Bữa ăn thường là sự thưởng thức. Tuy nhiên, với một số người, nó lại là “nỗi ám ảnh” vì sau ăn, họ thường xuyên có cảm giác đau bụng, buồn nôn… Buồn nôn sau khi ăn có nguy hiểm không, và lý giải nguyên nhân vì sao con người hay bị buồn nôn sau khi ăn?
Lý giải chuyện con người bị buồn nôn khi ăn
Cảm giác buồn nôn, ọe (ói) xuất hiện ở con người từ khi mới lọt lòng. Đối với một đứa trẻ 4, 5 tháng tuổi, khi ăn những thức ăn đặc, sệt quá thì việc chúng trớ ra (nôn) là hết sức bình thường.
Tuy nhiên, cảm giác ấy tồn tại trong suốt cuộc đời mà chúng ta vô tình không hề để ý. Vậy đâu là thủ phạm của hiện tượng khó chịu trên?
Như đã biết, nôn ọe là phản ứng tiềm thức của con người từ khi còn là một đứa trẻ. Nó xuất hiện khi một đứa bé phải ăn những đồ ăn quá đặc mà ruột không thể hấp thụ. Kết quả là, để điều hòa quá trình ấy, nôn ọe hình thành để giúp bé không bị nghẹn và ngạt thở.
Khi nôn, cổ họng sẽ co thắt, đẩy thức ăn ngược lên miệng và ra ngoài. Nói cách khác, đây là một trong những bản năng sinh tồn của loài người. Chúng sẽ không xuất hiện nữa khi đứa trẻ được 9 tháng tuổi - khi bắt đầu ăn được những thức ăn đặc, sền sệt.
Mặc dù vậy, có một nghịch lí, não vẫn cho rằng bạn luôn là trẻ con. Một nghiên cứu đã chỉ ra, có từ 10 - 15% người lớn rất hay gặp hiện tượng buồn nôn, ọe như trên, đặc biệt là khi ăn.
Hầu hết họ đều mắc chứng kén ăn hoặc suy dinh dưỡng. Và thủ phạm chính là các loại thức ăn như chuối, khoai tây, đậu nghiền… - những món ăn vốn hết sức ngon miệng và được yêu thích.
Đặc điểm chung của những thực phẩm trên là chúng rất mềm, nhão, sệt. Nó hệt như những loại cháo, bột mà bạn được bố mẹ cho ăn khi chuyển từ giai đoạn bú sữa mẹ sang ăn các loại thức ăn.
Người lớn cho rằng, những thứ ấy dễ nuốt và giúp trẻ làm quen với thức ăn đặc nhưng kì thực không hẳn như vậy. Nếu chế biến không đúng thì những món ăn kể trên sẽ tạo cảm giác nhão, dính và bứ lại trong cổ. Nó khiến cơ thể bị lầm tưởng là đồ có hại, không tốt và tất nhiên sẽ kích hoạt cơ chế đào thải ra ngoài bằng cách… nôn.
Thậm chí, một số lượng không nhỏ những người hay buồn nôn, ọe là vì lúc nhỏ được tập cho ăn dặm quá muộn, dẫn đến tình trạng cơ thể rất nhạy cảm, sau này chỉ cần ăn những loại như chuối, khoai tây bột… hay chỉ nhìn thấy chúng thôi là cổ họng cũng đã tự co thắt, gây ra phản ứng buồn nôn khó ưa.
Một điểm đáng lưu ý rằng, phản ứng trên có mối liên hệ mật thiết với các dây thần kinh ở gan bàn tay và gan bàn chân. Không ít những đứa trẻ chỉ cần cù vào bàn chân là đã khiến chúng bị ọe, ói ra lập tức.
Các chuyên gia khi tiếp xúc với khoảng 160 người, họ tình cờ tìm ra rằng, chỉ cần nắm chặt tay người đang buồn nôn thì cường độ của cảm giác ấy tự nhiên giảm xuống đột ngột. Khi có sức nặng khoảng 1kg tác dụng lên điểm chính giữa lòng bàn tay, phản ứng ấy hoàn toàn biến mất hẳn.
Gần đây, một số nghiên cứu khoa học mới nhất cũng chỉ ra vài nguyên nhân khác của phản ứng nôn, ọe. Thật ngạc nhiên, đây là một phản ứng có di truyền. Nếu bố, mẹ bạn bị mắc hội chứng trên thì nguy cơ bạn lâm vào tình trạng tương tự cũng rất cao.
Trong một trường hợp khác, rất có thể bạn hay buồn nôn là do một tổn thương tâm lí hoặc cú sốc nào đó có liên quan tới thực phẩm. Chẳng hạn như hồi bé, bạn ăn một món ăn và món đó khiến bạn bị nghẹn, tiêu chảy, ốm…
Kết quả là sau này, khi lớn, những ám ảnh vẫn khiến bộ não mặc định khi gặp loại thức ăn đó hoặc loại nào giống thế, bạn sẽ buồn nôn ngay lập tức.
Vì sao bạn hay buồn nôn?
Tại sao lúc nào bạn cũng có cảm giác buồn nôn khó chịu đến thế? Có thể đây là triệu chứng tự nhiên nhưng cũng có khi lại ẩn chứa nhiều bệnh khác đấy!
Triệu chứng của buồn nôn và nôn?
- Thấy khó chịu và nhộn nhạo ở dạ dày
- Kèm theo cảm giác chóng mặt và mệt mỏi
- Cảm nhận rõ sự co thắt của dạ dày và thực quản nhưng không nôn các chất ra ngoài. Hiện tượng này người ta gọi là nôn khan.
- Bạn có thể nôn hẳn thức ăn ra ngoài miệng.
- Cảm giác khát, khô môi và miệng, tiểu ít là hiện tượng xuất hiện sau khi nôn xong.
Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên buồn nôn?
Khi thường xuyên bị nôn nao hoặc nôn, bạn có thể điểm mặt những nguyên nhân sau:
- Rối loạn ăn uống
- Bị ngộ độc thức ăn
- Say tàu xe và say sóng
- Do nguyên nhân tâm lý và rối loạn tâm thần
Tuy nhiên, buồn nôn hoặc nôn có thể là những tín hiệu được gửi từ não nhằm thông báo cho bạn biết rằng cơ thể bạn đang tiềm ẩn nhiều bệnh tật khá nghiêm trọng như:
- Tổn thương đầu
- Chảy máu dạ dày
- Viêm túi mật, viêm ruột thừa
- Chứng đau nhức nửa đầu
- U não
- Nhiễm trùng não, màng não
- Não nhiều dịch
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến cơ thể nổi mẩm, khó thở. Một số thuốc dùng trong điều trị ung thư và thuốc giảm đau loại mạnh cũng khiến bị nôn ói.
- Ngoài ra, nôn và buồn nôn còn là triệu chứng của một quá trình ốm nghén ở những XX đang có bầu.
Buồn nôn có cần phải đi khám?
Nếu bạn buồn nôn nghiêm trọng và không uống được nước trong vòng 8-10 giờ liền thì bạn nên đến bệnh viện để khám nhé.
Đặc biệt nếu buồn nôn và nôn kèm theo những triệu chứng như: nôn ra máu, đau quặn bụng, sốt, hôn mê … thì nhất thiết bạn phải gọi cấp cứu đến bệnh viện sớm để được làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp CT não... Khi xác định nguyên nhân gây buồn nôn hoặc nôn thì bác sỹ mới có cách chữa trị hiệu quả cho bạn được.
Sau khi làm tất cả các xét nghiệm mà kết quả vẫn bình thường và bạn vẫn bị buồn nôn thì có thể do yếu tố tâm lý đấy.
Những dấu hiệu “đáng lo” sau khi ăn
Bữa ăn thường là sự thưởng thức. Tuy nhiên, với một số người, nó lại là “nỗi ám ảnh” vì sau ăn, họ thường xuyên có cảm giác đau bụng, buồn nôn… Dưới đây là 7 dấu hiệu đáng lo ngại sau bữa ăn mà bạn cần quan tâm.
Trướng bụng
Sau bữa ăn có hiện tượng trướng bụng. Cảm giác này đôi khi lặp lại vào cuối ngày với các biểu hiện bị nấc, cảm giác ăn không ngon, trọng lượng cơ thể giảm sút hoặc sắc mặt xanh xám.
Khi đó, cần tới các phòng bệnh để kiểm tra xem mình có mắc chứng viêm dạ dày mãn tính, hoặc chứng sa dạ dày không.
Tức ngực
Sau bữa ăn, nếu như cảm thấy tức ngực, mức độ mạnh nhẹ khác nhau, khi mạnh nhất có thể gây ra cảm giác đau nhói thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thực quản hoặc ung thư thực quản giai đoạn đầu.
Ợ chua
Hiện tượng ợ chua, lo lắng, bồn chồn, đau ngực thường xuyên xuất hiện sau mỗi bữa ăn sẽ cảnh báo về sự “trục trặc” trong lưu thông giữa dạ dày và thực quản.
Đau bụng, buồn nôn
Bạn cảm thấy lo sợ vì cảm giác bụng đau, buồn nôn, đầy hơi sau bữa ăn. Những cơn đau có tính quy luật như đau bụng khi kinh ngạc, giận dữ hoặc ăn những thực phẩm có chứa chất kích thích, nhiều khả năng là dấu hiệu của bệnh loét dạ dày.
Đau vùng thượng vị
Cứ hai tiếng sau bữa ăn là lại thấy đau vùng thượng vị, cơn đau thậm chí còn có thể làm tỉnh giấc lúc nửa đêm. Khi mới bắt đầu ăn, bạn cảm thấy rất thoải mái, nhưng sau bữa ăn, hiện tượng ợ chua và đau râm ran vùng thượng vị lại “ghé thăm”. Khi đó, nhiều khả năng là đã mắc bệnh viêm hoặc loét đại tràng.
Nôn ra máu
Sau bữa cơm, có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, thậm chí là nôn ra máu. Nếu như trước đây từng có tiền sử về bệnh dạ dày thì nay là lúc bệnh đã trở nên nặng hơn. Còn nếu đây là những biểu hiện lần đầu, đi cùng với nó là những hiện tượng như thiếu máu, gày gò, chán ăn, bạn cần kiểm tra sức khỏe của mình, nhất là các bệnh về dạ dày.
Đi ngoài
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, miệng đắng, nóng trong… Bạn có khả năng đã mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính hoặc bệnh lỵ.
Nếu số lần đi ngoài tăng lên, phân lỏng có dạng như nước. Thường xuyên đau bụng không rõ nguyên nhân, số lần đại tiện giảm, nhưng lại kéo dài liên tục. Rất có thể bạn đang bị viêm ruột thừa.
Ngoài ra, chỉ cần ăn một chút đồ cay nóng, dầu mỡ, hay như ăn thức ăn sống, uống rượu bia, bạn lại có cảm giác đau bụng. Hãy cẩn thận, nhiều khả năng bạn đang rối loạn đường ruột.
Nếu cảm giác đó được lan truyền đến phần vai, bạn sẽ có thể bị viêm túi mật hoặc mắc chứng bệnh gan kết sỏi.
Sau khi ăn xong nên làm gì?
"Năm điều không nên" sau khi ăn
Khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều các mẹ nên chú ý
Sau khi sinh cần kiêng những gì
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Chăm sóc cơ thể sau khi sinh
(st)