Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ gia bì
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Triệu chứng của bệnh tụt canxi máu và cách xử lý nhanh
Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo... Cây này thuộc nhóm thân cỏ, sống trong vòng một năm, phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới.
|
Rau càng cua |
Thuộc nhóm cây thân cỏ, đặc tính sinh vật học rau càng cua là sống thích hợp ở những nơi ẩm ướt, dưới chân tường, trên đá, thường khai hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh, hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra.
Rau này có rất nhiều loại chất bổ khác nhau. Đặc biệt trong rau càng cua có hàm lượng Beta-caroten (tiền Vitamin A) cao hơn hẳn so với cà rốt.
Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.
Người ta nghiền lá ra dùng đắp để trị sốt rét, đau đầu. Dịch lá dùng uống trị đau bụng. Rau càng cua được vò nát đắp lên da trị phỏng da do lửa, phỏng nước sôi.
Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.
Rau càng cua còn gọi là cây càng cua chín mé, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo...
Loại rau này sống quanh năm ở nơi ẩm thấp, khi còn nhỏ rau mọc thẳng đứng, sau đó bò lan ra mặt đất, thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, có màu xanh nhạt, toàn thân nhớt, nhẵn.
Lá mọc so le, có cuống, phiến dạng màng, trong suốt. Hoa hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn. Quả mọng hình cầu, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.
Cây mọc khắp nơi ở nước ta, nhân dân thường luộc hoặc xào với tỏi có thể làm rau sống ăn rất bổ và mát. Cây được sử dụng làm thuốc thường dùng tươi vì cây mọc suốt 4 mùa.
Rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu. Là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt…
Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
- Chữa viêm họng: rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
- Hỗ trợ chữa đái tháo đường(miệng khát): Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.
- Chữa thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
- Chữa tiểu khó, nước tiểu sẻn đỏ: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
- Chữa chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.
- Chữa mụn nhọt lở ngứa do ban nóng: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.
Rau càng cua còn gọi là cây càng cua chín mé, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo...
Loại rau này sống quanh năm ở nơi ẩm thấp, khi còn nhỏ rau mọc thẳng đứng, sau đó bò lan ra mặt đất, thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, có màu xanh nhạt, toàn thân nhớt, nhẵn.
Lá mọc so le, có cuống, phiến dạng màng, trong suốt. Hoa hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn. Quả mọng hình cầu, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.
Cây mọc khắp nơi ở nước ta, nhân dân thường luộc hoặc xào với tỏi có thể làm rau sống ăn rất bổ và mát. Cây được sử dụng làm thuốc thường dùng tươi vì cây mọc suốt 4 mùa.
Rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu. Là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt...
Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
- Chữa viêm họng: rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
- Hỗ trợ chữa đái tháo đường (miệng khát): Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.
- Chữa thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
- Chữa tiểu khó, nước tiểu sẻn đỏ: Rau càng cua 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
- Chữa chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 - 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.
- Chữa mụn nhọt lở ngứa do ban nóng: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.
Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Theo Đông y, rau có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện.
Đặc điểm của rau càng cua
Càng cua tên khoa họcPeperomia peliucida, ưa mọc nơi đất ẩm, mương rạch, vách tường khắp nơi ở nước ta, cao khoảng 20 - 40cm. Càng cua thường được người dân hái làm rau tươi bóp giấm, đặc biệt món rau ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om, ăn ngon lạ miệng, bổ mát… Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magiê 62mg, sắt 3,2mg carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
Rau càng cua chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, là chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể… Đây là rau chứa nhiều chất phosphor, canxi là chất có vai trò quan trọng giúp trẻ em phát triển bộ xương, ngăn ngừa còi xương và chữa loãng xương người lớn. Rau chứa nhiều chất sắt, ăn rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Rau còn chứa nhiều kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, sử dụng rất tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, càng cua giàu chất magiê cũng là chất có vai trò chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp, và loãng xương. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất thích hợp cho người thừa cân nóng nhiệt.
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.
Một số món ăn bài thuốc dùng rau càng cua
- Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khản tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
- Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
- Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
- Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị béo ngậy của trứng và mùi hăng hăng đặc trưng của mớ rau càng cua mọc sau hè là món ăn khó quên...
Rau càng cua (Peperomia pellucid) họ hồ tiêu - Piperaceae. Rau thuộc loại thảo, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, lá hình trái tim nhọn có màu xanh trong. Hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây. Thuộc nhóm cây thân cỏ, sống thích hợp ở những nơi ẩm ướt, dưới chân tường, trên đá, thường khai hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh, hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra.
