Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên là gì? Tại sao lại có hiện tượng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên. Điều trị rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên như thế nào.


Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên


Gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, nói tục nơi công cộng, ăn cắp, đua xe mạo hiểm trên đường phố, tấn công trẻ em... Những biểu hiện này nếu lặp đi lặp lại, kéo dài trên 6 tháng nghĩa là trẻ đã mắc chứng rối loạn hành vi - một bệnh lý tâm thần.



Ở các nước phát triển, tỷ lệ thanh thiếu niên bị rối loạn hành vi khá cao: Mỹ 21%, Hàn Quốc 14%. Chứng này hay gặp ở thành thị hơn nông thôn, chủ yếu xuất hiện ở nam giới. Nguyên nhân gây rối loạn có thể là trẻ bắt chước những hành vi ngược đãi, xâm phạm của cha mẹ, anh chị hay của những người lớn khác. Bệnh cũng có thể là hậu quả của sách báo, phim ảnh bạo lực, bạo dâm, các văn hóa phẩm đồi trụy hoặc xuất hiện do ảnh hưởng của nhóm trẻ em xấu. Phản ứng của bản thân trẻ và của các bậc phụ huynh trước áp lực của cuộc sống cũng có thể gây rối loạn hành vi.


Biểu hiện

Các biểu hiện của rối loạn hành vi rất đa dạng, xuất hiện lặp đi lặp lại và kéo dài ít nhất 6 tháng, bao gồm: đe dọa, uy hiếp người khác bằng phương tiện, vũ khí có thể gây thương tích; độc ác với người khác hoặc với động vật (hành hạ, đánh đập), ăn cắp, cướp giật ví tiền, tống tiền, xâm phạm tình dục… Trẻ thích vi phạm nghiêm trọng các luật lệ, đi qua đêm mặc dù bố mẹ cấm đoán (bắt đầu trước tuổi 13), thường bỏ nhà qua đêm ít nhất 2 lần hoặc bỏ nhà 1 lần và không trở về trong một thời gian dài; trốn học (bắt đầu trước tuổi 13); chống đối nhà chức trách, gây rối trật tự trị an (đua xe máy mạo hiểm trên đường phố đông đúc), gây cháy, phá hoại tài sản của người khác, lừa đảo...



Những rối loạn hành vi nhẹ thường thuyên giảm theo thời gian. Nhiều thanh thiếu niên có rối loạn hành vi khi đến tuổi trưởng thành có thể thích ứng xã hội và hoạt động nghề nghiệp vừa phải. Tuy nhiên, những rối loạn nặng thường có khuynh hướng trở thành mạn tính. Những trẻ này rất khó thích ứng với xã hội, thường có hành vi xâm phạm sớm và duy trì đến tuổi trưởng thành. Một số có thể thích ứng với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp.

Phân loại bệnh


F90. Các rối loạn tăng động


- Đặc trưng : khởi phát bệnh sớm ( 5 năm đầu ), là sự kết hợp một hành vi hoạt động quá mức với sự kém tập trung chú ý và thiếu kiên trì trong công việc, những đặc điểm trên diễn ra trong nhiều hoàn cảnh như ở nhà, ở trường học hoặc trong bệnh viện và kéo dài với thời gian.
- Tật chứng về sự chú ý biểu hiện bằng việc chấm dứt các nhiệm vụ đang làm trước thời hạn, bỏ dở các hoạt động trong khi chưa hoàn thành. Các cháu thường chuyển từ 1 hoạt động này sang 1 hoạt động khác. Thiếu kiên trì và thiếu chú ý.
- Tăng hoạt động quá mức trong hoàn cảnh đòi hỏi 1 sự yên tĩnh. Tuỳ theo có thể là trẻ chạy nhảy liên tục hoặc đứng dạy khỏi chỗ trong khi ngừơi lớn yêu cầu ngồi yên, nói quá mức và làm ồn ào hoặc cựa quậy không ngừng trong khi ngồi.
- Các triệu chứng kết hợp là thiếu kìm chế, dại dột trong các hoàn cảnh nguy hiểm, coi thường các nguyên tắc xã hội, can thiệp vào công việc của người khác, vội vã đưa ra những câu trả lời, không yên tâm chờ đợi đến lượt mình.
- Nguyên nhân đặc hiệu của rối loạn tăng động hiện nay vẫn chưa rõ. Có giả thiết về sự bất thường về thể chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát sinh những rối loạn này.
- Điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý hành vi.


F91. Các rối loạn hành vi
- Đặc trưng là các biểu hiện quá đáng của sự càn quấy và bắt nạt, sự độc ác đối với súc vật và những người khác, sự phá hoại nặng nề tài sản của những người khác, các hành vi gây cháy, trộm cắp, nói dối nhiều lần, trốn học và bỏ nhà, các cơn giận dữ trầm trọng bất thường, tác phong khiêu khích, bướng bỉnh, không vâng lời trầm trọng và dai dẳng.


