Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
Triệu chứng của bệnh nhiễm sán chó
Như bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc những biểu hiện và nguyên nhân bênh sa dạ dày như thế nào , bài hôm nay chúng tôi xin đề cập đến 1 vài bài thuốc đông nam y điều trị bệnh sa dạ dày này trước hết chúng ta cần tìm hiểu lại những triệu chứng của bệnh này ra sao :
Người bị chứng sa dạ dày thường có biểu hiện gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó chịu.
Người bị chứng sa dạ dày thường có biểu hiện gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó chịu. Khi ăn cơm xong, cảm giác đầy trướng càng nặng hơn, có thể kèm theo đau bụng, ợ hơi, chóng mặt, mệt mỏi và đại tiện khô.
Nếu đứng, bạn có thể nhận thấy bụng trên phẳng, bụng dưới phình to và cơ bụng giãn ra.
Về lâu dài, sa dạ dày khiến sức khỏe người bệnh ngày càng suy kiệt, khả năng lao động giảm, tinh thần căng thẳng. Do vậy, bạn nên có những biện pháp để phòng bệnh như tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn, ăn uống điều độ và tập luyện vừa sức.
Bài thuốc đông nam chữa trị bệnh sa dạ dày :
- Chuối trộn mật ong : Chuối tiêu 2 quả, táo tây 2 quả, mật ong 30 ml. Rửa sạch táo, chuối bỏ vỏ, xay nhuyễn, cho mật ong vào đảo đều, chia làm 2 lần dùng trong ngày.Ngoài ra chuối cũng có công dung chữa bệnh đau dạ dày rất tốt .
- Nước củ sen, cam thảo: Củ sen 200g, cam thảo 3g, táo 2 quả, vị thuốc bạch thược 10g. Táo, củ sen rửa sạch, cắt nhỏ, ép thành nước, bạch thược và cam thảo cho vào nồi đất cùng 300 ml nước, nấu lấy nước. Trộn 2 loại nước với nhau khuấy đều để dùng, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Cà rốt, rau cần: Cà rốt 400g, rau cần 200g, lá su hào 200g, táo 300g, mật ong 30 ml. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước, cắt nhỏ, cho vào máy, ép lấy nước. Nếu quá đậm đặc có thể cho thêm nước vào, nếu chất xơ trong nước quá nhiều có thể vớt bỏ bớt, sau đó cho mật ong vào trộn đều là dùng được. Chia làm hai lần dùng trong ngày.
Ngoài ra, trong đông y cũng có bài thuốc dùng cho bệnh sa dạ dày, đó là bài gồm các vị: hoàng kỳ, đảng sâm (cùng 16g), bạch truật, đương quy (cùng 10g), trần bì, thăng ma, cam thảo (cùng 6g), sài hồ 4g.
Cách sắc (nấu) như sau: Nước đầu cho 3 chén nước sắc còn 1 chén, cho nước thuốc ra riêng; nước thứ 2 cho tiếp 3 chén, sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần trong ngày uống lúc no (sau khi ăn 30 phút). Một đợt uống liên tục 7-10 ngày.
Các lưu ý trong quá trình điều trị bệnh sa dạ dày này
Nếu bạn có người thân bị sa dạ dày và đang điều trị, đừng bỏ qua những lưu ý sau:
Hạn chế ăn thức ăn lạnh, cay, chua, thức ăn khó tiêu, đầy bụng. Thay vào đó, bạn chế biến món ăn dạng lỏng, mềm để dạ dày dễ co bóp và tiêu hóa. Bạn cũng nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp. Việc thường xuyên ăn đồ rán xào quá nhiều chất béo có thể khiến bệnh nặng hơn.
Luyện tập cơ bụng: Bạn tìm hiểu những bài tập giúp là săn chắc cơ bụng trên và cơ bụng dưới. Bạn chỉ nên tập sau khi ăn khoảng 2 giờ.