Sau khi sinh ăn đu đủ tốt cho sữa mẹ

Sau khi sinh thì chế độ dinh dưỡng là một điều cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Mẹ bầu cần ăn thật nhiều thức ăn có sữa như: rau ngót, đu đủ, giò heo… Cùng 2giadinh tìm hiểu các món ăn tiết ra nhiều sữa nhé!

Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng, các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.

Thứ nhất: không phải ăn nhiều chân giò để tạo nhiều sữa mà các mẹ cần phải ăn thịt nạc. Ăn nhiều thịt, cá và ít chất đường bột thì sẽ không gây tăng cân béo phì cho người mẹ. Ngược lại thịt nạc chứa nhiều chất đạm, giúp cho bé cứng cáp và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính vì ăn nhiều chất béo.

Thứ hai: Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và tránh táo bón – bệnh rất dễ gặp sau sinh.

Thứ ba: Các mẹ nên chú ý uống nhiều nước, hạn chế các món ăn ngọt. Một số thực phẩm như mè đen và đậu các loại cũng cho nhiều sữa vì các món này mang nhiều chất đạm tuơng tự như thịt , cá…

Móng giò hầm đu đủ giúp lợi sữa

Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Thịt bò giúp phục hồi sức khỏe cho các mẹ sau sinh

Hầu hết sản phụ đều mất khá nhiều máu trong quá trình “bể chum”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguồn dự trữ sắt trong cơ thể sẽ lâm vào tình trạng cạn kiệt khiến chị em thường xuyên lâm vào cảnh uể oải, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và không thể chăm sóc “thiên thần nhỏ” của mình.

Bởi vậy sau khi sinh các bà mẹ trẻ cần ăn nhiều đậu phụ, các loại đỗ và đặc biệt là thịt bò để bổ sung sắt vào cơ thể. Đặc biệt, thịt bò cũng là thực phẩm rất giàu chất đạm và vitamin B12 – 2 chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Hoa chuối giúp lợi sữa sau sinh

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

Hạt bí

Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.

Rau đay

Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

Rau khoai lang

Rau khoai lang luộc hoặc xào ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.

Nấu cháo rau mùi

Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.

Rau ngót và rau má giúp các mẹ có nhiều sữa

Rau ngót là lựa chọn số một của nhiều chị em sau sinh bởi từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót chứa nhiều vitamin A,B,C, canxi… Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Chị em nên rửa sạch lá rau ngót, cho vào xay lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày.

Ngoài rau ngót, phụ nữ sau sinh có thể sử dụng rau má hàng ngày. Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Các mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn…

Cam và việt quất

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng phụ nữ sau khi sinh con cần được bổ sung hàm lượng vitamin C cho cơ thể nhiều hơn khi đang mang thai. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn đừng quên ăn thêm một vài trái cam, hay uống nước cam vắt để đạt hiệu quả tương tự.

Chị em cũng nên bổ sung thêm quả việt quất vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Đây là một loại quả có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao, rất tốt cho sức khoẻ và giúp các mẹ loại trừ nguy cơ bị ung thư. Chưa dừng lại ở đó, trong quả việt quất còn có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp cho làn da luôn tươi sáng và giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể trong thời kỳ nghỉ thai sản.

Cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Do đó các chuyên gia khuyên rằng chị em đang trong thời gian cho con bú nên cố gắng ăn nhiều cà chua hơn nữa.

Socola đen

Socola đen với 70% là bột ca cao có tác dụng kích thích sự sản sinh hàm lượng serotonin và chất endorphins trong cơ thể. Vậy nên mỗi khi rơi vào tình trạng “căng như dây đàn” hay “quá tải” vì chăm sóc con yêu, các mẹ có thể nhấm nháp một chút socola đen.

Nước

Trong thời gian cho con bú, để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặn, chị em cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Chú ý đừng đợi đến khi cơ thể khát khô mới bắt đầu uống bởi khi đó bạn đã bị mất nước.

Các mẹ có thể kiểm tra xem cơ thể mình đã “nạp” đầy đủ nước chưa bằng cách kiểm tra màu nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng đậm đồng nghĩa với việc cơ thể chị em đang thiếu nước trầm trọng.

Nếu không thích uống nước lọc, các mẹ có thể dùng thêm nước trái cây, sinh tố…Lưu ý hạn chế sử dụng nhiều các đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc trà (nên dưới 300 mg/1 ngày). Caffeine lẫn trong sữa mẹ có thể làm em bé trở nên dễ cáu kỉnh, kích động và khó ngủ.

