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm độc.

Chăm sóc khoang miệng thông thường

Đối với người bệnh có thể tự túc trong sinh hoạt, có thể tự mình làm hoặc nhờ người khác giúp đỡ để đánh răng hàng ngày vào sáng và tối, súc miệng sau khi ăn xong.

Chăm sóc đặc biệt

Đối với trường hợp bệnh nhân không thể rời khỏi giường nằm, không thể tự làm hoặc tình trạng bệnh nặng, người khác có thể tiến hành chăm sóc khoang miệng thay cho bệnh nhân, thao tác cụ thể như sau:

Chuẩn bị đồ dùng chăm sóc theo nhu cầu.

Có thể chuẩn bị khay có gắn bát sẵn ở trên, trong bát để khoảng 20 miếng bông tròn ( số lượng cụ thể căn cứ vào mức độ cần vệ sinh của khoang miệng người bệnh

Có thể thấm ướt cục bông với nước ấm hoặc tùy theo nhu cầu để lựa chọn nước súc miệng, lượng nước súc miệng không nên quá nhiều, tốt nhất chi làm ướt bông. Một chiêc nhíp hoặc một chiếc kìm, một dụng cụ đè lưỡi, một khăn bông tổng hợp hoặc bằng cotton, đèn pin cầm tay, cốc nước, ống hút, dụng cụ mở miệng. Với người bệnh bị nhiễm trùng hoặc có vết loét ở khoang miệng chuẩn bị thuốc theo nhu cầu dùng.

Các bước thao tác

Đặt đồ đã chuẩn bị sẵn bên cạnh người bệnh, giải thích cho người bệnh và yêu cầu họ phối hợp với mình : đặt đầu người bệnh ngả về một bên của người thao tác, dùng khăn mặt đã chuẩn bị sẵn cuốn quanh cằm bệnh nhân. Đặt khay đựng đồ thải cạnh mép người bệnh : lấy nhíp hoặc kìm để gắp bông gòn đã thấm ướt làm ướt khóe miệng và môi của người bệnh. Dùng đèn pin quan sát tình hình trong khoang miệng người bệnh. Khi đánh răng và lau khoang miệng cho bệnh nhân có thể tiến hành tuần tự theo những bước nhất định, để không bỏ sót, thứ tự thao tác thường như sau : chải mặt ngoài răng - mặt trong răng – mặt răng nhat thức ăn – hàm trên- mặt lưỡi – dưới mặt lưỡi – phần hai bên má. Sau khi đánh răng thì suc miệng, súc miệng xong dùng khăn mặt thấm khô phần nước rớt trên khóe miệng cho đến cằm của bệnh nhân. Căn cứ theo mức độ cần thiết để thoa thuốc bôi ngoài vết loét và chỗ nhiễm trùng. Đeo chắc răng giả, người bệnh hôn mê không nên đeo răng giả, có thể đem ngâm răng giả của người bệnh trong nước sạch.

Những điểu cần chú ý khi đánh răng và lau khoang miệng

Nếu bông quá ướt cần để bông lên dụng cụ đè lưỡi rồi ép bớt nước nhằm tránh lượng nước trong miệng quá nhiều khiến người bệnh nuốt vào đường hô hấp: Khi thao tác, động tác cần nhẹ nhàng, đặc biệt cần phải cẩn thận với những vùng niễm trùng hoặc bị loét: khi lau rửa hàm trên và mặt lưỡi không nên lau vào quá sâu, không nên lau quá nhẹ hoặc quá mạnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc làm tổn thương niêm mạc.

(St)