Bữa ăn thường là sự thưởng thức. Tuy nhiên, với một số người, nó lại là “nỗi ám ảnh” vì sau ăn, họ thường xuyên có cảm giác đau bụng, buồn nôn… Buồn nôn sau khi ăn có nguy hiểm không, và lý giải nguyên nhân vì sao con người hay bị buồn nôn sau khi ăn?
Lý giải chuyện con người bị buồn nôn khi ăn
Cảm giác buồn nôn, ọe (ói) xuất hiện ở con người từ khi mới lọt lòng. Đối với một đứa trẻ 4, 5 tháng tuổi, khi ăn những thức ăn đặc, sệt quá thì việc chúng trớ ra (nôn) là hết sức bình thường.
Tuy nhiên, cảm giác ấy tồn tại trong suốt cuộc đời mà chúng ta vô tình không hề để ý. Vậy đâu là thủ phạm của hiện tượng khó chịu trên?
Như đã biết, nôn ọe là phản ứng tiềm thức của con người từ khi còn là một đứa trẻ. Nó xuất hiện khi một đứa bé phải ăn những đồ ăn quá đặc mà ruột không thể hấp thụ. Kết quả là, để điều hòa quá trình ấy, nôn ọe hình thành để giúp bé không bị nghẹn và ngạt thở.
Khi nôn, cổ họng sẽ co thắt, đẩy thức ăn ngược lên miệng và ra ngoài. Nói cách khác, đây là một trong những bản năng sinh tồn của loài người. Chúng sẽ không xuất hiện nữa khi đứa trẻ được 9 tháng tuổi - khi bắt đầu ăn được những thức ăn đặc, sền sệt.
Mặc dù vậy, có một nghịch lí, não vẫn cho rằng bạn luôn là trẻ con. Một nghiên cứu đã chỉ ra, có từ 10 - 15% người lớn rất hay gặp hiện tượng buồn nôn, ọe như trên, đặc biệt là khi ăn.
Hầu hết họ đều mắc chứng kén ăn hoặc suy dinh dưỡng. Và thủ phạm chính là các loại thức ăn như chuối, khoai tây, đậu nghiền… - những món ăn vốn hết sức ngon miệng và được yêu thích.
Đặc điểm chung của những thực phẩm trên là chúng rất mềm, nhão, sệt. Nó hệt như những loại cháo, bột mà bạn được bố mẹ cho ăn khi chuyển từ giai đoạn bú sữa mẹ sang ăn các loại thức ăn.
Người lớn cho rằng, những thứ ấy dễ nuốt và giúp trẻ làm quen với thức ăn đặc nhưng kì thực không hẳn như vậy. Nếu chế biến không đúng thì những món ăn kể trên sẽ tạo cảm giác nhão, dính và bứ lại trong cổ. Nó khiến cơ thể bị lầm tưởng là đồ có hại, không tốt và tất nhiên sẽ kích hoạt cơ chế đào thải ra ngoài bằng cách… nôn.
Thậm chí, một số lượng không nhỏ những người hay buồn nôn, ọe là vì lúc nhỏ được tập cho ăn dặm quá muộn, dẫn đến tình trạng cơ thể rất nhạy cảm, sau này chỉ cần ăn những loại như chuối, khoai tây bột… hay chỉ nhìn thấy chúng thôi là cổ họng cũng đã tự co thắt, gây ra phản ứng buồn nôn khó ưa.
Một điểm đáng lưu ý rằng, phản ứng trên có mối liên hệ mật thiết với các dây thần kinh ở gan bàn tay và gan bàn chân. Không ít những đứa trẻ chỉ cần cù vào bàn chân là đã khiến chúng bị ọe, ói ra lập tức.
