Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và là món ăn được ưa chuộng trong những tháng cuối hè, đầu thu - thời điểm cua ngon béo nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN CUA ĐỒNG
Cua đồng không chỉ là thực phẩm dân dã quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta mà còn là một vị thuốc tốt. Canh cua đồng là món giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa thức ăn. Y học cổ truyền dùng cua đồng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập. Y học hiện đại xác nhận trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.
Theo đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục. Điểm đáng lưu ý là không dùng cua đồng có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân. Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá.
Trong y học cổ truyền, cua đồng được dùng như sau:
- Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: Cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15 g - 20 g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.
Không chỉ ở nông thôn mà ngay tại các chợ ở đô thị cũng rất dễ mua cua đồng với giá rẻ. (Ảnh: Hồng Thúy)
- Chữa vết thương đụng dập, lở loét: Cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
- Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: Rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 g - 400 g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 - 3 ngày.
- Giải nhiệt mùa hè trị lở ngứa: Cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; mướp hương 1 - 2 trái cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay và mồng tơi tươi mỗi thứ 100 g rửa sạch, cắt đoạn. Đun sôi nước cua và cho các loại rau vào, đến khi mướp chín là được.
- Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50 g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.
- Trị trướng bụng, chứng phù tim: Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
- Chữa sưng tấy: Mai cua 10 g sao vàng, vảy tê tê 10 g sao phồng rộp; gai bồ kết 10 g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Ai không nên ăn cua đồng?
Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và là món ăn được ưa chuộng trong những tháng cuối hè, đầu thu - thời điểm cua ngon béo nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều.
Cua ngon bổ nhưng không phải ai ăn cũng tốt cho sức khỏe
Món bổ, thuốc hay
Về dinh dưỡng: sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin.
Theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ.
Về dược tính: trong Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi: “Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh ghi: điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ. Sách Dược tính chỉ nam của ông ghi: điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho năm tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét... xMột số thử nghiệm trong phòng nghiên cứu ở Nhật ghi nhận, dung dịch trích bằng ether hay ethanol từ cua đồng có hoạt tính làm hạ huyết áp ở mèo, làm co thắt bắp thịt tử cung nơi chuột, đồng thời kích thích sự bài tiết của các hạch nội tiết.
Những người không nên ăn cua đồng
Do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng nên đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng.
Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn.
Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.
Bà bầu và sản phụ không nên ăn cua đồng thường xuyên
Gần đây có thông tin cho rằng, phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng vì dễ gây sẩy thai. Vậy có đúng thế không?
GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn cua đồng gây sẩy thai. Thực tế, cua đồng là món ăn bổ dưỡng, giàu canxi, nên tốt cho phụ nữ mang thai. Y học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
Tuy nhiên, cua tính lạnh, không nên ăn hằng ngày. Khi ăn cua cần lưu ý, chọn cua sạch, còn sống, tuyệt đối không ăn cua chết bởi chất đạm trong cua sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm. Không được uống nước cua giã để trị bệnh hoặc ăn cua chưa nấu chín dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi.
Các chuyên gia cũng khuyên, người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.
VẬY, MÓN ĂN GÌ TỐT CHO SẢN PHỤ?
Mặc dù bạn nôn nóng muốn giảm lượng mỡ thừa trong suốt thời kì mang thai, nhưng bạn cũng cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì năng lượng.
Đối với bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, điều quan trọng mà bạn cần biết là chất lượng sữa không thay đổi dù cho bất cứ loại thực phẩm nào bạn lựa chọn theo. Bởi vì nếu như chế độ ăn kiêng của bạn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, thì cơ thể của bạn sẽ lấy chất dinh dưỡng từ kho dự trữ trong cơ thể. Để đảm bảo cho sức khỏe của mình, điều tốt nhất bạn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần bằng cách kết hợp đa dạng nhiều thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa mẹ trong thực đơn ăn kiêng của bạn.
Nếu như bạn chắc chắn rằng 12 loại thực phẩm dành cho những bà mẹ mới sinh sẽ nằm thường xuyên trong thực đơn của bạn, thì cơ thể của bạn và con của bạn sẽ cám ơn bạn.
