Tôi
54 tuổi (nữ), đã nghỉ hưu. Sức khỏe của tôi không tốt lắm, tôi không
mắc bệnh gì nặng nhưng hay bị mệt mỏi, ốm nhe. Tôi kém ăn, ngủ ít, k
phải lao động nặng. Thời gian gần đây, tôi thấy mình có biểu hiện rất
lạ: thỉnh thoảng tôi thấy có 1 luồng hơi nóng chạy dài từ trên bả vai
xuống gót chân, cảm nhận được về chúng rất rõ. Mức độ của "những hơi
nóng" này càng ngày càng manh. Tôi đã đi khám và được các bác sĩ chẩn
đoán là bị rối loạn thần kinh thực vật. Vậy tôi xin hỏi hiện tượng có
"hơi nóng" ấy là gì và cách điều trị chúng ra sao? Tôi xin chân thành
cảm ơn. (Nguyễn Thị Lục)
Trả lời:
Rối
loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh
giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược
nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.
Tác động của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch
(làm co mạch, tăng huyết áp mạch nhanh kích thích tiết mồ hôi); trên hệ
hô hấp (làm nhịp thở nhanh, nông). Vì vậy khi cường chức năng giao cảm
sẽ gây hồi hộp, trống ngực mạnh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, giảm co bóp
và tiết dịch đối với một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, túi mật, ruột,
dịch vị dạ dày...; co thắt cơ trơn phế quản...
Tác
dụng của hệ phó giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng phó giao cảm
sẽ làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tăng tiết dịch vị...
Bình
thường có sự cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm hoặc phó giao cảm duy
trì các chức năng bình thường của cơ thể. Khi có rối loạn, việc điều trị
chủ yếu để tạo sự cân bằng trở lại giữa hai hệ thống này.
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật chung và chứng cường giao cảm nói riêng bao gồm:
- Nội
khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt Vitamin B6), acid
glutamic, thuốc an thần… Bên Y học Dân tộc (Đông Y) điều trị bệnh này
rất hay vì có thể châm cứu kết hợp lý liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh.
Ngoài ra nên tập thể dục, tránh căng thẳng, tịnh tâm.
- Ngoại
khoa có khi phải đặt ra nếu rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng
tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng
thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động...
Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy
hạch giao cảm ngực. Nhưng nói trước sẽ vẫn bị tái phát nếu không điều
chỉnh cuộc sống thăng bằng theo kiểu SỐNG CHẬM
Trường
hợp của bác, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa về nội thần kinh
để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị cụ thể.
Tuy
nhiên, thần kinh thực vật là một hệ thống tuần thể nên việc điều chỉnh
hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, việc
luyện tập yoga hay dưỡng sinh, ngồi thiền... đều rất cần thiết.
Bác
cũng có thể luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước
chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực
vật. Khoảng 1 thời gian bác sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng
muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng.
Điều
quan trọng là bác luôn cần có tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng
thẳng để giải tỏa những áp lực, ngoài ra luyện hít thở sâu cũng rất tốt.
Nguyên nhân của rối loạn thần kinh thực vật
Hệ
thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao
cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến
bệnh lý của hệ thần kinh thực vật.
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất
cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống
này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp
đồng ở phạm vi hẹp.
Tác động của hệ
thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch (làm co mạch, tăng huyết
áp mạch nhanh kích thích tiết mồ hôi); trên hệ hô hấp (làm nhịp thở
nhanh, nông). Vì vậy khi cường chức năng giao cảm sẽ gây hồi hộp, trống
ngực mạnh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, giảm co bóp và tiết dịch đối với
một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, túi mật, ruột, dịch vị dạ dày...; co
thắt cơ trơn phế quản...
Tác dụng của hệ
phó giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng phó giao cảm sẽ làm chậm
nhịp tim, tăng co thắt và tăng tiết dịch vị...
Bình thường có sự
cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm hoặc phó giao cảm duy trì các chức
năng bình thường của cơ thể. Khi có rối loạn, việc điều trị chủ yếu để
tạo sự cân bằng trở lại giữa hai hệ thống này.
Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng nó có thể bao gồm những nguyên nhân sau:
Những bệnh do
nhiễm virut; Những tổn thương ở não; Di truyền; Những tư thế không tốt
của cơ thể, ví dụ như gây ra áp lực đối với những động mạch quan trọng
hoặc tạo áp lực đối với những dây thần kinh quan trọng của cơ thể; Tiếp
xúc với những hóa chất độc hại; Khi có thai; Bệnh di truyền của tổ chức
liên kết, đặc biệt là hội chứng Ehlers - Danlos; Bệnh lý tự miễn, đặc
biệt là bệnh đái tháo đường; Những bệnh lý thoái hóa thần kinh, ví dụ
như bệnh Parkinson; Những bệnh lý chấn thương hoặc tổn thương làm tổn
hại hệ thần kinh thực vật, ví dụ chấn thương sọ não, chấn thương tủy
sống.
Những biểu hiện thường gặp
Biểu hiện của rối
loạn thần kinh thực vật rất phong phú, đa dạng và thay đổi tùy theo từng
người. Có những người cảm thấy cuộc sống vẫn bình thường đối với những
rối loạn này nhưng có những người thì cảm thấy những rối loạn này làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Những biểu hiện đó bao gồm:
cảm thấy đầu óc chếnh choáng hoặc hoa mắt, chóng mặt; Rối loạn giấc
ngủ, thường là mất ngủ; Hay đi đái dắt; Ăn nhanh no; Thể hiện một sự
nhạy cảm với ánh sáng quá mức; Đối với nam giới không có khả năng cương
cứng dương vật; Rối loạn vận mạch ở da, da nổi mẩn đỏ; Dễ bị rám nắng;
Nhịp tim nhanh hoặc có khi là nhịp chậm; Hay đi tiểu tiện, kể cả ban
ngày hay ban đêm; Thường xuyên có cảm giác buồn nôn; Rối loạn cương cứng
dương vật; Ra mồ hôi quá nhiều; Táo bón hoặc tiêu chảy; Cảm thấy mệt
mỏi quá mức; Cảm giác lo âu hoặc hoảng hốt sợ hãi; Tụt huyết áp tư thế,
đôi khi có thể dẫn đến ngã đột ngột; Đau ngực, cảm giác khó thở; Đau dây
thần kinh; Khô miệng...
|
|
Ra nhiều
mồ hôi tay, tay hơi run... có thể là một trong những biểu hiện đầu tiên
của rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây phiền
phức trong cuộc sống.
|
|
|
|
|
|
Rối loạn thần kinh thực vật có thể gặp ở
những người phụ nữ có thai, bệnh di truyền của tổ chức liên kết, đặc
biệt là hội chứng Ehlers- Danlos, bệnh lý tự miễn, đặc biệt là bệnh đái
tháo đường, những bệnh lý thoái hóa thần kinh (ví dụ như bệnh
Parkinson), những bệnh lý chấn thương hoặc tổn thương làm tổn hại hệ
thần kinh thực vật (ví dụ như chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống).
Biểu hiện của rối loạn thần kinh
thực vật phong phú, đa dạng, thay đổi tùy theo từng người. Có những
người cảm thấy cuộc sống vẫn bình thường, nhưng có những người thì cảm
thấy những rối loạn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Những
biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật bao gồm: đầu óc chếnh choáng
hoặc hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, thường là mất ngủ, hay đi
đái rắt, ăn nhanh no, nhạy cảm với ánh sáng quá mức, không có khả năng
cương cứng dương vật (đối với nam giới), rối loạn vận mạch ở da, da nổi
vẩn đỏ, da dễ bị rám nắng, nhịp tim nhanh hoặc có khi nhịp chậm, hay đi
tiểu tiện, thường có cảm giác buồn nôn, rối loạn cương cứng dương vật,
ra mồ hôi quá nhiều, táo bón hoặc tiêu chảy, cảm thấy mệt mỏi quá mức,
cảm giác lo âu, hoảng hốt sợ hãi, tụt huyết áp, đôi khi có thể dẫn đến
ngã đột ngột, đau ngực, cảm giác khó thở, đau dây thần kinh, khô miệng.
Chỉ điều trị triệu chứng
Nếu
tìm được nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật thì cần chữa theo
nguyên nhân. Nhưng cho đến nay, những rối loạn thần kinh thực vật chưa
tìm được căn nguyên thì không có cách để chữa hoặc điều trị
triệt để. Hầu như người ta chỉ điều trị triệu chứng như: có thể dùng
benzodiazepine để điều trị lo âu, hồi hộp, mất ngủ. Dùng những thuốc
chống suy ngược cơ thể hoặc những biện pháp làm thích nghi dần với hạ
huyết áp (nâng cao đầu giường, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, chế độ ăn có
nồng độ muối cao).
|
|