Mô tả : cây thân mềm, thuộc thảo, lá mọc so le, cành so le, để nhánh tại nách lá ngắn, diện tích từ 1 -2 cm2 , phiến lá hình trái xoan, cuống lá hình tim, đầu nhọn, thân và lá trong xanh, mọng nước,Gân lá thường có 5 gân, hoa nhỏ mọc ở đọt, thường kết hạt nhỏ li ti kết trên cuống hoa. Phân bố, thu hái và chế biến: Cây mọc khắp nơi ở nước ta, thường mọc nơi có độ ẩm cao, ở vườn hay chậu kiểng... đều mọc tốt . Lâu ngày, cây bò rộng thành bụi, phát tán hạt, mọc nhiều cây con. Hạt có tính tiềm sinh cao, tồn tại lâu khi ở môi trường khô khắc nghiệt, khi có ẩm độ tốt lại phát triển thành cây .Làm thuốc thường dùng tươi vì cây mọc suốt 4 mùa.
-Nhân dân thường trộn với rau sống ăn tươi hoặc tái cùng thịt bò, ăn rất bổ và mát.
-Tính vị quy kinh: (theo nghiên cứu của tác giả) vị chua, tính mát vào kinh can và thận.
-Tác dụng: Mát gan, thanh nhiệt bổ thận âm, tiêu độc, lượng huyết.
-Ứng dụng lâm sàng: diều trị các thể bệnh: thận nhiệt, can nhiệt, huyết nhiệt, huyết độc, nội nhiệt, ban càng cua, bệnh chín mé.
-Liều dùng: Uống 50 - 100g tươi mỗi ngày.
Kinh nghiệm dùng cây Càng cua .
Tôi thường cho các bệnh nhân có nhiệt nóng dùng cây Càng cua giã nát, vắt nước uống hoặc chần tái ăn với thịt bò. Ăn từ 5 đến 7 ngày thì kết quả tốt, cơ thể mát dịu bình hoả (thường dùng tốt với các mạch tượng: huyền, sác, khẩu tế...).theo kinh nghiệm gia truyền, dùng rau Càng cua chữa bệnh ban cua, chín mé (Sưng, nhiễm khuẩn đầu ngón tay chân..) hiệu quả cao, sau đây là vài bệnh án điển hình:
Bệnh nhân Lê thị Ng., tổ 52, An Hải Đông:
Sưng ngón tay trỏ bàn tay trái, mưng đỏ, lan đỏ khắp bàn tay, không mủ, đau nhức vô cùng, không co duỗi được ngón tay, uống kháng sinh một tuần nhưng không đỡ.
Bệnh nhân đến tôi khám, tôi chẩn đoán viêm nhiệt, tích nhiệt độc tại chỗ do nhiễm khuẩn, loại chín mé. Tôi cho uống Ngân kiều, Bại độc tán và dùng cây Càng cua giã nát với vài hạt muối sống để bó ngón tay. Kết quả, sau 1 ngày bớt đau nhức, 2 ngày hết đỏ bàn tay, 3 ngày tụ mủ đầu ngón tay, bật mủ 5 ngày sau lành hẳn. Chỉ để lại di chứng nhỏ là gân ngón trỏ hơi co không duối hết ngón tay, nhưng ngón tay vẫn cử động bình thường.
Nguyễn thị L...tổ 41 C An Hải Đông, Trần quang H...tổ 49 An Thượng, phường Bắc Mỹ An cũng sưng đau ở ngón tay, ngón chân đến tôi điều trị đều cho kết quả tương tự.
Bệnh nhân Huỳnh N...40 tuổi, Công ty thương mại Đà Nẵng. Khám bệnh ngày 8/9/1989. Bệnh nhân đến trong tình trạng phát sốt, đau lưng, đau co rút người, cúi ngửa đều đau, nằm co kiểu lưng tôm thì đỡ đau. Sắc mặt nhợt do đau, lưỡi đỏ rêu bẩn, thở mệt hơi ngấn, tiếng nói nhỏ. Bệnh nhân đau như vậy đã 10 ngày, vẫn đi làm, đã uống thuốc cảm Tây y. 2 ngày trước khi đi khám, bệnh nhân bắt đầu sốt, uống hạ sốt giảm, sau đó lại sốt cao, rồi đau còng lưng rút người. Ăn ít, ngủ ít, do đau, khát nước thích uống mát, tiểu vàng, đại tiện táo, mạch trầm, sác lưỡng xích đoản.