Cá hồi
Chẳng có loại thực phẩm nào được xem là hoàn hảo cả. Nhưng cá hồi gần như cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bà mẹ mới sinh con. Cá hồi, một trong những thực ăn tốt nhất bồi bổ nguồn sữa mẹ, cung cấp một loại chất béo gọi là DHA. DHA rất cần thiết trong việc phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Tất cả loại sữa mẹ đều có chứa DHA, nhưng mức độ của chất dinh dưỡng thiết yếu này cao hơn ở sữa của những bà mẹ ăn nhiều DHA trong thực đơn ăn kiêng của họ.
Cá hồi chứa nhiều DHA.
DHA trong cá hồi cũng giúp cải thiện tinh thần. Những nghiên cứu chứng minh DHA trong cá hồi đóng vai trò trong việc ngăn chặn cảm giác lo âu và ưu phiền sau khi sinh.
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ cảnh báo rằng những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nên lựa chọn loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp và nên giới hạn 373.5g/tuần để ngăn ngừa phát tán hàm lượng thủy ngân trong cơ thể. Cá hồi được xem có chứa hàm lượng thủy ngân thấp so với các loại cá khác như cá mập, cá kiếm, cá bạc má...
Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp
Mặc dù bạn chọn sữa chua, sữa hay phô mai, thì những thực phẩm từ sữa là một phần quan trong nhất kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ của bạn. Ngoài việc cung cấp chất đạm, các vitamin B, và vitamin D, thực phẩm làm từ sữa là một trong những nguồn cung cấp can-xi tốt nhất. Nếu như bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, sữa của bạn sẽ cung cấp nguồn can-xi chính giúp cho xương bé phát triển, vì thế điều quan trong đối với bạn dung nạp đủ can-xi để đáp ứng đủ nhu cầu của mình. Một cách làm việc đấy, các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên sử dụng loại thực từ sữa ít nhất 3 lần trong ngày trong kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ của mình.
Thịt bò nạc
Bạn đang tìm kiếm những loại thực phẩm tăng cường năng lượng, hãy chọn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò. Một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và kiệt quệ, vì thế rất khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất đạm và vitamin B12. Thịt bò là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng này tuyệt vời nhất.
Các loại họ đậu
Các loại đậu là thực phẩm tuyệt vời để nuôi con bằng sữa.
Các loại đậu, đặc biệt các loại có màu sậm như các loại đậu đen và đậu tây lùn là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt đối với những người ăn chay. Các loại đậu không chỉ giàu chất sắt mà cung cấp nguồn dinh dưỡng cao.
Các loại quả chín mọng
Bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn trái cây hay sinh tố từ hai lần trở lên trong ngày. Những loại quả chín giàu chất chống oxy hóa là sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn đáp ứng những nhu cầu của bạn. Các loại trái cây chín mọng ngon lành này chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và cung cấp một lượng đầy đủ carbohydrate giúp bạn duy trì năng lượng.
Gạo lức
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân cho bé, và bị cám dỗ với việc cắt giảm khẩu phần ăn của mình. Nhưng giảm cân quá nhanh dẫn đến cơ thể của bạn không tiết ra đủ sữa cho bé đồng thời khiến bạn mệt mỏi và chậm chạp. Tốt nhất, nên kết hợp việc ăn kiêng của bạn một cách lành mạnh như sử dụng gạo lức trong thực đơn ăn kiêng để giữ năng lượng của bạn ở mức cao. Và thực phẩm như gạo lức cung cấp cho cơ thể của bạn đủ lượng calo cần thiết để sản xuất sữa tốt nhất cho em bé.
Cam
Cam là một thực phẩm tuyệt vời nhất để bổ sung năng lượng cho những bà mẹ mới sinh.
Tiện lợi và bỗ dưỡng, cam là một thực phẩm tuyệt vời nhất để bổ sung năng lượng cho những bà mẹ mới sinh. Vì phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cần cung cấp nhiều vitamin C thậm chí hơn cả những phụ nữ mang thai, cam và các loại quả thuộc họ cam là thực phẩm cung cấp sữa mẹ tuyệt vời. Bạn không tốn thời gian ngồi xuống để ăn bữa ăn nhẹ. Hãy uống một ít nước cam, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ vitamin C cho một ngày và thậm chí bạn còn được bổ sung một lượng can-xi từ loại thức uống này.
