Sau khi nặn mụn có nên đắp mặt nạ dưa leo dưỡng da không?

Việc nặn mụn không được khuyến khích nhưng nếu đã tới ngày tới tháng thì bạn cũng nên tìm cách trục xuất chúng ra ngoài. Nhưng sau khi nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ dưỡng da không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

CÓ NÊN NẶN MỤN RỒI ĐẮP DƯA LEO?

Em bị mụn trứng cá rất nhiều, có nên nặn mụn ra rồi đắp mặt nạ dưa leo không? làm sao cho hết mụn, thưa BS?

Em 20 tuổi bị mụn trứng cá rất nhiều, có nên nặn mụn ra rồi đắp mặt nạ dưa leo không? Làm thế có đỡ mụn không? làm sao cho hết mụn, thưa BS?
(Nguyễn Thị Ngọc Hà - TP.HCM)

Chào em,

Khi bị mụn tức là da đang bị viêm . Những tác động cơ học như cạy, nặn, mát xa hoặc đắp các chế phẩm có chất tẩy làm bong tróc lên da đang bị viêm sẽ gây quá trình viêm nặng lên, đôi khi bị viêm tấy ra cả vùng da xung quanh, gây nhiễm trùng làm cho các mụn hóa mủ. Khi cạy nặn mà mụn đang viêm thì sau này hay để lại vết thâm dai dẳng trên da mặt trông rất xấu.

Nếu em đắp mặt nạ trong lúc đang bị mụn thì sẽ làm bong mất lớp bảo vệ da phía trên cùng nên làm cho da dễ bị nhiễm khuẩn. Tốt nhất là không nên sờ tay lên mặt, không cậy nặn hoặc đắp mặt nạ. Em nên rửa mặt bằng các sữa làm sạch chất bẩn và chất nhờn trên da mặt như panoxyl, teenderm gel...

Tại chỗ nặn nên bôi ban ngày bằng các chế phẩm sát khuẩn như eryfluid, foban. Bôi buổi tối các chế phẩm có chứa isotretinoin 0,05%-0,1% như izotren, isotrex... Các chế phẩm phải bôi rất mỏng, bôi đúng mụn, không thoa vào da lành.

Toàn thân nếu có viêm đỏ nhiều hoặc có các mụn mủ thì phải uống một đợt thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

CHÚNG TA CÙNG TÌM HIỂU BÍ QUYẾT NẶN MỤN ĐẢM BẢO VỆ SINH NHÉ


Mụn nào được nặn? mụn nào không? nặn như thế nào? cũng là một vấn đề đáng phải lưu tâm.

Mụn – nỗi lo muôn thủa

Các tuyến bã dưới da bình thường sẽ có nhiệm vụ bài tiết lớp chất nhờn để tráng đều mặt da. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố giới tính, chúng bỗng chốc hoạt động rất mạnh mẽ khiến chất bã dư thừa đọng lại trong nang tuyến bã. Đây là nguyên nhân hình thành các túi mụn trên mặt tiền. Tùy theo kích thước và độ sâu mà mụn xuất hiện với các dạng khác nhau như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mạch lươn…

Khi nào thì chúng mình được phép nặn mụn?

Nếu như ấy có thói quen nặn mụn thì việc đầu tiên teen cần ghi nhớ chính là danh sách các loại mụn bị nghiêm cấm nặn, bóp đấy! Lý do vì nếu chẳng may chúng mình đụng đến những gã này thì hậu quả là da sẽ bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm và thậm chí là khiến mụn phát triển ồ ạt hơn nữa cơ. Đó chính là:

- Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ và cục sưng to, đau, không thấy cồi mụn.

- Mụn trứng cá cụm mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ thường lớn và rất đau, tạo nhiều đường dò chảy dịch hoặc mủ rất hôi.

- Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà teen táy máy nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.

Còn đối với các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm thì teen có thể nặn (nhưng không khuyến khích nhá!) khi thấy đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm mụn. Điều đó báo hiệu cho chúng mình biết rằng mụn đã già và an toàn cho việc nặn đó mà! Tuy nhiên, ngay cả lúc này, teen cũng cần nắm chắc những bí quyết để xử lý đám mụn đó bằng tay thật an toàn nha!

Bước 1: Xông hơi da mặt

Việc xông hơi trước khi nặn mụn sẽ làm mở rộng lỗ chân lông, giải phóng một phần chất độc có trong đó ra ngoài. Nhờ vậy mà teen mới có điều kiện an toàn hơn cho bước làm sạch tiếp theo. Các ấy nên xông hơi khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Nếu bạn nào không có thời gian thì có thể đắp một chiếc khăn thấm nước đủ ấm lên mặt trong trong vài phút cũng được nhé!

Bước 2: Rửa tay thật sạch

Tất nhiên, trước khi thực thi công cuộc nặn mụn, chúng mình cần rửa sạch tay. Việc này sẽ giúp giảm tối thiểu vi khuẩn xâm nhập vào da. Teen cũng chú ý là nếu ấy muốn dùng kim để khều thì tốt nhất hãy khử trùng chúng trước khi sử dụng và tuyệt đối không dùng đầu móng tay nặn mụn đâu nhá!