Lời khuyên của bác sĩ về việc ăn uống của sản phụ sau sinh

Bác sĩ Hoàng (Bs dinh dưỡng- Viện Dinh Dưỡng) cho biết: trong thời gian cho con bú bà mẹ nên chú ý đến việc ǎn uống và nghỉ ngơi của mình. Thường chế độ ǎn tốt cho bà mẹ trong giai đoạn này là một chế độ ǎn đa dạng, không kiêng khem, mỗi ngày nên ǎn trên 20-30 loại thực phẩm khác nhau, gồm đủ các nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, xôi, thịt cá, rau đậu, trái cây,… Uống thêm mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống nhiều nước.Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì người mẹ sẽ có lượng sữa đủ nhu cầu của bé.

Theo GS-TS Đỗ Tất Lợi, rau đay rất tốt và bổ sung nhiều sữa cho sản phụ. Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ nên ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên. Người mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.

Vitamin A lợi sữa có nhiều trong động, thực vật.

Phần lớn những chất dinh dưỡng, bổ sung sữa cho các bà mẹ thường rất dễ tìm, có nhiều trong các động vật, thực vật như:

* Từ động vật: các vitaminA thường có nhiều trong gan súc vật, gan gà, gan cá, cua đồng, tôm đồng, trứng,…

* Từ thực vật: vitamin A lợi sữa cho sản phụ có nhiều trong cần ta, hành lá, và các loại rau như: rau mồng tơi, rau bí, rau đay, rau lang, rau muống, rau ngót, rau xà lách và các loại quả như: cà chua, cà rốt, gấc, ớt đỏ, dưa hấu, đu đủ chín, mơ, mít, xoài,…

Một số món ăn lợi sữa

Khi thấy lượng sữa của mình không đủ cho bé ăn, bạn có thể chế biến một số món ăn sau. Những món ăn này sẽ giúp bạn có đủ lượng sữa đáp ứng nhu cầu của bé.

* Móng giò hầm với đậu phộng: Móng giò heo hai cái, đậu phộng 200g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, chặt miếng, rồi đem hầm với đậu phộng cho thật nhừ, bỏ thêm gia vị, ăn trong ngày.

* Tôm noãn nấu rượu: Tôm noãn 100g, rượu 250ml, cho vào nấu cùng đến khi tôm noãn chin nhừ. Nên ăn món này lúc còn nóng.

* Xương lợn hầm với thông thảo: Xương heo 500g, thông thảo 6g, gừng tươi 10g, gia vị vừa đủ. Xương heo rửa sạch, chặt nhỏ, đem hầm với thông thảo cho thật kỹ rồi thêm gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.

* Canh thịt lợn với hoàng kỳ: Rau hoàng kỳ khô 30g, thịt heo nạc 250g. Hoàng kỳ rửa sạch, thái nhỏ, thịt heo rửa sạch thái chỉ. Hai thứ nấu thành canh ăn trong ngày

* Món ăn từ dân gian: Dân gian Việt Nam từ ngàn xưa vẫn lưu truyền một số thức ǎn lợi sữa mà kiến thức hiện nay của khoa học hiện đại có thể chứng minh. Đó là những thức ǎn giàu dinh dưỡng, phù hợp cho phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để tạo sữa cho con bú như: Móng giò hầm với đậu đen; gà ác hầm thuốc bắc; rau lang nấu với thịt bò; cháo ếch nấu đậu xanh; cơm nếp thịt gà.

Nhìn vào thành phần các loại thức ǎn này ta, có thể thấy đó là những thức ǎn có sự phối hợp rất đầy đủ và cân đối của các thành phần dinh dưỡng khác nhau có tác dụng lợi sữa.

Chuyện những bà mẹ vật vã ăn uống để có nhiều sữa

Thấy mẹ đẻ bưng bát móng giò hôm thì hầm với đu đủ, hôm thì nấu canh cùng hoa atiso, hôm khác lại ninh nhừ cùng lạc bắt ăn sáng để có nhiều sữa cho con mà Lê phát “ọe”.

Vì sinh mổ nên Lê bị mất gần 2 tuần đầu sữa chưa về. Mẹ đẻ Lê ở quê lên chăm con gái và cháu ngoại, ngày nào bà cũng tẩm bổ cho Lê bằng món móng giò để mau có sữa mà cho con bú. Gần một tháng “vật vã” với móng giò, giờ chưa nhìn thấy, chưa ngửi thấy mà hễ ai nhắc tới tên “móng giò” là Lê thấy sợ.

“Đình công” mãi, mẹ đẻ Lê lại động viên: “Gái đẻ thì phải chịu khó thế mới có nhiều sữa cho con bú chứ. Ngày xưa, mẹ phải ròng rã ăn móng giò hầm đu đủ, chứ có biết ninh cùng lạc hay lấy đâu ra hoa atiso mà đổi món”. Nhắm mắt nhắm mũi nuốt hết gần nửa bát móng giò, Lê nhăn nhó kêu: “Mẹ xem có nghĩ ra món nào vẫn bổ, vẫn lợi sữa ngoài móng giò không. Chứ thế này con chịu không nổi”.

Hôm sau, Lê thấy mẹ đẻ phấn khởi bảo không phải ăn móng giò nữa mà từ nay sẽ chuyển sang gà hầm thuốc bắc. Nhưng đến bữa thứ 3 thì Lê ngán gà hầm không chịu thấu. Đến bữa dù được mẹ đẻ động viên mãi, Lê cũng chỉ nuốt được vài miếng. Mẹ đẻ Lê nhìn con gái, đề nghị: “Chán gà hầm thì mai lại chuyển sang móng giò nhé” khiến Lê kêu oai oái: “Con ngấy lắm rồi”. Lê mong từng ngày cho hết tháng ở cữ để được “giải phóng” khỏi những món này.

Mang tâm trạng nhẹ nhàng hơn Lê, Hiền (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) nhớ lại thời ở cữ, được bà ngoại tẩm bổ cho để hoàn thành ước mong nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu. Ngay từ khi Hiền mang bầu, mẹ đẻ đã lo khoản nước uống vừa mát, vừa tránh táo bón lại lợi sữa cho con gái sau này. Hai thứ nước uống được mẹ Hiền cất công chuẩn bị từ sớm là nước vối và nước từ lá đinh lăng sao khô. Nước vối thì Hiền đã từng uống thấy mát, dễ chịu, có thể uống thay nước lọc được nhưng còn nước lá đinh lăng thì do chưa uống thử nên Hiền sợ đắng.

Nhưng điều Hiền sợ nhất là ngày nào cũng bị mẹ bắt ăn cá diếc nấu mướp đắng. Theo mẹ Hiền, đây là loại canh thanh nhiệt, giải độc, thông sữa nhưng vốn sợ mướp đắng từ trước nên cố lắm, Hiền mới nhắm mắt ăn được vài thìa, hoặc chỉ ăn nạc cá mà bỏ lại phần khác.

Còn Thùy (Hà Đông, Hà Nội) thì như “phát sốt” vì bữa nào cũng được mẹ chồng cho ăn lá khoai lang, hết luộc chấm mắm, lại xào cùng thịt lợn nạc. Ngoài rau lang thì là rau ngót, chứ không được ăn loại rau nào khác. Mẹ chồng Thùy cho là lá rau lang mát, không lo bị táo bón, lại kích thích thông sữa nên rất có lợi cho bà đẻ. Đúng là ăn một ít bữa hoặc thỉnh thoảng mới ăn thì ngon nhưng ngày nào cũng ăn thì khiến Thùy chán ngán.

Nghe mấy cô bạn tới thăm mách, Hiền muốn chuyển sang dùng cốm lợi sữa hoặc uống sữa tươi hàng ngày để nhiều sữa cho con bú, chưa biết lợi ích đến đâu nhưng thoát được món rau khoai lang là Hiền sướng lắm rồi. Vậy mà mẹ chồng nào có đồng ý.

Chuyện ăn uống cho người mới sinh rất được quan tâm vì mẹ có khỏe, có đủ sữa thì con mới khỏe, mau lớn. Tuy nhiên, bác sĩ Đặng Thu Hiền (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Không phải ăn nhiều chân giò để tạo nhiều sữa mà các mẹ cần phải ăn thịt nạc. Sản phụ cũng không nên quá kiêng khem trong ăn uống. Muốn khỏe mạnh và nhiều sữa thì nên ăn uống đa dạng, đủ chất, ăn theo nhu cầu. Ngoài ra, cần chú ý tới vấn đề ngủ nghỉ, tâm lý thoải mái, vui vẻ thì mẹ mới nhiều sữa. Người mẹ cũng nên cho con bú nhiều để kích thích tuyến sữa, uống thêm sữa để có nhiều chất dinh dưỡng và sữa mau về”.

Việc nhắm mắt nhắm mũi để ăn móng giò, cá diếc… là không cần thiết. Thay vào đó, các bác sĩ khuyên là người mẹ nên ăn uống đủ chất, phong phú thì hơn bởi vì một cốc sữa cũng có các chất dinh dưỡng tương đương một món ăn nào đó.

Bên cạnh đó, không nên chỉ nghe lời mách bảo, truyền tai để ăn uống theo. Với một món ăn nào đó, người mẹ nên tham khảo các nguồn tin khác nhau, nếu có thể nên hỏi ý kiến bác sĩ là nên nấu thế nào, ăn trong bao lâu thì tốt chứ không phải ngày nào, bữa nào cũng chỉ có món đó… Đừng ngại trái lại kinh nghiệm của mẹ đẻ (mẹ chồng) mà nên nhẹ nhàng chia sẻ dựa trên cơ sở khoa học.