Trứng
Lòng đỏ trứng là một trong số ít nguồn bổ sung vitamin D tự nhiên – một chất dinh dưỡng cần thiết giúp xương của bạn khỏe mạnh và xương con của bạn phát triển. Ngoài ra, trứng còn có thể đáp ứng nhu cầu đạm hàng ngày cho cơ thể của bạn. Hãy thử hai quả trứng ốp-la vào bữa điểm tâm sáng, một hoặc hai quả trứng luộc và món salad cho bữa ăn trưa nhẹ, hoặc trứng ốp lếp và salad cho bữa tối. Như một phần của thực đơn nuôi con bằng sữa mẹ của mình, bạn có thể chọn trứng để bổ sung thêm DHA để tăng hàm lượng lượng axit béo trong sữa mẹ.
Bánh mì
Axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển cho con của bạn ở những giai đoạn đầu của thai kì. Nhưng tầm quan của nó không dừng ở đấy. Axit folic là một chất dinh dưỡng quan trong sữa của người mẹ cung cấp cho con của bạn sức khỏe tốt. Đồng thời nó cũng rất quan trọng cho chính sức khỏe của bạn. Chất dinh dưỡng thiết yếu này tìm thấy trong các loại bánh mỳ và mỳ ống. Chúng cũng cung cấp cho bạn chất sơ và sắt dồi dào.
Rau xanh
Ăn hằng ngày các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải Thụy Sĩ, bông cải xanh... đều rất có ích. Rau xanh chứa vitamin A mà bé cần từ sữa mẹ. Chúng không phải là loại thực phẩm từ sữa để cung cấp can-xi. Nhưng rau xanh chứa vitamin C và sắt. Trên hết, rau xanh chứa chất chống oxy hóa, hàm lượng calo thấp và còn rất ngon.
Ngũ cốc
Sau một đêm mất ngủ, một trong thực phẩm tuyệt vời bổ sung năng lượng cho những bà mẹ mới sinh là một bữa ăn sáng bằng ngũ cốc. Ngũ cốc chế biến sẵn bày bán khắp nơi sẽ bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bạn đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Bạn cũng có thể thay thế bằng bữa ăn sáng thật ngon với trái cây trộn với sữa không kem và bột yến mạch.
Ngũ cốc chế biến sẵn bày bán khắp nơi sẽ bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng.
Nước
Thiếu nước là một trong nguyên nhân làm cơ thể bị kiệt quệ. Và đặc biệt đối với những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, thì việc mất nước rất nguy hiểm, Để giữ mức năng lượng của bạn và tiết ra nhiều sữa, bạn phải uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn có thể thay thế nước bằng nước ép trái cây và sữa, nhưng hãy thân trọng với thức uống có chứa caffein như trà và cà phê. Nên tránh và hạn chế lượng caffein mà bạn uống vào. Bởi vì khi caffein vào sữa sẽ truyền qua cơ thể bé.Ăn gì để tốt sữa sau sinh?
Chúng ta vẫn thường nghe nói, sau khi sinh nở phải kiêng kị rất nhiều đồ ăn trong suốt 3 tháng 10 ngày. Vậy có những gì chị em có thể ăn được để vừa tốt cho sức khỏe lại nhiều sữa cho con?
Móng giò hầm đu đủ
Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E... Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.
Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.
Hoa chuối
Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.
Hạt bí
Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả.
Cháo móng giò rất tốt cho phụ nữ sau sinh. (Ảnh minh họa)
Rau đay
Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.
Rau khoai lang
Rau khoai lang luộc hoặc xào ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.
Nấu cháo rau mùi
Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.
Quả sung
Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.
Ăn rau ngót, tránh rau cải
Sau sinh, sản phụ cũng nên nên uống canh hoặc nước rau ngót. Nó có tác dụng làm co tử cung sau sinh, sạch máu. Rau phải được rửa thật sạch để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên sử dụng rau cải xanh vì sẽ gây tiểu tiện nhiều và dễ làm rối loạn tiêu hóa.
Sau khi sinh cần kiêng những gì
Sau khi sinh làm sao cho bụng nhỏ lại
Quan hệ vợ chồng sau khi sinh
Sau khi sinh có nên đánh răng
Sau khi sinh có nên nịt bụng
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Các việc cần quan tâm sau khi sinh
(st)