Nạo, phá thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng ở chỗ là không phải người phụ nữ nào cũng có những hiểu biết đầy đủ về tác hại, biến chứng phức tạp do việc nạo, phá thai mang lại. Bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có cái nhìn đầy đủ nhất về vấn đề này.
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế trên thế giới thì có tới 75% ca nạo, phá thai dẫn tới sự tổn thương cổ tử cung. Nó làm cổ tử cung mở sớm, yếu dần và cuối cùng là không thể mang nổi bào thai sau này. Ngoài ra, sẽ có khoảng 10% phụ nữ sau phá thai bị dính vòi trứng dẫn tới vô sinh ở ngay giai đoạn đầu, 30% giai đoạn 2 và hơn 60% ở giai đoạn 3. Nguy cơ dẫn tới vô sinh thứ phát của những phụ nữ đã từng ít nhất 1 lần phá thai cao gấp 3 – 4 lần những người phụ nữ khác. Khoảng 25% phụ nữ phá thai ngay khi mang bầu lần thứ nhất thì phải rất lâu sau mới có thai tiếp và 5 – 10% sẽ bị vô sinh và khả năng chửa ngoài tử cung cao 7 – 15 lần so với những phụ nữ khác. Nạo, hút thai, tưởng như chỉ là một thủ thuật đơn giản, nhưng biến chứng của nó thì vô cùng nguy hiểm.
Nạo phá thai tác động rất xấu tới sức khỏe sinh sản
Biến chứng do kỹ thuật
- Sau khi nạo, hút thai biến chứng dễ gặp nhất là viêm nhiễm đường sinh dục. Do các dụng cụ y tế đưa vào tử cung có thể chưa được diệt khuẩn triệt để. Khi gặp biến chứng này, nhẹ thì gây viêm nội mạc tử cung, nặng thì dẫn đến viêm dính tử cung, vòi trứng và có thể dẫn đến vô sinh. Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu làm người nạo, hút thai sau 2 – 3 ngày sẽ sốt dữ dội, khó thở, mê sảng… Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Hơn nữa, các thao tác nạo, phá thai nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể làm cho cổ tử cung bị rách, thủng. Nếu không được phát hiện có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu dữ dội và nguy cơ viêm nhiễm cao. Ngoài ra, trong các ca nạo, hút thai to, bác sĩ sẽ phải gây mê cho bệnh nhân, khi đó người phụ nữ có thể phải đối diện với nguy cơ bị phản ứng thuốc mê, có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây sốc hoặc tệ hơn là chết ngay lập tức.
- Một trong các biến chứng thường gặp nữa ở những ca nạo, hút thai là sót nhau hoặc sót một phần thai, có thể gây đau đớn, chảy máu… nếu không được can thiệp kịp thời cũng có thể gây vô sinh.
Cho đến nay chưa có những nghiên cứu cụ thể về tỉ lệ vô sinh sau nạo, phá thai, nhưng thực tế có không ít các cặp vợ, chồng bị vô sinh sau một lần nạo, phá thai, nhất là việc nạo, phá thai diễn ra ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Vì vậy, y học vẫn cho rằng nạo, phá thai có thể gây vô sinh.
Biến chứng về tâm lý
Thai nghén tạo ra những thay đổi lớn trong cơ thể người phụ nữ. Bất ngờ chấm dứt sự tồn tại của bào thai (phá thai) không thể không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các bộ phận và các mô trong cơ thể. Có trường hợp sau khi phá thai, chức năng của hệ thống thần kinh trung ương bị phá vỡ, hệ thống nội tiết và đặc biệt là buồng trứng bị tổn thương. Các hiện tượng kinh nguyệt không đều, giảm cảm giác trong quan hệ tình dục, suy nhược thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ… là thường gặp. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sau khi phá thai, xuất hiện tắc từng phần hoặc hoàn toàn các ống dẫn trứng, dẫn đến việc thai ngoài dạ con, vô sinh, đòi hỏi phải chữa chạy lâu và kiên trì, mà nhiều khi không đạt được kết quả mong muốn.
Trên thực tế, người đi phá thai phải chịu sự đau đớn một cách trực tiếp trong suốt quá trình nạo, hút. Đặc biệt là các bạn gái chưa sinh nở lần nào, cổ tử cung còn bé, kích thước còn nhỏ thì sự đau đớn tăng lên gấp nhiều lần. Tiếp theo sau khi đã trải qua quá trình nạo, phá thai, sự đau đớn và sợ hãi có thể dẫn đến những biến đổi trầm trọng về mặt tâm lý như: không còn ham muốn quan hệ tình dục, không đạt được khoái cảm khi quan hệ tình dục…
Thai nhi dù là được thụ thai trong trường hợp nào thì mối quan hệ mẹ – con và sợi dây tình cảm máu mủ cũng để lại ấn tượng nào đó trong cơ thể người phụ nữ. Vì vậy nếu vứt bỏ cái thai đi thì ít nhiều người mẹ cũng có cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân hay xót thương…
Biến chứng về nội tiết
- Đau do tử cung co lại: tử cung co lại sau khi nạo, hút thường dẫn tới cảm giác đau bụng (cảm giác này sau khi sinh cũng có).
- Chứng màng trong tử cung nằm sai vị trí: khi nạo, hút thai, do các nguyên nhân như sự co bóp của tử cung, hoặc áp lực của ống hút, khiến máu chảy vào trong bụng sẽ có lẫn một ít màng trong tử cung (tử cung nội mạc) và nuôi cấy luôn trong khoang bụng, hình thành nên chứng màng trong tử cung nằm sai vị trí. Từ đó dẫn đến đau bụng, thống kinh (đau bụng kinh), vô sinh thứ phát, rối loạn kinh nguyệt và rất đau khi giao hợp.
Buồng tử cung dính nhau: khi nạo, hút làm lớp cơ thành tử cung bị tổn thương, 2 vách trước và sau của tử cung dính nhau, làm xuất hiện các triệu chứng đau bụng, bế kinh…
- Viêm khoang chậu: sau khi phẫu thuật, nếu khoang chậu bị viêm nhiễm (pelvic intecion) sẽ gây đau bụng.
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI PHÁ THAI
Dù là dùng thuốc hay thủ thuật bỏ thai thì các biến chứng như xuất huyết, thủng tử cung, nhiễm trùng... vẫn có thể xảy ra.
Ngoài vô sinh, chị em còn phải đối mặt với rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng cả tính mạng khi quyết định phá thai.
Xuất huyết
Dù là dùng thuốc gây tê hay thuốc gây mê khi phá thai thì khả năng xuất huyết là ngang nhau. Nếu không may, sau khi phá thai, chị em phải đối mặt nguy cơ huyết chảy không cầm và phải can thiệp bằng nhiều biện pháp.
Xuất huyết có thể là hậu quả của tử cung xơ hóa, rối loạn đông máu hoặc hút thai không trọn. Xuất huyết mà không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Thủng tử cung
Thủng tử cung có thể xảy ra trong trường hợp nong cổ tử cung hoặc khi hút thai. Trong quá trình nạo hút thai cũng có thể dẫn tới thủng ruột. Để biết chính xác mức độ thủng thế nào, bác sĩ sẽ cần phải siêu âm và nội soi cẩn thận.
Rách cổ tử cung
Hậu quả rách cổ tử cung do phá thai thường hiếm gặp và lành tính. Nếu chẳng may cổ tử cung bị rách thì cũng không bị chảy quá nhiều máu và để lại sẹo nhưng không ảnh hưởng đến tương lai về sau.
Sót nhau
Nếu bị sót nhau thì ca phẫu thuật bỏ thai đó là chưa thành công. Trường hợp bị sót nhau sẽ gây ra rong huyết, tử cung không co lại.
Có thể phát hiện sót nhau qua siêu âm và phải can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng thường là hậu quả do khâu kỹ thuật vô trùng không cẩn thận. Các biến chứng nhiễm trùng có thể có những dấu hiệu ra bên ngoài như sốt, tử cung nhạy cảm đau,... Đối với biến chứng nhiễm trùng, hầu hết các trường hợp đều dùng kháng sinh để điều trị.
Vô sinh
Nhiễm trùng sau khi phá thai có khả năng dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung. Ngoài ra, sau nạo hút thai, nguy cơ dính buồng tử cung có tỷ lệ thường gặp cao hơn so với hút thai.
Tất cả những yếu tố trên đều có thể khiến chị em khó có thai trở lại, dễ bị sảy thai tự nhiên muộn, hoặc sinh non. Chị em nạo hút bỏ thai lần đầu có nguy cơ gặp phải các triệu chứng này cao hơn cả.
6 KHÔNG SAU KHI PHÁ THAI
Các chị em hãy chú ý để có thể tự chăm sóc sức khỏe của mình khi quyết định phá thai - một quyết định khó khăn về mặt cảm xúc và thể chất với bất cứ phụ nữ nào.
Không đứng lên về nhà ngay tức thì
Hầu hết các phòng khám thực hiện nạo phá thai đều có thể cho bạn về nhà sau quá trình thực hiện trong vòng 1h hoặc thời gian nhiều hơn.
Tuy nhiên điều này tùy thuộc vào sức khỏe của bạn khi ấy. Nếu bạn có một tình trạng sức khỏe tốt, bạn có thể về nhà ngay sau đó 1h. Nhưng nếu sức khỏe có vấn đề hoặc do ảnh hưởng của chất gây mê thì bạn có thể phải nghỉ ngơi tại bệnh viện trong thời gian lâu hơn.
Nhiều phụ nữ sau khi phá thai có thể có một cảm giác nhẹ nhõm nhưng một số chị em lại có thể cảm thấy tội lỗi hoặc những cảm xúc nhiều cung bậc khác. Nếu bạn đang ở tình cảnh này, hãy yêu cầu phòng khám cho gặp một chuyên gia tư vấn để giúp bạn điều chỉnh cảm xúc, hướng dẫn, hỗ trợ cho bạn nhiều điều bạn chưa biết.
Không sử dụng tampon
Sau khi phá thai, bạn sẽ bị chảy máu ở vùng kín như là một chu kỳ nguyệt san bình thường. Đôi khi nó có thể xuất hiện các cục máu đông. Và tình trạng này có thể kéo dài một vài tuần hoặc lâu hơn.
Nếu như bạn bị đau, bạn có thể kiểm soát chúng với các thuốc giảm đau thông thường. Thời kỳ này, có thể bạn vẫn cảm thấy còn tồn tại một số triệu chứng như đang ở trong thai kỳ như đau ngực, buồn nôn.
Bạn nên sử dụng khăn vệ sinh chứ không phải là tampon sau khi phá thai để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh và bạn nên tuân thủ hoàn toàn quá trình uống thuốc theo chỉ dẫn củ bác sĩ chuyên khoa để loại bỏ hoàn toàn sự viêm nhiễm.
Tuy nhiên nếu bạn bị chảy máu nặng mà phải dùng đến hơn hai khăn vệ sinh trong 1 giờ và kéo dài hơn 2 giờ, bạn nên liên hệ với phòng khám nơi bạn thực hiện phá thai càng sớm càng tốt.
Bạn có thể tắm khi bạn cảm thấy sức khỏe đã sẵn sàng nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn đã gây mê trước đó khi thực hiện phá thai thì bạn nên có một người nào đó đi tắm cùng phòng trường hợp bạn cần.
Không đi du lịch sau khi phá thai
Đi du lịch, đặc biệt là những chuyến đi du lịch đường dài hoặc quãng đường đi nhiều hơn 4 giờ không được khuyến cáo trong những ngày bạn điều trị sau nạo phá thai. Bởi vì điều này làm sự gia tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Mức tăng các hormone trong cơ thể khi mang thai của bạn cùng với những rủi ro từ các cục máu sau phẫu thuật có thể làm tăng cơ hội của DVT.
Do đó thời gian dài bạn ngồi trong một chuyến tàu, xe, máy bay vẫn có thể bị nguy hiểm và không nên tiến hành đi du lịch trong giai đoạn này.
Không quan hệ tình dục sau khi phá thai
Sau khi điều trị bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai ngay sau ngày phá thai.Theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn phải chờ ít nhất 2 tuần sau khi nạo phá thai mới có quan hệ tình dục nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hầu hết các phòng khám phụ khoa đều nhắc bạn điều cần thiết này.
Không quay trở lại làm việc ngay sau khi phá thai
Bạn có thể đi làm trở lại ngay khi bạn cảm thấy có thể và với nhiều phụ nữ đó là việc giúp họ quên đi nỗi ám ảnh phá thai trước đó.
Tuy nhiên điều này không được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo. Bởi vì sau khi nạo phá thai, bạn nên được nghỉ ngơi một vài ngày để cơ thể có cơ hội phục hồi hoàn toàn.
Không đi bơi ngay sau khi phá thai
Cho đến nay vẫn không có lý do y tế nào cho rằng tại sao bạn không nên bơi ngay sau khi phá thai nhưng thực tế, điều này có thể gia tăng cơ hội bị nhiễm trùng.
Do đó nếu bạn muốn đi bơi trở lại, tốt nhất là nên chờ đợi một vài tuần sau khi phá thai mới đi bơi.
12 LỜI KHUYÊN ĐỂ PHỤC HỒI CƠ THỂ SAU PHÁ HOẶC SẨY THAI
Vì một lý do chủ quan hoặc khách quan nào đó, bạn bị sẩy thai hoặc buộc phải nạo phá thai thì sau đó việc hồi phục tinh thần và thể chất là rất quan trọng đối với bạn.
Bởi vì sau khi phá thai hoặc bị sẩy thai, chị em phụ nữ có thể phải trải qua một loạt các triệu chứng khó chịu và thậm chí có thể cần thêm trợ giúp của bác sĩ. Do đó, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau để phục hồi cơ thể nhanh chóng nhất.
1. Uống nhiều nước và chất lỏng để chắc chắn cơ thể đủ nước. Nếu bạn đã bị mất máu quá nhiều thì việc uống nhiều nước là đặc biệt quan trọng để nuôi dưỡng cơ thể, tăng tốc độ phục hồi của bạn.
2. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì thể chất và tình cảm của bạn sau khi nạo phá thai thường cần có một thời gian để vượt qua, bình ổn và hồi phục.
3. Uống bất cứ loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau nào theo quy định của bác sĩ. Hãy chắc chắn bạn uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn.
4. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe không tốt, hoặc gặp những cơn sốt nhẹ hoặc có bất cứ triệu chứng khác thường của sức khỏe thì cần phải thăm khám bác sĩ sớm.
5. Tránh tập thể dục hoặc nâng vác nặng trong 2 tuần đầu sau khi nạo phá hoặc sẩy thai để tăng tốc độ phục hồi của cơ thể.
6. Nên tuân thủ lịch trình thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi những bệnh phụ khoa có thể tiến triển nhằm đảm bảo cơ thể bạn đang hồi phục tốt từ phá thai hoặc sẩy thai.
7. Tìm hiểu về hội chứng stress sau nạo phá thai hoặc sẩy thai. Nếu có thể bạn nên tham gia một bài kiểm tra để xem nếu bạn có thể bị stress hay không nhé!
8. Dù có buồn rầu thì bạn hãy nhận thức rằng phá thai hoặc sẩy thai là điều bình thường không may trong cuộc sống dẫu nó mang lại cho bạn một cảm giác mất mát, trống vắng, buồn bã và cảm xúc mâu thuẫn ở những tuần đầu tiên hoặc thậm chí một năm sau khi phá thai.
9. Bạn có thể chia sẻ điều này với một người bạn đáng tin cậy, người thân trong gia đình... để giúp bạn phục hồi sau sẩy thai hoặc phá thai. Ngoài ra, bạn có thể tham gia một nhóm cộng đồng hoặc các chương trình phục hồi sau phá thai. Đây cũng là một phương pháp để giúp bạn phục hồi tình cảm và tâm lý sau sự cố này.
10. Bạn cũng có thể tự đọc sách những cuốn sách về phá thai, sẩy thai và tìm hiểu những câu chuyện thật việc thật để tự giúp đỡ chính mình trên hành trình của bạn.
11. Liên hệ với những website chuyên tư vấn tâm lý tình cảm để được tư vấn quá trình sau phá thai hoặc sẩy thai cũng như tìm hiểu các phương pháp phục hồi cơ thể và tinh thần.
12. Nếu bạn bị ám ảnh về phá thai hoặc quá buồn rầu sau khi sẩy thai, bạn hãy xem xét tìm đến những cố vấn giàu kinh nghiệm để được tư vấn cá nhân.
Cảnh báo:
Bạn không nên có quan hệ tình dục trong 4 tuần đầu sau khi phá thai hoặc sẩy thai nhé vì cơ thể của bạn cần thời gian để chữa bệnh và làm lành các tổn thương về thể chất cũng như tâm lý trước biến cố vừa qua.
Những điều kiêng kỵ sau khi nạo hút thai
Những biểu hiện bất thường sau khi nạo hút thai
Chăm sóc phụ nữ sau khi phá thai
Ngứa âm đạo sau khi hút thai
Những biểu hiện thường gặp sau khi hút thai
Những điều kiêng kỵ sau khi nạo hút thai
(st)