Các chuyên gia khi tiếp xúc với khoảng 160 người, họ tình cờ tìm ra rằng, chỉ cần nắm chặt tay người đang buồn nôn thì cường độ của cảm giác ấy tự nhiên giảm xuống đột ngột. Khi có sức nặng khoảng 1kg tác dụng lên điểm chính giữa lòng bàn tay, phản ứng ấy hoàn toàn biến mất hẳn.
Gần đây, một số nghiên cứu khoa học mới nhất cũng chỉ ra vài nguyên nhân khác của phản ứng nôn, ọe. Thật ngạc nhiên, đây là một phản ứng có di truyền. Nếu bố, mẹ bạn bị mắc hội chứng trên thì nguy cơ bạn lâm vào tình trạng tương tự cũng rất cao.
Trong một trường hợp khác, rất có thể bạn hay buồn nôn là do một tổn thương tâm lí hoặc cú sốc nào đó có liên quan tới thực phẩm. Chẳng hạn như hồi bé, bạn ăn một món ăn và món đó khiến bạn bị nghẹn, tiêu chảy, ốm…
Kết quả là sau này, khi lớn, những ám ảnh vẫn khiến bộ não mặc định khi gặp loại thức ăn đó hoặc loại nào giống thế, bạn sẽ buồn nôn ngay lập tức.
Vì sao bạn hay buồn nôn?
Tại sao lúc nào bạn cũng có cảm giác buồn nôn khó chịu đến thế? Có thể đây là triệu chứng tự nhiên nhưng cũng có khi lại ẩn chứa nhiều bệnh khác đấy!
Triệu chứng của buồn nôn và nôn?
- Thấy khó chịu và nhộn nhạo ở dạ dày
- Kèm theo cảm giác chóng mặt và mệt mỏi
- Cảm nhận rõ sự co thắt của dạ dày và thực quản nhưng không nôn các chất ra ngoài. Hiện tượng này người ta gọi là nôn khan.
- Bạn có thể nôn hẳn thức ăn ra ngoài miệng.
- Cảm giác khát, khô môi và miệng, tiểu ít là hiện tượng xuất hiện sau khi nôn xong.
Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên buồn nôn?
Khi thường xuyên bị nôn nao hoặc nôn, bạn có thể điểm mặt những nguyên nhân sau:
- Rối loạn ăn uống
- Bị ngộ độc thức ăn
- Say tàu xe và say sóng
- Do nguyên nhân tâm lý và rối loạn tâm thần
Tuy nhiên, buồn nôn hoặc nôn có thể là những tín hiệu được gửi từ não nhằm thông báo cho bạn biết rằng cơ thể bạn đang tiềm ẩn nhiều bệnh tật khá nghiêm trọng như:
- Tổn thương đầu
- Chảy máu dạ dày
- Viêm túi mật, viêm ruột thừa
- Chứng đau nhức nửa đầu
- U não
- Nhiễm trùng não, màng não
- Não nhiều dịch
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến cơ thể nổi mẩm, khó thở. Một số thuốc dùng trong điều trị ung thư và thuốc giảm đau loại mạnh cũng khiến bị nôn ói.
- Ngoài ra, nôn và buồn nôn còn là triệu chứng của một quá trình ốm nghén ở những XX đang có bầu.
Buồn nôn có cần phải đi khám?
Nếu bạn buồn nôn nghiêm trọng và không uống được nước trong vòng 8-10 giờ liền thì bạn nên đến bệnh viện để khám nhé.
Đặc biệt nếu buồn nôn và nôn kèm theo những triệu chứng như: nôn ra máu, đau quặn bụng, sốt, hôn mê … thì nhất thiết bạn phải gọi cấp cứu đến bệnh viện sớm để được làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp CT não... Khi xác định nguyên nhân gây buồn nôn hoặc nôn thì bác sỹ mới có cách chữa trị hiệu quả cho bạn được.
Sau khi làm tất cả các xét nghiệm mà kết quả vẫn bình thường và bạn vẫn bị buồn nôn thì có thể do yếu tố tâm lý đấy.
