Rối loạn tiêu hóa khi mang thai và những điều cần biết

Từ khi mang thai có trường hợp một số bà mẹ lại bị đi ngoài sống phân. Vậy trường hợp này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không và phải làm thế nào để chữa? Bạn hãy cùng tham khảo ý kiến của bác sĩ như sau:



Kiến thức chung về rối loạn tiêu hóa


Khi bị rối loạn tiêu hóa là gì?


Rối loạn tiêu hóa là tình trạng không bình thường diễn ra ở đường tiêu hóa (Từ miệng đến hậu môn). Một số triệu chứng thường xuất hiện khi bị rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn; đau bụng có khi âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn; đi lỏng, phân lúc nhão, lúc rắn; bí trung tiện, bí đại tiện… Khi bị rối loạn tiêu hóa, ta cần phải làm gì?





Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện cùng với những triệu chứng như nôn, buồn nôn; đau bụng có khi âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn; đi lỏng, phân lúc nhão, lúc rắn; bí trung tiện, bí đại tiện

Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý

Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa nhưng không phải bệnh lý ví dụ như đối với trẻ do ăn chế độ không phù hợp làm cho tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, mùi tanh…

Nhiều trường hợp do mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó phải dùng kháng sinh nhưng người bệnh không tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột, xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất, đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên. Hiện tượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở ruột được gọi là “loạn khuẩn”. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý của một số người, nhất là hiện tượng tự mua thuốc để điều trị bệnh cho mình hoặc người nhà của mình rất dễ dẫn đến “loạn khuẩn”.

Muốn biết có phải bị loạn khuẩn đường tiêu hóa hay không cần xét nghiệm phân. Khi có kết quả đánh giá bị “loạn khuẩn” của phòng xét nghiệm vi sinh y học thì người bác sĩ khám bệnh sẽ có phương pháp để điều chỉnh sự “loạn khuẩn” đó. Hoặc trường hợp phụ nữ nghén khi mang thai nhưng cũng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như không muốn ăn, nôn, buồn nôn, ọe.

Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý

Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý. Tuy nhiên tùy theo từng loại bệnh mà triệu chứng xuất hiện có khác nhau không nhất thiết có đầy đủ các triệu chứng, có khi chỉ có một hoặc hai triệu chứng cũng có thể gọi là rối loạn tiêu hóa. Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét) đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn).

Viêm ruột thừa cấp tính thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện. Có những bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng thì đầy hơi trướng bụng, buồn nôn, nôn cũng có thể xuất hiện. Một số bệnh gây viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần như bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh ngộ độc thực phẩm… Viêm đại tràng co thắt thì có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa có phần khác với viêm ruột cấp tính… Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa nhưng khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh rối loạn ốc tiền đình (cúng có triệu chứng buồn nôn, nôn).

Khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì?

Vì rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, có từng mức độ khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, cần đi khám bệnh, ví dụ như trẻ em đang bú mẹ, đang ăn bổ sung (ăn sam), đang uống sữa bò, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc các cháu mới đi nhà trẻ, mẫu giáo do chế độ ăn chưa phù hợp. Những trường hợp này tốt nhất là nên đến bệnh viện nhi, khoa nhi hoặc trung tâm dinh dưỡng để được bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và tư vấn.

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay để được xử trí kịp thời thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị bệnh nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện  mua kháng sinh để dùng khi chưa có chỉ định.

Làm gì để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa?

Phòng chống rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa sau khi dùng thuốc kháng sinh, chúng ta phải thực hiện tốt các việc sau:

  • Tránh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại.

  • Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố.

  • Nên mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.

  • Nên ăn uống điều độ, sáng và trưa nên ăn nhiều, tối nên ăn nhẹ nhàng hơn. Ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt.

  • Nên dành 1 ngày ít nhất 30 phút để tập thể dục thể thao, phù hợp với từng lứa tuổi.

  • Không nên để quá no hoặc quá đói.

  • Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh


    Rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai

Đi ngoài sống phân là một biểu hiện rối loạn của đường tiêu hóa, đó là hiện tượng thức ăn chưa tiêu hóa hết trong quá trình lưu chuyển trong lòng ruột. 





Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ phải qua nhiều thay đổi bất thường trong cơ thể. Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa mà phụ nữ mang thai phải đối mặt thường xuyên trong suốt thai kỳ.

        Với các rối loạn tiêu hóa nêu trên thì táo bón là bệnh thường gặp ở các bà bầu. Khoảng 11-35% phụ nữ có thai bị táo bón (tại một số bệnh viện con số này có thể lên tới 50%), đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Táo bón không nguy hiểm nhưng lại khiến các bà bầu vô cùng khó chịu.

        Nguyên nhân các bà bầu thường xuyên bị táo bón là thời kỳ mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là tăng nồng độ Progesterone dẫn đến giảm nhu động ruột. Thức ăn sẽ bị lưu lại ở ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn dẫn đến hiện tượng bị táo bón.

        Bên cạnh đó, trong thai kỳ các bà mẹ thường xuyên phải bổ sung viên sắt hàng ngày để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng – đây cũng là một nguyên nhân gây nên táo bón. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung của người mẹ cũng tăng lên kéo theo chèn ép các cơ quan nôi tạng trong bụng, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, ruột già bị ép lại cũng làm tăng thêm tình trạng táo bón vào cuối thai kỳ.

        Tuy không phổ biến như táo bón nhưng tiêu chảy cũng hay xảy ra đối với các phụ nữ mang thai. Thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ dễ nhạy cảm với việc nhiễm vi khuẩn và virut, các loại thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn… Một số phụ nữ mang thai không dung nạp được lactose trong các loại sữa dành cho bà bầu nên cũng gây nên tiêu chảy.

        Táo bón kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột gây hiện tượng tiêu chảy. Tiêu chảy tuy không ảnh hưởng đến bào thai nhưng khiến người mẹ mệt mỏi, mất nước, kiệt sức… làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tiêu chảy có kèm nôn, mất nước nhiều….cũng rất nguy hiểm.

        Bên cạnh tình trạng táo bón, tiêu chảy, phụ nữ mang thai còn thường xuyên gặp phải một số khó chịu về đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu…. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là sự tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thức ăn tiêu hóa chậm làm cho các bà bầu cảm thấy bụng chướng và đầy hơi.

       Hormone Progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, cháy họng, trào ngược….

        Chính vì vậy, bên cạnh tăng cường tiêu hóa, việc củng cố một hệ miễn dịch khỏe mạnh là điều mà các bà bầu luôn phải nhận thức rõ ràng.


Mối quan hệ giữa hệ tiêu hóa và miễn dịch

        Việc tăng cường hệ miễn dịch phải bắt đầu từ bộ máy tiêu hóa. 80% hệ miễn dịch nằm trong bộ máy tiêu hóa (sản xuất ra kháng thể IgA), đặc biệt là hệ thống ruột, nơi có thể tìm thấy vô vàn vi khuẩn có lợi. Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung thêm các dòng sản phẩm men vi sinh ,giúp tiêu hóa tốt và hấp thu tốt, ổn định sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những  biểu hiện khó chịu ở đường tiêu hóa mà các bà bầu thường xuyên phải đối mặt trong suốt thai kỳ.


Những loại bệnh tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai


Trong các rối loạn tiêu hóa kể trên thì táo bón là rắc rối thường gặp hơn cả. Khoảng 11-35% phụ nữ có thai bị táo bón (tại một số bệnh viện con số này lên tới 50% ), đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân là do trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi nồng độ các hormone ( tăng nồng độ progesterone ) dẫn đến giảm nhu động ruột. Thức ăn sẽ bị lưu lại ở ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ này, các bà mẹ cần phải bổ sung viên sắt hàng ngày để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng – điều này là rất cần thiết nhưng cũng là một nguyên nhân gây táo bón. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung của người mẹ cũng tăng theo gây chèn ép các cơ quan khác trong ổ bụng: ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, ruột già bị ép lại cũng làm tăng thêm tình trạng táo bón vào cuối thai kỳ.

