Sau khi sinh ăn lạc có thể khiến em bé dị ứng?

Có nên ăn lạc khi đang cho con bú là thắc mắc của nhiều bà mẹ sau sinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ đang cho con bú ăn lạc nhiều có thể khiến trẻ bị bị ứng, mẩn ngứa.

Ăn lạc khi đang cho con bú?

Lạc vốn được biết đến như một loại lương thực giàu chất dinh dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng. Các bộ phận của lạc dùng làm thuốc rất quý là cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc... có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng...

Tốt nhất mẹ không nên ăn lạc khi đang cho con bú (ảnh minh họa)

Lạc tốt là như thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được lạc, đặc biệt đối với mẹ đang cho con bú. Nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với lạc hoặc những sản phẩm được làm từ lạc. Trong trường hợp các mẹ ăn thực phẩm làm từ lạc và bé có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè thì phải ngừng ăn ngay. Nếu trong gia đình có thành viên bị dị ứng với lạc thì các mẹ cũng nên thận trọng hơn, tốt nhất là nên thăm dò trước khi ăn lạc.

Ngoài ra, mẹ đang mang thai cũng không nên ăn lạc vì kết quả cho thấy các phụ nữ ăn đậu phộng khi đang mang thai có thể làm tăng gấp bốn lần nguy cơ sinh con bị dị ứng với thức ăn này.

Chú ý khi ăn lạc để không gây hại cho sức khỏe

Khi ăn lạc, bạn cần chú ý một số điều sau:

- Những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc.

- Nếu ăn nhiều lạc rang quá sẽ dễ bị động hỏa (người cồn cào khó chịu, dễ cáu giận).

- Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc.

Bác sĩ Hương Liên - Viện Dinh dưỡng cho biết: “ Trong các lương thực, thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, lạc mốc được quan tâm đặc biệt. Thủ phạm làm lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus. Nấm này tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan. Ơ súc vật thí nghiệm, người ta thấy nhu mô gan bị hoại tử.

Lạc để mốc dễ gây bệnh ung thư (ảnh minh họa)

Ngoài tác hại gây ngộ độc cấp tính, trong những năm gần đây aflotoxin còn bị kết tội là gây ung thư và là chất gây ung thư mạnh. Người ta đã tính nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan sau hơn một năm. Nấm mốc aspergillus flavus có ở nhiều loại lương thực, thực phẩm, song loại mốc này rất ưa thích lạc nên trong lạc mốc gần như bao giờ cũng tìm thấy nó. Độc tố aflatoxin rất bền ở nhiệt độ cao.

Nhiều nghiên cứu cho thấy lạc rang ở nhiệt độ tới 1500C trong nửa giờ, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá huỷ hoàn toàn, do đó ăn phải vẫn nguy hiểm. Như vậy, một số người có thói quen tiếc rẻ những thực phẩm bị chớm mốc hoặc mốc, ăn thức ăn chế biến với lạc mốc vẫn nguy hiểm.

Để muốn lạc không bị mốc, cần chú ý: Nấm mốc aspergillus flavus chủ yếu xâm nhập củ lạc chưa thật khô, còn chứa 15-20% nước, còn ở những củ lạc khô có khoảng dưới 9% nước, nấm này không thể phát triển được.

Vì vậy, muốn bảo quản lạc lâu dùng dần, lạc phải thật khô. Trước khi bảo quản, phải lựa chọn loại bỏ hết những hạt lạc mốc, chớm mốc hoặc nghi mốc không để những bào tử nấm lây lan sang các hạt lành. Khi chế biến thức ăn, nếu có lạc mốc phải bỏ ngay không nên dùng.

Hảo Min (tổng hợp)