Tình trạng buồn nôn khi ăn là bệnh gì
Bác sĩ cho em hỏi: Em bị tình trạng ăn vào là có hiện tượng buồn nôn, không thể ăn no được, ăn rất chậm mãi mới nuốt được, trong khi ăn cứ buồn nôn, cố gắng nuốt, cơ thể gầy đi, em đã đi khám tổng thể mà không tìm ra bệnh, giờ ăn uống không được ngon miệng, gầy đi, em bực mình lắm. Mong bác sĩ tư vấn.
Trả lời: BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú-Chuyên khoa Nội - Sản - Nhi-Khoa Giám định – Viện Pháp y Quốc gia
Chào em,
Buồn nôn và nôn không phải là một bệnh mà là biểu hiện của nhiều tình trạng, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý hoặc một phản xạ nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm.
Buồn nôn và nôn đều do hệ thống thần kinh trung ương chi phối. Buồn nôn hoặc nôn sinh lý hay gặp ở phụ nữ đang mang thai (nghén). Buồn nôn do phản xạ nhìn thấy chất bẩn hoặc ngửi thấy mùi tanh, hôi hoặc nhìn thấy thức ăn không phù hợp, do say tàu xe v.v...
Buồn nôn và nôn cũng gặp trong một số bệnh lý, nhất là bệnh đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày, tá tràng, hẹp môn vị, viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa hoặc bị bị chèn ép do khối u (u manh tràng, lao phúc mạc, lao ruột…).
Các bệnh gan mật như viêm gan, viêm đường mật, sỏi đường mật hoặc các bệnh về tuỵ như viêm tuỵ cấp, u đầu tuỵ cũng có thể gây chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.
Một số bệnh nội tiết như bệnh tuyến giáp cũng có thể gây buồn nôn, chán ăn, gầy sút cân.
Một số bệnh như rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, viêm não, u não cũng gây buồn nôn, nôn. Ngoài ra, người ta thấy có một số trường hợp dùng thuốc có tác dụng phụ cũng gây buồn nôn hoặc nôn thực sự. Người uống rượu, bia cũng bị hiện tượng này nhất là lúc uống quá nhiều do cồn có trong bia rượu khi vào dạ dày đã tạo thành chất gây buồn nôn, nôn hoặc do niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mạnh gây viêm cấp cũng gây buồn nôn và nôn.
Như thế có thể thấy rằng các nguyên nhân gây chán ăn, buồn nôn rất đa dạng mà đôi khi việc khám tổng quát một lần không thể xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên nếu em đã được khám xét kỹ lưỡng và chắc chắn loại trừ các nguyên nhân bệnh lý thì tình trạng buồn nôn của em có thể được gọi là buồn nôn không rõ nguyên nhân.
Với tình trạng này thì việc quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và đủ nước cho cơ thể, vì buồn nôn, nôn có thể khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Để làm đơpcj điều này thì em có thể thử thay đổi chế độ ăn, chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chế biến sao cho hợp khẩu vị. Có thể chế biến thành những món canh, súp, cháo… cho đù dinh dưỡng. Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần trong ngày để giảm kích thích cho dạ dày. Uống bổ sung thêm các vitamin và muối khoáng. Uống đủ nước. Có thể dùng thêm một số sản phẩm như sữa dành cho người gày để
Các thuốc có thể hiệu quả để điều trị buồn nôn không rõ nguyên nhân bao gồm các nhóm phenothiazines (vd, prochlorperazine), nhóm làm tăng sự vận động (vd, metoclopramide), và nhóm đối kháng serotonin (vd, ondansetron). Tuy nhiên các nghiên cứu về tính hiệu quả của các thuốc chống nôn và buồn nôn còn ít, vì vậy việc áp dụng một loại thuốc nào đó để điều trị cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ tùy theo từng trường hợp.
Chúc em mau khỏe!
(st)