Sau khi sinh nên ăn trái cây gì thì tốt cho mẹ và bé
Sau khi sinh bao lâu thì tập thể dục
Sau khi sinh trong suốt thời kỳ hậu sản, người phụ nữ còn mặc quần áo dài, đi tất, không bật quạt, phải nằm trong phòng kín vì sợ sau này sẽ bị lạnh chân tay khi mùa đông về, nằm ngủ khép chặt hai chân vào nhau để tử cung nhanh co bóp... Mặc dù sinh vào mùa hè, nhiều sản phụ vẫn kiêng tắm gội trong suốt cả tháng đầu sau khi sinh vì sợ nếu tắm gội sớm sau này sẽ bị đau đầu và ngứa người hoặc kém chịu rét. Những kiêng khem này liệu có đúng không?
Sau khi sinh bao lâu được tắm, gội?
Không giống như "bên Tây", phụ nữ sinh con xong chỉ cần tiêm mấy mũi thuốc là có thể tắm ngay sau khi sinh và 3 ngày sau đã đi làm bình thường. Người Việt thường phải kiêng cữ đủ thứ như: kiêng tắm 3 tháng 10 ngày nếu sinh con so (con đầu tiên) và 1 tháng với con rạ.
Việc xông hơ cũng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mỗi vùng miền. Miền Bắc rét nhiều nên thông thường việc xông hơ cũng kéo dài hơn và cách xông hơ cũng khác hơn miền Nam một chút. Tuy nhiên có thể gói gọn lại cách thức, nguyên liệu, thời gian…theo tổng hợp dưới đây:
Tắm gội: Nên tắm nước ấm và xịt tia vòi hoa sen nhẹ, không nằm bồn hoặc ngâm lạnh quá lâu.
Xông hơ mỗi ngày 1 lần đến khi con tròn 1 tháng: Vài ngày sau sinh, khi cơ thể đã hồi phục một chút, các mẹ có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để vận động các cơ, đặc biệt là cơ xương chậu. Tuy nhiên không nên đi lại quá nhiều, không làm việc nặng. Nên xông vào khoảng 3-4 giờ chiều trước khi đi tắm. Có thể xông hơi bằng sauna điện nếu nhà bạn có phòng xông hơi.
Vài ngày sau sinh, khi cơ thể đã hồi phục một chút, các mẹ có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để vận động các cơ, đặc biệt là cơ xương chậu
Nguyên liệu nồi xông: Bao gồm các loại lá: vằng, cây mâm xôi, bướm bạc, hà thủ
ô, lá ngũ trão, lá ổi, gừng, ổi, khế.... pha với một chút muối và trùm kín bằng
mền (chăn) trong vòng 20 -30 phút.
Cách thức hơ: Chuẩn bị sẵn một giường tre, một lò than
nhỏ quạt đỏ than để không còn khói và lửa ngọn. Đặt lò than dưới giường, lên
nằm úp bụng xuống, nếu nóng quá thì có thể trải khăn lên giường, hơ khoảng 20 -
30 phút.
Đổi tư thế ngồi dậy để hơ khắp người, kể cả vùng mặt. Khi hơ tuyệt đối phải nằm
phòng thoáng khí, mở cửa phòng nhưng không để gió lùa vào. Tranh thủ hơ luôn
bụng bé để lưu thông khí huyết và giữ ấm cho bé.
Ngâm phèn chua: Đây là cách áp dụng cho các thai phụ sinh thường hoặc sinh mổ phần bụng, không rạch tầng sinh môn. Mua phèn chua nướng trên bếp điện hoặc than, khi thấy cục phèn có màu trắng đục là phèn chín, giã nhỏ bỏ vào hũ, thoa vào nách ngày 3 - 4 lần tuỳ theo mồ hôi ra nhiều ít sẽ tránh được bệnh hôi nách. Pha phèn chua ra thau nhỏ với nước ấm, ngồi vào ngâm khoảng 15 -30 phút sẽ giúp co khít âm đạo và tử cung, lưu ý là ngâm phèn chua sau khi đã sạch sản dịch.
Lau mình bằng rượu gừng: Gọt vỏ gừng rồi xay nhuyễn, ngâm với rượu trắng. Dùng rượu gừng lau mình rất tốt, giúp cho lỗ chân lông sạch cơ thể dễ chịu thoáng mát.
Uống và thoa nghệ tươi: Theo hiến kế của ID: Me-Candy thì nếu uống hoặc ăn được nghệ tươi thì da dẻ sẽ rất đẹp vì nghệ giúp lưu thông khí huyết và liền da rất tốt. Trộn bột nghệ với mật ong, mỗi sáng ăn một muỗng và uống 1 ly nước lọc lớn.
Chườm túi muối nóng: Đây là cách làm dân gian rất hiệu quả, nhất là với phụ nữ còn ở cữ trong tháng. Bạn mới sinh thì làm theo cách này càng sớm càng có được hiệu quả cao nhất. Sử dụng khoảng 1kg muối hột, rang cho nóng rồi đổ vào vỏ gối hoặc túi vải sau đó chườm lên bụng mỗi lúc có thể cho đến khi hết nóng.
Nên làm hàng ngày và nhiều lần thì da bụng sẽ săn gọn lại. Phương pháp này có thể áp dụng với cả người sinh mổ và người sinh thường. Tuy nhiên, với người sinh mổ khi đắp nên tránh chỗ vết thương.
Có thể thêm gừng giã nát rồi rang nóng lên với muối để chườm bụng. Gừng có tác dụng cầm máu nên khi đắp gừng trên da cùng muối hột đã rang thì mạch tử cung co hồi nhanh, ra huyết ít, mạch máu vùng bụng cũng co lại làm phần bụng rỗng ra sau khi sinh nhỏ dần đi.
Vệ sinh bộ phận sinh dục thế nào, có sử dụng nước muối rửa bộ phận sinh dục sau sinh không?
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của phức hợp này protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển, có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục nữ luôn luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Với những lý do đó, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng và cần thiết cho sản phụ.
Vì vậy, sản phụ nên vệ sinh ít nhất là 3 lần là sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm.
Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Tai biến thời kỳ hậu sản là bế sản dịch và đờ tử cung:
Bế sản dịch là sản dịch không thoát ra ngoài được, hiện tượng này thường gặp ở người sinh con so. Triệu chứng là không có máu ở khăn vệ sinh, đau bụng, sờ vào bụng thấy cứng, có cục. Ngược lại với bế sản dịch, sản dịch không chảy ra ngoài được là hiện tượng sản dịch chảy nhiều. Sản dịch chảy nhiều có thể do đờ tử cung - đờ tử cung là tử cung không co bóp được, dẫn đến triệu chứng máu chảy nhiều.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc sản dịch chảy nhiều có thể do rách tử cung hoặc rách âm đạo mà không được phát hiện hoặc khâu không tốt. Thông thường vài tiếng mới phải thay khăn vệ sinh nhưng nếu phải thay liên tục, đến ngày thứ 3, thứ 4 máu vẫn chảy nhiều, sờ vào bụng dưới thấy mềm, ấn vào một cái thấy máu chảy ra thì khả năng đờ tử cung là rất lớn.
Sản phụ sau sinh như trút được gánh nặng, ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, sản phụ bị đói, lại gắng sức nên mệt. Thấy sản phụ thiếp đi người nhà nên theo dõi, nếu máu chảy nhiều, hạ đường huyết, người thỉu đi thì phải gọi bác sĩ.
Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải thời kỳ này, đó là nằm gác chéo hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như thế âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm gác chéo chân là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.
Sau khi sinh sản phụ có được xem ti vi?
Thông thường sau sinh cơ thể mệt mỏi, sản phụ nên nghỉ ngơi. Nhưng sau khi sinh vài hôm, nếu thích xem tivi, có thể xem ti vi với điều kiện trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào. Việc nhét bông vào tai cũng là để giảm tiếng ồn và tránh gió lạnh. Không nhất thiết bắt mẹ phải nằm cho con bú. Có thể ngồi cho bú, khi cho con bú nên bế với tư thế dựa vào tường, có gối dựa sau lưng.
(St)