Bước 3: Sử dụng gạc thấm

Quấn một tấm gạc bông quanh ngón tay để sẵn sàng chấm lên da sau khi nặn mụn.

Bước 4: Nặn nhẹ nhàng

Ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn. Nếu teen không muốn để lại sẹo sau này thì hãy nặn rất nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn nghen!

Bước 5: Rửa mặt

Sau khi nặn, chúng mình cần rửa mặt lại với sữa hay nước rửa có chứa thành phần kháng khuẩn. Ấy cũng có thể đắp ngay mặt nạ nếu muốn da sạch hoàn toàn. Lúc này tốt nhất teen chỉ nên sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên để tránh việc dị ứng đó!

Bước 6: Bôi thuốc

Ấy hãy tìm những sản phẩm có chứa cách thành phần benzoyl peroxide, hydrogen peroxide, salicylic acid, alpha hydroxyl acid để chấm lên vùng da vừa bị nặn mụn. Các chất này sẽ giúp mụn khô nhanh hơn và tránh hình thành vết đỏ nha!

Ngoài ra, teen cũng cần nhớ thêm một vài mẹo nhỏ sau nè:

- Đặt một cục nước đá lên mụn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và se lỗ chân lông.
- Sau khi nặn mụn, các ấy có thể chấm một chút nhựa lô hội lên chỗ da đó để giúp vết thương liền nhanh hơn.

Cuối cùng, chỗ mụn có thể hình thành vảy nên teen đừng quá lo lắng hay hốt hoảng khi thấy hiện tượng này nha!

MẸO NẶN MỤN AN TOÀN

Việc nặn mụn không được khuyến khích nhưng nếu đã tới ngày tới tháng thì bạn cũng nên tìm cách trục xuất chúng ra ngoài.

Khi nặn mụn, bạn sẽ vô tình đẩy vi khuẩn và bã nhờn vào sâu trong da, kết quả là ổ mụn sẽ bị nhiễm trùng và nguy cơ lây lan vi khuẩn sang các vùng da khác. Và thay vì 1 đốm mụn, bạn có thể bị 2-3 đốm sau đó.

Vì thế, cách để nặn mụn an toàn và hiệu quả là điều hết sức cần thiết. Sau đây là một số lưu ý không nên bỏ qua:

- Hãy làm sạch bàn tay, móng tay của bạn trước khi quyết định nặn mụn.

- Cách nặn mụn tốt nhất là sau khi tắm vì lúc này hơi nước giúp lỗ chân lông nở lớn nên mụn trứng cá sẽ dễ dàng bật lên hơn.

- Quấn ngón tay trỏ quanh một chiếc khăn giấy và nhẹ nhàng ấn vào vùng mụn.

- Lưu ý không bóp mụn hoặp dùng móng tay ấn vào mụn, điều này sẽ gây kích ứng da của bạn.

- Thực hiện động tác nhẹ nhàng, xoay ngón tay theo bốn hướng quanh mụn để mụn từ từ trồi lên.

- Nếu mụn của bạn đã sẵn sàng để trồi lên, thời gian nặn mụn sẽ diễn ra nhanh  chóng, còn nếu nó vẫn chưa muốn chia tay làn da thì tốt nhất đừng cố ép buộc.

- Sau khi nặn mụn, nên dùng tinh dầu trà xanh để giúp sát khuẩn và se lỗ chân lông.

Ngoài ra, nếu thường xuyên bị mụn tấn công, bạn cần lưu ý lại chế độ dinh dưỡng của bạn. Nên uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh, tập thể dục đều đặn. Mỗi tuần bạn nên dành 2 lần để đắp mặt nạ với một số loại mặt nạ từ thiên nhiên có tác dụng rất tốt với mụn trứng cá.

Mặt nạ lòng trắng trứng, chanh tươi

Chanh tươi vẫn thường được sử dụng để điều trị mụn, kết hợp với lòng trắng trứng sẽ giúp giảm bớt lượng nhờn cho da, vì thế giúp da dần dần hết mụn. Chỉ cần 1 lòng trắng trứng đánh bông với 1 thìa cà phê nước cốt chanh là bạn đã có thể chiến thắng mụn.

Mặt nạ cà chua, sữa chua

Không chỉ giúp làm sạch mụn, cà chua còn có tác dụng làm se lỗ chân lông và sáng da. Kết hợp 2 loại này bạn sẽ có loại mặt nạ rất an toàn với da nhạy cảm. Nên sử dụng 1 tuần ba lần sau đó giảm số lượng xuống 1-2 lần một tuần cho tới khi hết mụn.


Mặt nạ dưa chuột

Dưa chuột có tác dụng làm da mịn màng rất tốt. Bạn nên sử dụng dưa chuột để dưỡng da cũng như phòng trừ mụn trứng cá. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần một quả dưa chuột tươi, rửa sạch và cắt lát mỏng đắp lên mặt. Mặt nạ chỉ nên sử dụng trong 15 phút và rửa lại với nước ấm.