Tuy không phổ biến như táo bón nhưng tiêu chảy cũng hay xảy đến với các bà bầu do thời kỳ này cơ thể phụ nữ mang thai dễ nhạy cảm hơn với việc nhiễm vi khuẩn và virut, thức ăn  và nước uống bị nhiễm khuẩn…Một số phụ nữ có thai không dung nạp được lactose có trong sữa bà bầu cũng có thể dẫn đến bị tiêu chảy.


Ảnh minh họa



Táo bón kéo dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột gây tiêu chảy. Tiêu chảy tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến bào thai trong tử cung nhưng khiến người mẹ mệt mỏi, suy kiệt, mất nước. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tiêu chảy có kèm nôn, mất nước nhiều …cũng rất nguy hiểm , cần có sự điều trị của bác sỹ.

Bên cạnh tình trạng táo bón, tiêu chảy, phụ nữ mang thai còn phải thường xuyên gặp phải một số khó chịu ở đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… Thủ phạm gây ra tình trạng này cũng chính là sự tăng nồng độ hormone progesterone và sự phát triển của tử cung dẫn đến giảm nhu động ruột khiến thức ăn tiêu hóa chậm làm cho các bà bầu cảm thấy bụng cứ chướng phình lên và thấy bị đầy hơi.

Hormon cũng làm giảm vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu : ợ hơi, cháy họng, trào ngược…

Biện pháp điều trị

Để khắc phục các tình trạng trên, lời khuyên cho các bà bầu là tuân thủ một chế độ ăn và hoạt động khoa học:

Đối với trường hợp bị táo bón:

- Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như trái cây tươi ( bưởi, cam,..); rau quả, ngũ cốc ( họ đậu) vì có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.

- Uống nhiều nước ( 8-10 cốc/ngày ).

- Tránh các đồ uống kích thích như cà phê, chè, soda ( vì làm mất nước của cơ thể)

- Đi lại hợp lý ( đi bộ hoặc di chuyển nhẹ nhàng ).

- Nếu áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai ( nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế ).

 Đối với trường hợp tiêu chảy:

- Tránh để mất nước và điện giải ( vì có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi ).

- Uống nhiều nước: uống nước trái cây hoặc nước muối đường, Oresol.

- Ăn uống bình thường nhưng cần lưu ý hơn về thành phần thức ăn. Nên ăn các thức ăn dễ hấp thu như cháo, khoai tây, táo, cà rốt, bánh mì , chuối…Thận trọng với các sản phẩm từ sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua ( vì có chứa các vi khuẩn có lợi ). Tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, hoặc bơ.

- Nếu kèm theo ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô miệng, tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt…. cần đến cơ sở y tế theo dõi truyền dịch.

Đối với các trường hợp ợ hơi, đầy bụng…:

- Tránh ăn thức ăn có nhiều dầu ăn, đồ chiên, rán.

- Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày  ( 6 - 8 bữa/ngày )

- Ăn kỹ, nhai chậm.

- Dùng một số thuốc kháng acid ( theo chỉ dẫn của nhân viên y tế ).




Những thói quen của mẹ bầu gây hại thai nhi
Biện pháp ngừa sẩy thai trở lại
Những thói quen xấu gây vô sinh
Mất con vì “quên” phòng bệnh
Những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh
Những thời điểm kiêng kị thụ thai
Chuẩn bị mang thai không nên ăn gì?

(st)

khi mang thai mà bị đi ngoài phân không lãnh thì nên dùng thuốc gì
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
khi mang thai bị rối loạn tiêu hóa đi ngoài sống phân thì uống thuốc gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Khi mang thai bị ỉa chảy và di phân sống
hơn 1 tháng trước - Thích
E bị đi ngoại như nước có mùi tanh uống đc thuốc men tiêu hóbeko ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
mang thai 3thang cuoi bi roi loan tieu hoa o hoi day bung co nguy hiem den thai nhi khong
hơn 1 tháng trước - Thích
E dang bi roi loan tieu hoa va e cung dang mang thai thang thu 4 luc thi di phan loang luc thi phan ran va nhung con dau bung cu dau tung con . e phai lam sao ah ? Va nhu vay co anh huong toi thai nhi ko ah ?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận