Trang phục khi đi phỏng vấn ở ngân hàng cho các bạn tham khảo
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên hành chính
Cách trả lời điểm yếu của bạn là gì hiệu quả nhất trong phỏng vấn
Cuộc phỏng vấn kết thúc không có nghĩa là mọi việc đã xong, bạn chỉ cần ngồi đợi kết quả. Thực tế, những ứng xử sau phỏng vấn cũng giúp bạn ít nhiều tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Sau đây là 10 việc nên làm sau buổi phỏng vấn để tiếp tục duy trì cơ hội cho bạn:
Thể hiện sự quan tâm
Để nhà tuyển dụng không còn nghi ngờ về sự quan tâm của bạn dành cho công ty, sự hào hứng của bạn với vị trí tuyển dụng, cuối buổi phỏng vấn, bạn nên khẳng định một lần nữa: "Tôi thực sự mong muốn được làm việc tại công ty, muốn đóng góp một phần công sức của mình vì sự phát triển của công ty. Tôi hy vọng công ty sẽ chọn tôi".
Những ứng xử sau phỏng vấn cũng giúp bạn ít nhiều tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng - (Ảnh minh họa) |
Ngoài ra, bạn đừng ra khỏi phòng phỏng vấn khi chưa có một ý tưởng rõ ràng về bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng. Họ sẽ gọi những ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn này để vào vòng phỏng vấn sâu hơn hay họ sẽ thông báo kết quả cuối cùng vào ngày nào... Quan tâm đến điều đó cũng cho thấy sự nhiệt tình của bạn với công việc và bạn cũng biết rõ thời gian cần chờ đợi là bao lâu để đỡ "sốt ruột".
2. Thiết lập giai đoạn liên lạc tiếp theo
Chẳng ai muốn bị làm phiền nhưng sự im lặng kéo dài của bạn có thể sẽ khiến người phỏng vấn hiểu sai rằng, bạn rất thờ ơ với công việc. Thay vì phỏng đoán, bạn nên hỏi xem nhà tuyển dụng xem bạn có thể liên hệ bằng cách nào, vào thời gian nào và liệu có được tiếp tục cuộc hành trình với nhà tuyển dụng hay không.
3. Đúng hẹn
Trong buổi phỏng vấn, nếu có hứa hẹn với nhà tuyển dụng về việc gửi tài liệu, ý tưởng hay danh sách công việc đã từng làm vào ngày mai, nhất định bạn phải giữ lời và đúng hẹn. Đó cũng là cách thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn và nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hài lòng với những nhân viên đúng hẹn, biết giữ lời.
4. Biết chờ đợi
Nếu nhà tuyển dụng bảo rằng, bạn hãy chờ điện thoại của họ sau một tuần thì tốt nhất là bạn nên kiên trì. Một tuần không có gì là lâu so với khoảng thời gian bạn dành để tìm việc bấy lâu nay. Đừng nóng vội nhấc máy ngay ngày hôm sau bởi như thế sẽ tạo cảm giác bạn đang không có hướng nào khác và gần như rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
5. Gửi thư cảm ơn
Cách để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là gửi thư cảm ơn họ sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Trong thư, bạn nên cảm ơn vì họ đã quan tâm và dành thời gian cho bạn, đồng thời thể hiện mong muốn có cơ hội làm việc với công ty. Lời cảm ơn nên gửi đến nhà tuyển dụng trong vòng 24h sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.
Cách để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là gửi thư cảm ơn họ sau khi buổi phỏng vấn kết thúc - (Ảnh minh họa) |
6. Gửi thư cho từng người trong buổi phỏng vấn
Đây là một khía cạnh khác, mang tính truyền thông nhiều hơn nhưng lại tạo cho bạn cơ hội tỏa sáng thật hiệu quả. Thay vì cảm ơn một cách chung chung toàn bộ e-kíp đã có mặt trong buổi phỏng vấn, Ford R. Myers - một chuyên gia tư vấn và là tác giả của "Tìm việc như ý bất chấp khó khăn", khuyên rằng bạn nên gửi mail kèm theo tài liệu cụ thể cho từng người để họ hiểu rõ hơn về năng lực, thành tích cũng như ý kiến của bạn với những thách thức công ty đang đối diện. Bạn cũng có thể dùng chính những câu hỏi phỏng vấn mà bạn chưa hài lòng với câu trả lời của mình lúc đó để xây dựng thành bản hỏi đáp mới gửi cho nhà tuyển dụng".
7. Chỉ ra một trong những nhu cầu của công ty
Một cách hiệu quả để theo dõi suốt quá trình, cả sau khi kết thúc buổi phỏng vấn là bạn hãy đóng vai trò như một nhà tư vấn vậy. Linda Matias - Chủ tịch của CareerStrides.com, gợi ý: "Bạn đã tìm hiểu về điểm yếu của công ty, khó khăn thách thức mà công ty đang đối diện. Lúc này, hãy xem xét việc đề nghị với nhà tuyển dụng những ý kiến đóng góp của bạn cho vấn đề công ty đang mắc phải. Điều đó chứng tỏ bạn có kiến thức và hào hứng với vị trí ứng tuyển".
8. Tiếp tục tìm hiểu về công ty
Bạn cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếp theo bằng cách nghiên cứu sâu thêm về công ty, từ cơ cấu tổ chức đến hoạt động cụ thể, nguồn thu chính... để chắc chắn có những thông tin mới hơn nếu tiếp tục được gọi. Bạn cũng cần suy nghĩ câu hỏi bổ sung nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi thêm trong buổi gặp tiếp theo. Những hành động này cho thấy bạn không ngừng quan tâm đến công ty kể cả khi cuộc phỏng vấn đã kết thúc mà chưa có kết quả cụ thể.
9. Tìm động lực bên ngoài
Các mối quan hệ đóng vai trò đáng kể trong quá trình tìm việc. Vì vậy, khi buổi phỏng vấn kết thúc, nếu bạn có người quen có thể tác động tới người phỏng vấn thì hãy gọi ngay cho họ, nhờ người ta nói thêm vài lời tốt đẹp về bạn. Myers cho rằng, việc làm này thực sự rất hiệu quả.
10. Lịch sự dù không trúng tuyển
Trường hợp không may, bạn bị loại khỏi cuộc chơi và nhà tuyển dụng dành vị trí đó cho một ứng viên khác, bạn đừng quá thất vọng hay có hành vi khiếm nhã. Chẳng ai nói trước được điều gì, cơ cấu tổ chức của công ty có thể lại thay đổi và nhiều vị trí khác lại mở ra. Bởi vậy, theo Myers, nếu không trúng tuyển, bạn cũng nên gửi một lá thư cảm ơn nhà tuyển dụng và hy vọng có cơ hội hợp tác lần sau. "Việc này sẽ giúp bạn có được sự thiện cảm từ nhà tuyển dụng, phân tách bạn giữa một loạt các ứng viên khác một cách tích cực".
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU PHỎNG VẤN
Vượt qua những buổi phỏng vấn để có được một công việc như ý thật không hề dễ dàng. Bạn phải chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn và dĩ nhiên không thể tránh được căng thẳng, lo lắng trước cuộc phỏng vấn. Nhưng bạn phải cần biết không phải sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc là bạn có thể yên tâm phó mặc cho sự may mắn hay do quá tự tin vào khả năng của mình mà quên đi việc viết thư gửi nhà tuyển dụng (công ty) đã mời bạn phỏng vấn.
Việc viết thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn không chỉ thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Nó còn thể hiện sự quan tâm bạn dành cho công việc đang ứng tuyển. Nhưng làm thế nào để thư cảm ơn gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, Careerlink xin chia sẻ cùng bạn một số vấn đề quan trọng không thể thiếu trong thư cảm ơn.
1. Đánh giá cao thời gian cuộc phỏng vấn
Phần đầu thư cảm ơn bạn cần đánh giá cao khoảng thời gian vàng ngọc mà nhà tuyển dụng đã dành cho bạn. Việc đánh giá cao khoảng thời phỏng vấn chứng tỏ bạn là người quan tâm và coi trọng cuộc phỏng vấn. Đồng thời đó cũng là cách bạn thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn rất tôn trọng họ và biết quý trọng thời gian không chỉ của riêng mình mà cả của người khác.
2. Tạo ấn tượng tốt
Có thể trong thời gian phải đối mặt với người phỏng vấn, do quá lo lắng, căng thẳng nên bạn chưa thật sự thể hiện được khả năng của bản thân, tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Thư cảm ơn chính là công cụ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Thay vì chỉ nói những lời cảm ơn xuông, nịnh nọt, tâng bốc công ty, người phỏng vấn thì bạn hãy tranh thủ cơ hội này để nói rõ hơn với nhà tuyển dụng những điều bạn mà bạn chưa kịp nói trong cuộc phỏng vấn. Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên hứa hẹn về khả năng và hiệu quả công việc mà bạn sẽ mang lại. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng quan tâm và tin tưởng vào khả năng của bạn nhiều hơn.
3. Gửi nhanh
Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy ngay lập tức viết thư cảm ơn gửi cho nhà tuyển dụng để cảm ơn (tốt nhất là trong vòng 24 giờ). Bởi đây là khoảng thời gian mà người phỏng vấn bạn đang đắn đo, xem xét về hồ sơ của các ứng viên, trong đó có bạn. Một lá thư cảm ơn, chỉ khoảng 200 chữ có thể sẽ giúp nhà tuyển dụng thay đổi ý định của mình và biết đâu bạn sẽ là một trong những ứng viên sáng giá nhất trong hàng trăm ngàn ứng viên khác.
4. Xem đó là việc làm quan trọng
Thư cảm ơn dù ngắn nhưng hãy xem đó là một việc làm quan trọng, như lá thư xin việc thứ hai bạn gửi cho nhà tuyển dụng. Có thể cuộc phỏng vấn của bạn không tạo được ấn tượng tốt đối với người tuyển dụng, tuy nhiên đó không phải là lý do để bạn viết thư cảm ơn một cách cẩu thả, không trọng tâm, càng không nên làm việc đó để như có lệ. Đặc biệt nếu công việc mà bạn đang ứng tuyển là công việc mà bạn thật sự yêu thích và tha thiết muốn được làm công công đó thì hãy xem trọng lá thư cảm ơn. Bởi thư cảm ơn thể hiện bạn là người thế nào, bạn có thật sự đang quan tâm tới công việc đó không và bạn có tôn trọng người phỏng vấn bạn hay không. Bởi tôn trọng công việc mình yêu thích, tôn trọng người phỏng vấn cũng chính là bạn đang tôn trọng bản thân mình.
Bạn cũng nên biết, nếu có nhiều người cùng phỏng vấn mình một lúc thì khi viết thư cảm ơn bạn nên gửi riêng cho từng người. Bạn không nên gửi một lá thư vào email chung của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý, khi gửi thư cho nhiều người cùng phỏng vấn mình bạn nên soạn nội dụng thư khác nhau. Bởi họ có thể mang thư của bạn ra để so sánh và đánh giá.
5. Tránh sai sót
Bạn đã được tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, vậy không có lý gì để bạn viết sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hoặc tên công ty trong thư. Nếu phạm phải những sai lầm này thư của bạn sẽ bị phản tác dụng ngay lập tức. Và để tránh xảy ra sai sót không đáng có này, ngay sau cuộc phỏng vấn bạn hãy soạn thư. Không nên viết thư cảm ơn trước khi phỏng vấn, cũng không nên viết thư gửi theo kiểu hàng loạt, càng không nên viết theo khuôn mẫu. Những điều này rất dễ làm bạn mắc phải sai sót bởi bạn không thể biết trước được các vấn đề có thể xảy ra trong cuộc phỏng vấn.
6. Kiểm tra lại
Dù bạn có là người cẩn thận tới đâu cũng sẽ mắc phải những sai sót. Những sai sót nhỏ nhất như: Lỗi câu, chính tả, dấu câu… sẽ tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn luôn là người cẩn thận trong mọi công việc, dù là việc nhỏ hay lớn.
7. Đừng quên nhắc lại thông tin
Thư cảm ơn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng sau phỏng vấn. Tuy nhiên, có thể cùng một lúc nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn rất nhiều người và nhận được nhiều thư cảm ơn. Chính vì vậy, bạn đừng quên điền đầy đủ thông tin cần thiết như: Tên, số điện thoại, email, địa chỉ… để nhà tuyển dụng nhớ và dễ liên lạc với bạn khi cần.
8. Dòng cuối
Ở cuối một lá thư bình thường luôn có những lời chúc. Đối với thư cảm ơn, ngoài lời chúc bạn đừng quên để lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng (công ty) đã mời bạn phỏng vấn.
Lời cảm ơn vừa thể hiện sự lịch sự, vừa thể hiện sự tôn trọng và biết ơn với đối phương. Đó cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong thư cảm ơn nói chung và thư cảm ơn gửi cho nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn nói riêng.
Việc viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn không làm mất nhiều thời gian của bạn, nhưng ngược lại việc làm đó có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và có niềm tin hơn sau cuộc phỏng vấn.
Chúc bạn có cuộc phỏng vấn thành công!
NHỮNG KINH NGHIỆM HAY GIÚP BẠN VƯỢT QUA VÒNG PHỎNG VẤN
Sau khi vượt qua khâu thẩm định hồ sơ và bằng cấp, thì phỏng vấn chính là thử thách quyết định kết quả xin việc của bạn. Nhưng thành công hay thất bại thì không ai có thể nói trước được, điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy để có thể vượt qua vòng phỏng vấn các bạn cần làm gì, hay chỉ trông chờ vào sự “hên xui may rủi”. Xin chia sẽ một số kinh nghiệm hay có thể giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn, và tìm được cho mình một công việc tốt nhất.
Phỏng vấn “chơi” nhưng làm thật
Có nhiều người thắc mắc tại sao họ không coi trọng cuộc phỏng vấn đó, họ không chuẩn bị gì nhiều, thậm chí họ đã chuẩn bị sẵn tâm lý thất bại, họ chỉ xem đi phỏng vấn cũng như một cuộc dạo chơi nhưng cuối cùng lại được nhận. Ngược lại đứng trước một công ty mình yêu thích, họ đã chẩn bị nghiêm túc cho cuộc phỏng vấn nhưng cuối cùng vẫn bị loại. Mấu chốt chính là vấn đề tâm lý, vì đi phỏng vấn với tâm lý “không có gì để mất” nên họ không bị áp lực, không cảm thấy căng thẳng, và buổi phỏng vấn sẽ trở nên cởi mở hơn. Chính vì tâm lý thoải mái sẽ làm cho họ trở nên tự tin, từng trải… và việc “vô tình” ghi điểm này giúp họ vượt qua vòng phỏng vấn cũng không có gì là khó hiểu.
Ngược lại có một số người quá tập trung vào kết quả phỏng vấn nên tâm lý căng thẳng, áp lực dẫn đến việc trả lời không tự tin, rơi vào tình thế bị động…chính điều đó là làm cho họ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, và việc bị loại cũng là điều tất yếu. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu về nhà tuyển dụng, thì hãy luôn tạo cho mình tâm lý thoải mái khi bước vào cuộc phỏng vấn, điều đó sẽ giúp cho bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách nhẹ nhàng, và công việc là trong tầm tay bạn.
Tham gia phỏng vấn càng nhiều càng tốt
Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, thì hãy cố gắng để được càng nhiều công ty phỏng vấn càng tốt, cho dù là công ty lớn hay nhỏ thì cũng có cái hay riêng của họ. Thông qua các buổi phỏng vấn đôi khi bạn còn được nhà tuyển dụng cung cấp cho mình những thông tin vô cùng bổ ích, bạn sẽ biết được phỏng vấn là như thế nào, từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu và nó càng trở nên hữu ích cho những cuộc phỏng vấn quan trọng về sau.
Tập trung vào công việc mà mình ứng tuyển
Thay vì tìm cách thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình, các bạn hãy chú trọng vào công việc mà mình ứng tuyển, hãy hỏi nhà tuyển dụng nội dung, cách thức và quy trình làm việc. Từ đó vô tình tạo cảm giác bạn là người đến đây là để nắm bắt tình hình và tiếp nhận công việc này chứ không phải là đi phỏng vấn, sau quá trình trao đổi đôi khi nhà tuyển dụng sẽ hỏi khi nào bạn có thể bắt tay vào công việc, câu hỏi này của nhà tuyển dụng cũng chính là thông điệp báo hiệu bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn thành công.
Không nên tỏ ra quá tài giỏi
Bước vào cuộc phỏng vấn bạn nên mạnh dạn tìm hiểu vai trò của người tuyển dụng, nếu đó là lãnh đạo thì bạn có thể tha hồ chứng tỏ năng lực của bản thân, vì những người lãnh đạo luôn mong muốn tìm được những nhân viên tài giỏi giúp sức cho mình. Nhưng nếu đó là một người ở vị trí “nhạy cảm” so với vị trí ứng tuyển của bạn, thì một lời khuyên chân thành là bạn đừng tỏ ra quá tài giỏi, mà hãy chứng tỏ mình là người có thể làm tốt công việc đó là đủ. Vì nếu lỡ bạn giỏi hơn họ thì họ sẽ bị lu mờ, và hơn nữa trong cuộc sống và công việc có ai mà không muốn hơn người khác! vì vậy nếu họ nhận ra bạn là một đối thủ nguy hiểm thì liệu họ có dám tuyển bạn vào làm không? Dĩ nhiên không phải người tuyển dụng nào cũng vậy, vẫn có những người rất thích làm việc với người giỏi giang, nhưng cũng không thiếu những kẻ luôn muốn hơn người. Vì vậy đôi khi hãy biết khiêm tốn, điều đó không khiến bạn lu mờ, mà đó là tiền đề để bạn tỏa sáng về sau.
Yêu cầu được giao một công việc nào đó
Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra không tin tưởng vào năng lực của bạn, hoặc họ phân vân không biết làm gì với bạn thì hãy mạnh dạn đề nghị họ giao cho mình một công việc nào đó. Đừng để họ cầm hồ sơ của bạn và hứa hện có gì sẽ liên lạc lại sau, vì đa phần những trường hợp này đều bị “chìm xuồng”. Hơn nữa khi được giao một công việc nào đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có mối liên hệ nhất định với doanh nghiệp, trong quá trình làm bạn có thể trao đổi với họ, từ đó tạo được mối quan hệ và cũng là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực của mình. Đây chính là cách gián tiếp để bạn vượt qua vòng phỏng vấn nếu như cuộc phỏng vấn giai đoạn đầu không được suôn sẽ.