Khám người thấy rải rác có ban nổi lấm tấm ở 2 vai, hông sườn: ngang thắt lưng vùng thận du có một mảng ban đỏ ẩn dưới da, to bằng cỡ bàn tay, có nhiều tia đỏ hướng ngoại.
Tôi luận trị: Bệnh nhân cảm lâu ngày vẫn đi làm, tà khí lục dâm vào sâu, lâu ngày kích động, hoá nhiệt, thiêu đốt huyết, tạo thành huyết độc, xuất ra thành ban. Uống thuốc kìm hãm , nọc độc ban không phát ra được tích lại thành huyết nhiệt độc, nguyên khi bệnh nhân lại yếu, thận khí hư yếu, nhiệt độc thừa cơ nhập thận, gây đau xương cốt, ảnh hưởng gân làm rút người. Đó là bệnh Ban cua.
Chú thích:
-Ngân kiều bại độc thang gia giảm.
-Ngân hoa 16 g, Liên kiều 16g, thạch cao 8g, Cát cánh 12 g, Hoàng liên 12g, Hạ khô thảo 16g, Đơn bì 12g, Bồ công anh 16g, Đẳng sâm 16g, Sài hồ 10g, Tiền hồ 10g, xuyên khung 10g, Chỉ xác 10g, Khương hoạt 12g, Độc hoạt 12g, Phục linh 14g, Cam thảo 6g,
-Ngân kiều thạch hộc thang.
-Kim ngân hoa 16g, Liên kièu 16g, thạch hộc 16g, thục địa 20g, Toàn nhục 16g, Hoài sơn 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Đơn bì 10g, Tri mẫu 10g, Hoàng bá 10g,
-Thạch cao 10g
-Trên đây là những kinh nghiệm lâm sàng khi dùng cây thuốc nam Càng cua phối hợp chữa bệnh của tôi. Xin giới thiệu để quý đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo và thử ứng dụng nhằm làm phong phú thêm kinh nghiệm điều trị bằng cây thuốc nam dân tộc.
Rau càng cua là món rau dân dã rất quen thuộc của người miền Trung, vị của rau hơi chua, giòn và rất mát, các bạn thử làm món này để đãi cả nhà nhé!
|
Nguyên liệu:
- 100g thịt bò thái mỏng, ướp sẵn một chút gia vị hoặc hạt nêm - 100g rau càng cua - Chanh, tỏi, hành tím, ớt - Đường, tiêu, dầu oliu. |
|
Cách làm:
Làm nóng chút dầu trong chảo, phi thơm tỏi rồi cho thịt bò đã thái mỏng vào xào.
|
|
Xào thịt bò với lửa to đến khi thịt vừa chín tới, để riêng. |
|
Hành tím và ớt băm nhỏ. |
|
Cho chút đường vào bát, vắt chanh vào khuấy cho đường tan. Tiếp đến cho hành tím và ớt đã băm nhỏ vào hỗn hợp chanh đường, khuấy đều. Thêm khoảng 3 thìa dầu oliu vào hỗn hợp trên (tuỳ khẩu vị có thể cho thêm dầu nếu bạn thích ăn ngậy hơn nhé). |
|
Rau càng cua rửa sạch, vẩy ráo, xếp ra đĩa. |
|
Xúc thịt bò đã xào lên trên rau, rưới hỗn hợp nước sốt, rắc chút tiêu cho thơm. |
|
Trộn đều lên là bạn sẽ có món nộm rau càng cua trộn thịt bò chua ngọt, giòn mát. |
Nguyên liệu:
- Rau càng cua
- Thịt bò
- Nước mắm
- Tỏi, ớt, chanh.
Cách làm:
Bước 1: Rau càng cua nhặt, rửa sạch để ráo nước.
Bước 2: Thịt bò thái mỏng ướp gia vị trong 20 phút cho thấm.
Bước 3: Phi thơm tỏi trong dầu ăn rồi cho thịt bò vào xào chín.
Bước 4: Pha nước mắm chua ngọt.
Bước 5: Trộn chung thịt bò, rau càng cua và nước mắm chua ngọt trước khi ăn 5 phút. Sau đó, bày món ăn rau càng cua trộn thịt bò ra đĩa và thưởng thức nhé.
