Triệu chứng khi mang thai bé trai
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Độc giả hỏi bác sĩ:
Thưa bác sĩ!
Em vừa đi siêu âm, thai được 25 tuần ( thai 678g, bác sĩ bảo còi ạ). bác sĩ kê bổ sung 1 viên prenatal DHA, 1 viên canxi 518 mg, 2 viên uniferon B9 - B12 ( em bị thiếu sắt và canxi ạ), sữa chua và sữa tươi dạng bột pha ( em không uống được sữa bầu ạ). Em muốn bác sĩ tư vấn giúp chế độ uống như vậy đã hợp lý chưa ạ? Ngoài ra, em ăn uống bình thường, nhưng lại thường xuyên bị đau bụng và đi ngoài ( hơi lỏng ) ngày 1 - 2 lần.
Mỗi khi đau bụng đi vs xong sẽ hết đau bụng ạ. Cũng có lúc ăn xong đau bụng nhưng không đi ngoài, một lúc sau tự hết đau. Em thấy mình tăng cân nhanh nhưng con hấp thu không tốt ạ. Mỗi bữa em ăn không nhiều và chia làm nhiều bữa nhỏ, nhưng thường hay bỏ bữa phụ vì đau bụng hoặc sợ đau bụng. Như vậy thì có ảnh hưởng tới thai nhi không ạ? Có phải do em ăn nhiều chất quá? Em nên làm gì để cải thiện tiêu hóa của mình để giúp con phát triển tốt ạ?
Mong sớm nhận được hồi âm và cám ơn đã tư vấn giúp em ạ!
Bác sĩ trả lời:
Chào em!
Trọng lượng thai nhi khi thai 25 tuần được 678g là hoàn toàn bình thường (so với cân nặng chuẩn của thai nhi trung bình khoảng 660g). Khi mang thai cơ thể đòi hỏi rất nhiều chất bổ không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi trong bụng. Khi mang thai, em có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng… điều đó sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ. Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc bổ sung cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trong quá trình mang thai, phụ nữ có thể gặp phải một vài vấn đề liên quan đến tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu hay rối loạn tiêu hóa do ăn uống không phù hợp. Đi ngoài phân lỏng ngày 1- 2 lần thì cũng không có gì đáng lo ngại, khi tình trạng đau bụng sau khi ăn xảy ra thường xuyên thì sẽ gây ảnh hưởng cho thai nhi, thai nhi của em cũng khá lớn rồi, khi đau bụng do rối loạn tiêu hóa có thể làm tăng nguy cơ dọa đẻ non trong giai đoạn này, làm cho tình trạng trao đổi chất giữa mẹ và con bị suy giảm.
Em cần phải đi khám lại tiêu hóa của mình, kèm theo đó là ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhưng đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn thêm sữa chua mỗi ngày hay các loại rau quả ngũ cốc (họ đậu) để kích thích hệ vi khuẩn đường ruột có lợi, khi em đã không sử dụng được sữa bà bầu thì sữa tươi dạng bột cũng có thể sẽ không sử dụng được, thay bằng các loại sữa em hãy chuyển sang các chế phẩm từ sữa như bánh, caramen, váng sữa... Tránh các thức ăn có nhiều dầu ăn, đồ chiên, rán. Ăn kĩ nhai chậm, chia nhỏ bữa, ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa). Em hãy đi kiểm tra tiêu hóa sớm nhé.
Chúc em thai kỳ khỏe mạnh!