Rau ngổ chữa bệnh sỏi thận tác dụng tốt

Rau ngổ chữa bệnh sỏi thận tác dụng tốt.Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um…






 

RAU NGỔ CHỮA BỆNH SỎI THẬN


Rau ngổ có chữa được sỏi thận?

"Tôi nghe nói có thể dùng nước ép rau ngổ uống để chữa bệnh sỏi thận. Xin cho biết có đúng như vậy không? Rau ngổ còn chữa được bệnh gì khác?".

Trả lời:

Rau ngổ hay ngổ ăn là tên gọi ở miền Bắc, người miền Nam gọi là rau om. Rau ngổ có hai loại: ngổ 2 lá (mọc đối) và ngổ 3 lá (mọc vòng). Dùng loại nào cũng được.

Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Cách dùng để chữa sỏi như sau: Lấy rau ngổ 50 g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5-7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay.

Ngoài ra, rau ngổ còn được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa đái dầm: Rau ngổ 20 g, mùi tàu 20 g, cỏ mần trầu 20 g, cỏ sữa lá nhỏ 10 g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100m, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3-4 lần.

Chữa đái ra máu: Rau ngổ 10 g, cỏ tháp bút 10 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.

Chữa ban đỏ: Rau ngổ 20 g, dây vác tía 20 g, măng sậy 10 g, đọt tre mỡ 10 g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Chữa sổ mũi, rắn cắn: Rau ngổ 20 g, xuyên tâm liên 15 g, giã nát, thêm ít rượu, vắt lấy nước uống, bã đắp.
Ngừa bệnh sỏi thận với rau ngổ

Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um…

Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Rau ngổ có vị chua cay hơi se, tính mát, mùi thơm, trong cây có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Trong y học cổ truyền, rau ngổ được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng.
Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngổ có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.

Tác dụng giãn cơ làm mất cơn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị đẩy ra ngoài, nhờ đó bệnh nhân có thể tiểu ra những viên sỏi nhỏ.

Rau ngổ thường dùng để chữa sỏi thận, tiểu ra máu, băng huyết. Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, rau ngổ có tác dụng sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.

Rau ngổ được ghi nhận có tác dụng giải độc, tiêu sưng nên dùng chữa rắn độc cắn, vết cắn sưng phồng. Lấy khoảng 20-40 gr sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương sau khi rửa sạch. Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa…, uống trong và kết hợp rửa ngoài.

Để chữa sổ mũi, ho, ho gà, 15-30 gr rau ngổ sắc nước uống. Chữa sạn thận, 20-30 gr tươi giã nhỏ, thêm nước vào vắt lấy nước uống.
Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16 gr dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.

Lưu ý, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.

Cây Rau Ngổ chữa bệnh sỏi thận tuyệt vời




Mẹ em trước tê bị sỏi,theo như đi bệnh viện thì họ nói cần mổ,mà mẹ thì ngại mổ,về cha em cho uống thuốc như ri thì đã tan rồi. Em thấy hay đăng lên cho ai bị thì dùng ạ!
Trên nhà em gọi là rau ngổ(Hình ảnh). Chắc nhiều người biết,vì nó thường dùng trong món tiết canh,canh cà,...có nhiều ở ruộng,vườn,..
Cách làm:
Cách 1: Tươi sống: Bứt 1 nắm chặt trong tay cây ngổ về rửa sạch,cho vào ấm,nước đủ dùng,đun sôi,để một lúc cho nó chín kĩ. Sau đó rót ra đọi và uống. Uống như uống thuốc bắc.
Cách 2: Đối với những ai đi xa,hoặc k có rau ngổ tươi: Thì bứt về phơi khô,sắc uống,lượn rau ngổ ít nhiều tùy vào mình uống.

EM chộ mẹ uống 4,5 lần chi đó rồi đi BV chụp và thấy sỏi đã tan đi còn tý nữa. Về uống tiếp sau đó lại đi chụp và đã hết.

Cây rau gia vị có tên là rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica. Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.

Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng. Thân và lá có mùi rất thơm nên được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.
Theo các thầy thuốc, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, đường tiểu, trị
sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... Dưới đây là một số công dụng của cây rau ngổ.
-
Trị sỏi thận: Dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
- Trị vết thương ngoài da gây mủ: Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.
- Trị cảm ho: Sắc khoảng 20 g cây tươi, uống.
- Trị rắn cắn và trị sạn thận: Lấy từ 50 - 100 g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh. Món canh chua cá lóc nấu rau ngổ được chế biến như sau: Cá lóc làm sạch, cắt khúc ra ướp cho thấm với bột nêm, nghệ tươi giã dập, tiêu bột, hành tím. Lặt và rữa thật sạch rau ngổ để ráo. Phi dầu ăn với tỏi cho thơm, sau đó cho cá đã ướp vào tao cho thơm. Tiếp tục cho nước sôi (vừa đủ) vào soong đun nhỏ lửa cho tới khi sôi thì cho măng chua, khế, cà chua vào nấu tiếp. Khi nồi canh sôi lại vài dạo thì nhắc soong xuống bếp và cho tiếp rau ngổ, hành lá vào soong và nêm nếm l��i cho vừa ăn.
Rau ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc trị bệnh cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ. Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước.

THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỮA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ KHÁC


Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận

Sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiểu, đau ở vùng mạn sườn. Người mắc bệnh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.








 Sỏi can–xi

Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, bao gồm sỏi oxalat can–xi và phosphat can–xi. Người bệnh có hàm lượng can–xi trong nước tiểu tăng. Đối với trường hợp này, chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo như sau: lượng can–xi đưa vào cơ thể ở mức 500 mg mỗi ngày và lượng đạm là 1 gr/kg/ngày; cần uống nhiều nước; tránh dùng các món ăn có nhiều muối, không dùng quá 10 gr muối/ngày; hạn chế, hoặc tránh các thực phẩm làm tăng oxalat trong nước tiểu như: dâu Tây, rau dền, chocolate, củ cải đường, hạt dẻ, trà... Ngoài ra, không dùng vitamin C liều cao (quá 1.000 mg/ngày)

* Sỏi acid uric

Sỏi này hay xảy ra ở người uống nước ít, hoặc do dùng một số thuốc trị bệnh kéo dài, dùng nhiều thực phẩm giàu purine (như: gan, thận, tim, óc động vật, thịt, tôm, cá, nấm, bia...), khiến cho nước tiểu tăng tính acid uric, tạo điều kiện cho việc hình thành sỏi thận.

Dinh dưỡng đối với trường hợp này là uống nhiều nước (2 – 2,5 lít/ngày); nên dùng những loại thực phẩm có tính kiềm như: sữa và các sản phẩm từ sữa; dừa, hạt dẻ, quả hạnh nhân; tất cả các loại rau, nhưng trừ đậu bắp và đậu lăng; tất cả các loại trái cây, trừ mận khô, nho khô...

* Sỏi Cystin

Chế độ dinh dưỡng đối với người bị sỏi Cystin là phải uống hơn 4 lít nước/ngày, và dùng những thực phẩm có tính kiềm như trên.

* Sỏi Struvit

Còn gọi là sỏi san hô, thường mắc phải khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Với loại sỏi này, bạn chỉ cần điều trị nhiễm trùng tiểu và uống nhiều nước.

Để phòng bệnh sỏi thận, mỗi ngày nên uống nhiều nước (1,5 – 2 lít); dùng dưới 6 gr muối/ngày; dùng nhiều rau quả, trái cây; tránh ăn quá nhiều đạm từ động vật, nhất là các nội tạng...

Các loại nước uống chữa bệnh sỏi thận, bàng quang


Nước uống cũng có thể chữa bệnh sỏi thận, bàng quang. Tham khảo một số loại nước uống dưới đây:

Nước lá cối xay có thể chữa sỏi thận







1. Nước thì là


Rau thì là 100g, lá mã đề 50g, rửa sạch, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy 150ml nước. Uống ngày 3 lần, uống liên tục 3 ngày.
2. Nước lá cối xay
Lá cối xay 100g, rau ngổ 100g, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy 150ml nước, cho đường khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.
3. Nước lá đồng tiền
Lá đồng tiền 10g, lá bông mã đề 100g, rễ cỏ tranh 100g. Các thứ trên rửa sạch, sắc 600ml nước còn 300ml, uống ngày 3 lần, liên tục trong 3 ngày.

Chuối hột chữa sỏi thận


Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.









Chuối hột mọc hoang và được trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Chuối hột còn được dùng trong các trường hợp sau:

Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt:

Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê.

Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

Bài thuốc nam giản dị "bóp nát" những viên sỏi thận

Gặp ông lão Nguyễn Sinh Châu (60 tuổi, dân tộc Mường, ngụ xóm Yên Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đang phơi nắng đống thân cây xắt nhỏ trên sân nhà, không ai nghĩ ông là một thầy thuốc có tiếng, thậm chí còn là Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện. Lý do nhầm tưởng cũng giản dị như những vị thuốc ông đang phơi “tầm thường” giống… đồ bỏ đi. Vậy mà thực chất đó lại là những vị thuốc có thể bóp nát những viên sỏi thận gây đau đớn trong cơ thể người bệnh.

Lương y Nguyễn Sinh Châu

Bắt bệnh sỏi thận      

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về thuốc nam, từ nhỏ ông đã được gia đình truyền lại bài thuốc chữa sỏi thận. Tham gia Hội Đông y xã, kinh nghiệm hành nghề hàng chục năm cộng với những lần được cử đi tập huấn các khóa huấn luyện về y học cổ truyền, ông Châu đã thành một “lão làng” trong nghề. Bài thuốc chữa sỏi thận của ông đã được Hội Đông y huyện kiểm nghiệm, công nhận là bài thuốc gia truyền.

Lương y này cho rằng có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sỏi thận, chủ  yếu là các dạng sau: Do uống nước không đủ, một số người lao động nặng nhọc, lúc nghỉ ngơi thì uống rất nhiều nước nhưng lượng nước uống vào không đồng đều. Nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen, do tác động của việc đi tiểu không điều độ có thể làm ảnh hưởng đến ống thoát nước tiểu, nước tiểu sẽ bị ứ đọng do không được thoát hết ra ngoài, lâu ngày tạo thành sỏi.

Lý do nữa là do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thịt hoặc quá nhiều rau. Lại có những trường hợp bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, nhất là vết thương ở đùi, khi người bệnh uống nhiều sữa, ít nước sẽ dễ ảnh hưởng đến nước tiểu và ảnh hưởng đến ống thoát nước tiểu.

Theo ông Châu, ở phụ nữ thường khi bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục do không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó tạo thành sỏi. Cũng có thể do người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến, lâu dần dẫn đến u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. Cũng có những trường hợp rất kì dị như lá cây, cỏ, rơm… vô tình lọt vào trong ống dẫn nước tiểu gây bí tắc, dẫn đến sự tạo thành những viên sỏi.

“Những viên sỏi được tạo từ trong thận có nhiều kích thước khác nhau. Có thể nhỏ như hạt cát, có những viên sỏi to có kích thước bằng quả trứng. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài bằng đường nước tiểu, nhưng cũng có những sỏi thận lớn gây đau đớn vì chúng không thể tự thoát ra ngoài”, ông lão cho biết.

Người mắc bệnh thường có các cơn đau quặn thận. Đau từng cơn, lúc đầu chỉ đau ở hai thắt lưng, sau đó lan ra bụng, lan xuống bụng dưới, rồi xuống đùi. Các cơn đau được sinh ra do các viên sỏi chặn đường nước tiểu. Nếu các cơn đau chỉ kéo dài thời gian ngắn thì do viên sỏi chưa đủ lớn để bưng bít kín mít ống dẫn nước tiểu, một thời gian nó lại nhúc nhích đến vị trí khác.

Trường hợp viên sỏi lớn sẽ làm cho các cơn đau buốt kéo dài dai dẳng. Người ta cũng có thể chỉ đau ở một bên thì chỉ bị thận một bên, nếu bị sỏi ở cả hai thận sẽ dẫn đến người bệnh bị đau ở hai hố thắt lưng. Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu là do sỏi đã va vào niệu quản. Nguy hiểm nữa là các biến chứng như nhiễm khuẩn. Bệnh sỏi thận không được chữa kịp thời sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận dạng cấp tính, nặng hơn là mãn tính. Riêng đối với dạng mãn tính thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%.

Chia sẻ bí quyết chữa bệnh gia truyền

Ông Châu cho rằng mình có thể “tiêu tán” những viên sỏi to bằng quả trứng gà chỉ với những cây thuốc nam. Tuy là bài thuốc gia truyền nhưng ông cũng không giấu bí quyết và kê đủ những vị thuốc: Cây xạ bướm, dây mộc thông, dây ngũ da bì (cây chân chim), cây râu mèo, cây ý dí, rễ cỏ xương, cây sa ngạn, cây mã đề, cây gai nước, cây cối xay, cây phèn đen (làm vết thương mau hồi phục, sỏi mòn đến đâu là hồi phục đến đó), cây thóc bút. Không sợ bài thuốc gia truyền bị người khác “học lỏm”, ông lão cười: “Làm nghề bốc thuốc này chủ yếu là để chữa bệnh cứu người. Càng phổ biến thì càng chữa được nhiều người, làm sao phải giấu giếm”.

Công đoạn chế biến bài thuốc khá đơn giản: Những cây thuốc này được hái về rửa sạch, thái dài khoảng 5cm, phơi khoảng một tuần. Mỗi vị thuốc lấy một chén để tổng hợp thành một thang thuốc. Đun sôi khoảng 30 phút rồi bắc xuống để nguội, uống nhiều lần trong ngày, nên cách khoảng một tiếng đồng hồ lại uống một bát. Mỗi thang thuốc uống được 3 ngày lại thay thang khác.

“Thời gian chữa khỏi bệnh không cố định. Người nào bị nhẹ, viên sỏi nhỏ thì chữa rất nhanh, có thể chỉ đến 3 ngày uống thuốc là có thể thải được viên sỏi ra ngoài. Đối với những viên sỏi quá lớn cần có một thời gian bào mòn khá lâu mới có thể thoát ra ngoài”, lão lương y giải thích.

Ông Châu lý giải về cơ chế của bài thuốc một cách dân dã, dễ hiểu: “Cứ tưởng tượng xem ở ruột phích bị đá vôi ăn vào, cọ cũng không ra, nhưng đổ nước thuốc chữa sỏi thận vào cái là từng mảng bay hết. Chữa bệnh sỏi thận cũng vậy, chỉ cần uống một thời gian thì nó sẽ tự bào mòn viên sỏi và “tiêu tán” viên sỏi to”.

Những thang thuốc cuối cùng được bổ sung loại thuốc kháng sinh. Đó là lá cây xạ đen chuyên dùng để trị các loại ung thư. Loại lá này có tác dụng chống viêm sưng, kích thích ăn ngủ. Sau khi lấy lá về, thái nhỏ, phơi khô một tuần nắng. Khi có hiện tượng sỏi đã ra khỏi ống nước tiểu thì cho vị thuốc này vào đun cùng với những thang thuốc cuối để làm chất kháng sinh.

Mỗi thang thuốc của ông Châu có giá 30 ngàn đồng. “Đấy là tiền công đi hái. Cả nhà đi khắp các vùng đồi núi Hòa Bình để tìm thuốc, có những cây phải xuống tận Ninh Bình mới có. Có lúc công việc đồng áng chững lại vì có nhiều người đến tìm thuốc quá. Gia đình không có tiền để thuê người đi hái, hơn nữa để người khác đi hái sợ không đúng thuốc thì khổ. Với số tiền công đó cũng chỉ đủ cả nhà rau cháo qua ngày. Quan trọng nhất, chữa được bệnh cho người ta là tôi vui rồi”, ông lão chia sẻ.

Ông Bùi Phi Diệp, Phó chủ tịch UBND xã Yên Trị xác nhận bài thuốc chữa bệnh gia truyền của gia đình ông Nguyễn Sinh Châu nổi tiếng ở xã. “Nhiều trường hợp bệnh nhân tìm đến nhờ ông Châu chữa đều đã khỏi bệnh. Bài thuốc đã được Hội Đông y huyện kiểm nghiệm và chứng nhận”, vị Chủ tịch xã cho biết.




Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -






(ST)