- 100g rau càng cua
- Chanh, tỏi, hành tím, ớt
|
Cách làm:
Làm nóng chút dầu trong chảo, phi thơm tỏi rồi cho thịt bò đã thái mỏng vào xào.
Rau càng cua là món rau dân dã rất quen thuộc của người miền Trung, vị của rau hơi chua, giòn và rất mát, các bạn thử làm món này để đãi cả nhà nhé!
Nguyên liệu:
- Rau càng cua
- Thịt bò
- Nước mắm
- Tỏi, ớt, chanh.
Cách làm:
Bước 1: Rau càng cua nhặt, rửa sạch để ráo nước.
Bước 2: Thịt bò thái mỏng ướp gia vị trong 20 phút cho thấm.
Bước 3: Phi thơm tỏi trong dầu ăn rồi cho thịt bò vào xào chín.
Bước 4: Pha nước mắm chua ngọt.
Bước 5: Trộn chung thịt bò, rau càng cua và nước mắm chua ngọt trước khi ăn 5 phút. Sau đó, bày món ăn rau càng cua trộn thịt bò ra đĩa và thưởng thức nhé.
Nguyên liệu:
- 200g thịt bò
- 500g rau càng cua
- 1 củ hành tây
- 2 thìa cà phê tỏi băm
- 3 thìa cà phê hạt nêm
- 2 thìa súp dầu ăn
Nước dầu giấm:
- 3 thìa súp giấm gạo
- ½ thìa cà phê muối, tiêu
- ½ thìa súp đường
- 1 thìa súp dầu oliu.
Tất cả cho vào chén hòa tan đều.
Thực hiện:
-Thịt bò rửa sạch thái mỏng, ướp ít tỏi băm, hạt nêm và dầu ăn cho thấm
-Rau càng cua bỏ lá sâu, ngâm nước muối rửa sạch, để ráo nước, cho vào thố lớn
-Hành tây bóc vỏ, cắt múi cau nhỏ.
-Phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào nhanh tay trên lửa lớn, tắt bếp. Cho hành tây vào trộn đều
-Cho thịt bò và hành tây vào thố đựng rau càng cua, chan nước dầu giấm lên trên, trộn đều trước khi ăn.
Món xà lách bằng rau càng cua thật thú vị và khoái khẩu. Rau này thường mọc chỗ khuất nắng và gần sát các bờ tường. Rau càng cua mọc tự nhiên như là rau sam và rất nhiều vào mùa mưa.
Nhà BBNB&BCH, hay ăn rau càng cua và BCH đã trồng rau càng cua ở bên hong nhà. Chủ yếu là ăn sống như ăn sà lách vậy. Đi hái về chỉ việc rửa sạch để ráo nước, khi ăn bày ra trên đĩa to, trộn dầu dấm và tí muối,đường rồi xào thịt bò bỏ lên trên rau càng cua nước thịt bò thẩm với rau càng cua cùng với vị chua ngọt sẽ tạo ra những vị ngon.
Rau càng cua vốn dòn dòn nhưng không dai.Tuy rất đơn giản nhưng thật là ngon.
Vật liệu :
-200g thịt bò, thái lát mỏng.
- 1 rổ nhỏ rau càng cua.
- Tỏi băm, dầu ăn, muối, tiêu, đường, bột ngọt, dấm( chanh).
Cách làm :
Rau càng cua lặt bỏ bông , hạt cho sạch rồi rửa sạch .
Thịt bò ướp chút nước tương , dầu ăn , bột ngọt , tỏi băm .
Phi tỏi cho thật vàng thơm .
Bắc chảo nóng , khử dầu rồi trút thịt bò vào đảo nhanh trong lửa lớn cho thịt không bị dai .( Nếu nhiều thịt thì chia làm hai lần xào )
Trộn hỗn hợp rau , vắt chanh , đường , chút xíu muối, sao cho gỏi có vị chua chua , ngòn ngọt . Cuối cùng trộn thịt bò và tỏi phi.
Ăn với cơm rất ngon . Có thể chấm thêm nước mắm tỏi ớt hay ăn với muối tiêu chanh
Các làm bò nhúng dấm ngon chưa nói đã thèm
Cách nấu phở bò ngon
Cách làm bò bông loại bánh đặc sản của miền Nam cực hấp dẫn
Cách làm bò cuộn lá cải
Những món ngon từ bí ngô
Cách làm hamburger ngon hấp dẫn tất cả các thành viên
Cách làm hambuger ngon phục vụ cả nhà trong nháy mắt
(ST).