F92- Các rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc
- Đặc trưng là sự kết hợp các hành vi xâm phạm, chống xã hội, khiêu khích dai dẳng, kèm theo các triệu chứng rõ rệt về trầm cảm, lo âu, và các cảm xúc khác…


F93. Các rối loạn cảm xúc với sự khởi phát đặc biệt ở trẻ em
1. Rối loạn lo âu chia ly ở tuổi trẻ em
Đặc điểm:
- Lo lắng không thực tế là có điều không lành sẽ sảy ra với người mà trẻ gắn bó ( sợ họ ra đi và không trở lại nữa)
- Lo lắng không thực tế là có sự kiện rủi ro nào đó sẽ đến chia rẽ trẻ với người mà cháu gắn bó chủ yếu trong tình huống cháu bị lạc, bị bắt cóc, vào viện, bị giết.
- Ghê sợ hay từ chối dai dẳng đi học do sợ phải chia ly
- Ghê sợ hay từ chối dai dẳng đi ngủ khi không có người gắn bó chủ yếu nằm bên cạnh hay ở bên cạnh.
- Một mối sợ hãi dai dẳng và không thích hợp phải ở nhà một mình hoặc thiếu người gắn bó ở nhà.
- Ác mộng tái diễn với nội dung chia ly
- Xuất hiện tái diễn các biểu hiện cơ thể ( buồn nôn, đau bụng, nhức đầu…) trong những hoàn cảnh buộc phải chia ly với người mà nó gắn bó chủ yếu, ví dụ khi trẻ rời nhà đi học…
- Một sự đau buồn quá mức và tái diễn thể hiện bằng lo âu, khóc, giận dữ, buồn rầu, cách ly trước, trong hay ngay sau khi chia ly với người gắn bó.
2. Rối loạn ám ảnh sợ ở tuổi trẻ em.
- Trẻ em cũng như người lớn, có thể có 1 số mối sợ tập trung vào đồ vật hay tình huống khác nhau như sợ súc vật, sợ đồ vật, sợ hoàn cảnh. Tuy nhiên chỉ xảy ra trong 1 giai đoạn đặc biệt nhất định và nhất thời. Nếu vượt quá giới hạn thì thành bệnh ám ảnh.
3.Các rối loạn lo âu xã hội: sợ người lạ, sợ đám đông, sợ đi ra ngoài đường…
4. Rối loạn ganh tỵ đối với anh chị em ruột.
5. Các rối loạn cảm xúc khác: rối loạn nhận dạng bản thân, quá lo âu, ganh tỵ với bạn cùng lứa tuổi…


F94- Các rối loạn hoạt động xã hội khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên
1. Không nói chọn lọc
2. Rối loạn phản ứng trong sự gắn bó


F95- Các rối loạn về TIC
- Là một động tác không cố ý, nhanh và tái diễn không nhịp điệu hay một sự phát âm xuất hiện đột ngột không mục đích rõ ràng. Các tíc được cảm nhận như không thể cưỡng lại được nhưng có thể dừng lại trong những khoảng thời gian khác nhau.
- Các tích vận động đơn giản thường gặp bao gồm nháy mắt, vẹo cổ, nhún vai, nhăn mặt… tích vận động phức tạp thường gặp các cử chỉ tự đánh mình, nhảy và nhảy lò cò.
- Các tích âm thanh đơn giản thường gặp bao gồm hắng giọng, sủa, khụt khịt, rít… âm thanh phức tạp bao gồm: lặp lại từ đặc biệt, từ tục tĩu…
- Bình thường 1/5 hoặc 1/10 trẻ em ở 1 thời điểm nào đó có thể có TIC nhất thời. Nhưng cũng có loại TIC mạn tính gây thiếu sót.
- Các tích thường xuất hiện riêng lẻ , trong nhiều trường hợp chúng đi kèm với những rối loạn cảm xúc khác nhau hoặc đi kèm với triệu chứng của ám ảnh, nghi bệnh, chậm phát triển tâm thần.
- Các TIC thường gặp ở con trai nhiều hơn so với con gái và trong tiền sử gia đình cũng có người bị TIC.
- ��iều trị TIC: bằng thuốc và các trị liệu tâm lý hành vi.


F98. Các rối loạn tác phong và cảm xúc khác thường khởi phát ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên
1- Đái dầm của trẻ trên 5 tuổi ( không tìm thấy tổn thương thực thể)
2- Ỉa bậy ( không tìm thấy tổn thương thực thể)
3- Rối loạn ăn uống: không chịu ăn, ăn quá nhiều, nhai lại, ăn các chất không dinh dưỡng
4- Rối loạn động tác định hình như: lắc lư thân mình, lắc đầu, rứt tóc, xoắn tóc, chéo ngón tay, vỗ tay…
- Tác phong định hình tự gây hại như đập đầu, tát vào mặt, chọc vào mắt, cắn vào tay vào môi và các bộ phận khác của cơ thể…
5- Nói lắp
6- Nói lúng búng
7- Các rối loạn khác: thiếu chú ý, thủ dâm quá mức

Điều trị

Việc điều trị rối loạn hành vi đòi hỏi phải kiên trì, kéo dài và có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường, bác sĩ tâm thần và xã hội. Cần áp dụng liệu pháp tâm lý (liệu pháp tâm lý gia đình, liệu pháp hành vi, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm), tạo môi trường trường học lành mạnh. Thuốc không có vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn hành vi, ngoại trừ khi có bệnh khác kết hợp

(St)