Rối loạn thiếu chú ý (ADHA)

 

Đây là một trong những loại rói loạn các nhà tâm lý học thường gạp nhất ở tuổi thơ ấu. Trẻ em bị rối loạn thiếu chú ý(RLTCY) có thể năng động thái quá. Mặc dù lúc mói ra đời người ta không thể hề biết là chúng “quá năng động”, chúng có khả năng đã làm những đứa trẻ “hay đau bụng”, khó tính, khó chiều. Chúng có cách cư sử bốc đồng , thiếu chú ý và dể bị xao lãng . Chúng dễ bị thât vọng và dễ thay đổi tính tình. Các bé trai có nguy cơ bị RLTCY gấp 4 lần hơn so với bé gái và điều này là do cả những yếu tố di truyền lẫn các yếu tố môi trường.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA RLTCY

Các thuyết hiện nay về RLTCY cho rằng đây là một rối loàn về nhận thức và hiểu biết .Ngày trước, người ta cho rằng những vấn đề như RLTCY và năng động thái quá bắt nguồn từ chế độ ăn. Người ta đã nghĩ rằng những chế độ ăn có hàm lượng cao về những hoá chất phụ gia và thiếu vitamin,muối khoáng sinh ra hành vi khác thường ở một số trẻ em, tuy nhiên điều này đã được chứng minh rằng không phải như vậy. Một số chương trình trị liệu chứng RLTCY và năng động thái quá nhằm loại bỏ những hoá chất phụ gia ra khỏi chế độ ăn của đứa trẻ, thường chẳng có hiệu quả gì, và ta chăng nên chủ trương cách tiếp cận vấn đề như vậy nữa.

Thuât nắn xương sọ - một kỹ thuật rât êm dịu tuy nhiên có hiệu quả đã giúp ích được cho môt số trẻ quá nặng động . Những trường hợp xương sọ bị bó hẹp có thể phát sinh ra lúc chuyển dạgặp cản trở, duìng kẹpforceps, hay can thiệpbằng ống hút . Trong trường hợpmột đứa trẻ quá năng độnglúc trướcđã trải qua một quá trình sinh khó , việc nới động nhưỡng chỗ xương sọ bị bó hẹp sẽ giúp cho đứa trẻ trầm tĩnh lại.

ẢNH HƯỞNG CỦA CĂN BỆNH

Một đứa trẻ bị RLTCY không có khả năng dự đoán được điều gì mà lại hay phá phách. Ngay cả trước khi đi học, cháu có thể có những mối quan hệ khó khăn với người lớn và đã mang tiếng là bất trị rồi. Điều này gây một ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của cháu, nên khi đi học cháu sẽ bắt đầu trên một cơ sở không bình đẳng với những trẻ khác. Biểu hiện của một đứa trẻ bị RLTCY có thể thay đổi: có ngày cháu có thể hoàn toàn dễ bảo; có ngày thì cháu không thể ngồi yên ở một chỗ vài phút và sẽ không ngớt cựaquậy. Ở trường cháu có thể trở thành một học sinh có kết quả học thấp, mang tiếng là nghịch ngợm và kém chú ý và người ta có thể cho rằng chỉ số thông minh của cháu là thấp, song điều đó không đúng. Có một số triệu trứng làm sàng thực thể nào đó, gắn liền với RLTCY và tính năng động thái quá. Ở các em bé, những triệu chứng này gồm có đau bụng (con bạn có thể rất khó cho bú – bú mẹ cũng như bú bình). Chảy dãi quá nhiều, và khát nước. Ở trẻ lớn hơn các triệu chứng này gồm biếng ăn và khó ngủ.

Bé trai bị RLTCY có vẻ khổ sở hơn các bé gái cũng bị bệnh này ở chỗ bé gái có khả năng thích nghi hơn về mặt giao tiếp và hướng về thành tích tốt hơn. ĐẶc biệt là bé trai có thể bị phê phán vì năng động quá đáng và điều này có thể làm cho vấn đề tệ hại hơn.

CÁC NHU CẦU ĐẶC BIỆT

Nếu con bạn đang gặp khó khăn ở trường - nếu chúa thiếu tinh thần trách nhiệm, cẩu thả, vô tổ chức và bị phải chứng kém tập trung và thiếu động cơ thúc đẩy – khi đó bạn cần loại trừ những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đó ở cháu. Hãy xét xem cháu có khã năng bị vụng đọc chăng hay cháu thuộc dạng trẻ có tài năng vượt trội. Trong trường hợp cách sử sự của cháu mới bắt đầu gần đây thôi, có phải do cháu đã có trải qua 1 sự kiện gây chấn thương chăng? Cháu có vấn đề hành vi nào khác như nói dối hoặc không chịu đi học chăng?

Con bạn có thể cần được chuyển đến một nhà tâm lý học giáo dục là người sẽ có khả năng chuẩn đoán chứng RLTCY và quyết định tiến hành những phương pháp giáo dục thích hợp để dáp ứng các nhu cầu riêng của con bạn. Bạn nên bàn kĩ vấn đề này của con bạn với thầy giáo của chúa.

BẠN CÓ THỂ GIÚP CHÁU BẰNG CÁCH NÀO?

Đối với một đứa trẻ bị RLTCY, điều quan trọng là có một cuộc sống gia đình ngăn nắp, và một nếp sống hàng ngày ổn định và có kỷ luật đàng hoàng. Nếu con bạn biết được là vào những giờ nhất định trong ngày, cháu phải làm những việc nào đó, thì ít có khả năng là cháu ngang bướng. Bạn cũng nên nhớ rằng, nếu con bạn gặp khó khăn với việc tự làm chủ bản thân, thì chấc hẳn cháu cũng ít có tự tin vào bản thân vì cứ gặp phải sự chê bai của người lớn hoài. Bạn hãy luôn luôn khen cháu khi cháu có hành vi tốt, như vậy cháu sẽ biết được rằng một số hành vi nào đó thì được bạn tán thành, trong khi một số việc làm khác thì không. Có con bị chứng RLTCY, bố mẹ có thể rất bị mất tinh thần, vì con bạn có thể bị mang tiếng là đứa phá rối. Nhiều phụ huynh cảm thấy bị cô lập vì con của họ bị các nhóm mẫu giáo và các nhàv trẻ loại ra, và thạm chí bị cấm không được tới nhà bạn bè và bà con họ hàng. Không nên tự trách mình vì hành vi của con bạn. Hãy tìm sự trợ giúp của một chuyên gia tâm lý và chăm sóc trẻ bằng tình yêu thương vốn có của bạn - đừng hắt hủi cháu vì sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tệ hơn.

(St)