Sau khi sinh có được ăn đậu xanh không?

Đậu xanh rất lành đối với cơ thể. Ngoài giá trị dinh dưỡng, đậu xanh còn có tác dụng làm đẹp hữu ích cho bà bầu bị nám. Cách làm đẹp này đơn giản mà không tốn quá nhiều thời gian, các bạn hãy tham khảo để có làn da thật đẹp nhé!



CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA ĐẬU XANH



Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu khát...

Loại thực phẩm này được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách "Nam dược thần hiệu" của danh Y Tuệ Tĩnh viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”… Đề cập đến tác dụng chữa bệnh của đậu xanh, đặc biệt là vấn đề giải độc, sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân (đời Minh) có ghi nếu ăn uống bị ngộ độc, buồn bực trong người, có thể dùng đậu xanh để chữa trị. Loại thực phẩm này có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín...); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…); giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên. Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...

Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…

Cháo đậu xanh bổ dưỡng cho sức khỏe.

Với người Trung Quốc và Việt Nam, cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng. Ngoài tính nhẹ nhàng thanh sạch, có tác dụng giải độc cơ thể, món ăn này còn tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa ưng thư… Đậu xanh thường được phối hợp với một số dược liệu khác để phòng ngừa say nắng, các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè.

Ví dụ, cháo đậu xanh với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát. Đây là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não. Trong khi đó, món ăn cháo đậu xanh, lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì…

Đặc biệt, khi bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt giải độc, chống lão hóa, giúp sáng mắt… bạn có thể nấu cháo đậu xanh với thịt nạc, thịt gà, gan heo, tôm hoặc rau củ quả khác như cà rốt, bí đỏ. Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 50-100g đậu xanh nấu nhừ dạng cháo. Người dùng thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu cùng thịt và rau củ quả. Tuy nhiên, khi ăn cháo ăn liền, bạn cần lựa chọn những loại có hàm lượng đậu xanh cao (200 gram cho một kg) với hương vị cháo tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản.


Đậu xanh trị nám cho mẹ bầu

Thời con gái, món ăn mà mình “kết” nhất là chè đậu xanh. Nhà mình ở quê nên mẹ trồng nhiều đậu lắm, cuối tuần nào mình cũng rủ rê mấy đứa bạn sang để trổ tài bếp núc với món chè đậu yêu thích. Dù nấu chẳng được ngon như mẹ, nhưng nghe mình nói ăn nhiều đậu xanh giúp đẹp da là mấy đứa con giá sướng mê tơi, nhờ thế mà nồi chè mới không bị “ế”. Tới khi học đại học, mỗi lần về quê kiểu gì mẹ cũng gói cho mình một bọc đậu xanh: “Con mang lên đó nấu để bạn bè ăn cùng...”

Rồi mình ra trường, đi làm và kết hôn. Lúc sắp cưới mình cứ phụng phịu với mẹ: “Vậy là phải chia tay chè đậu xanh của mẹ rồi...” Mẹ cười, mắng yêu mình: “Bố cô, sắp lấy chồng rồi mà vẫn tham ăn thế này. Thôi cứ yên tâm, khi nào cưới mẹ sẽ cho thật nhiều coi như của hồi môn nhé!” - Hai mẹ con cùng cười lớn.

Không hiểu sao mình cứ thích đậu xanh mãi từ bé đến lớn, có lẽ vì đậu vừa ngon, bổ mà lại tốt cho làn da nữa. Chẳng phải vì thế mà mình luôn nằm trong “top” nổi bật với làn da cực kì mịn màng đấy thôi.

Cho tới khi mang thai bé Tôm thì mình không được ăn chè thường xuyên nữa, vì nó nhiều đường ngọt không tốt cho bà bầu. Thành ra bọc đậu “hồi môn” thi thoảng mẹ gửi giờ lại bỏ không, chỉ có những ngày rằm, mồng một mẹ chồng mình đem nấu xôi thắp hương, còn lại thì chẳng biết làm gì nữa. Cho tới khi mình phát hiện ra một công dụng rất tuyệt vời...

Là vì từ khi bầu bí mặt mình cũng chi chít tàn nhang và nám như rất nhiều mẹ khác. Vẫn biết đó là chuyện bình thường khi mang thai, nhưng để chấp nhận nó thì chẳng dễ chút nào. Hơn nữa, trước kia da mặt mình trắng mịn, bây giờ bỗng trở nên lốm đốm, lấm chấm thật khó chịu vô cùng. Mỗi lần thấy mình trong gương là mình lại chán nản. Lên cơ quan, mình than phiền với các chị suốt ngày. Ai cũng an ủi rằng: “Sinh xong nó tự hết ấy mà”. Nhưng mình không muốn đợi lâu thế, bầu thì cũng phải đẹp chứ. Còn nửa năm nữa mới tới ngày sinh, chẳng lẽ phải “ngắm” khuôn mặt “lấm chấm” lâu đến thế sao? Không, mình phải “đuổi” chúng đi mới được.

Nhưng mà làm cách nào nhỉ? Bầu bí thế này thuốc men hay mĩ phẩm đều không dùng được. Mình băn khoăn quá, gọi cho bạn bè đứa nào cũng nói: “Kệ đi, đợi vài tháng nữa đẻ xong thì khỏi phải trị”. Ôi, lại thế nữa rồi, có ở hoàn cảnh của mình mới biết, mỗi ngày phải mang bộ mặt xấu xí này ra ngoài là mất hết cả tự tin. Vậy nên mình vẫn nuôi quyết tâm “diệt” nám cho bằng được. Không biết hỏi ai, mình về nhà hỏi...mẹ. Ngày còn bé cứ có gì không biết là hỏi mẹ, giờ lớn rồi, lại sắp làm mẹ em bé nữa, mình vẫn giữ thói quen ấy. Thực ra, ý định của mình chỉ là muốn “kêu ca” với mẹ thôi cho đỡ buồn. Nào ngờ mẹ hỏi: “Thế nhà hết đậu xanh rồi ư? Dùng nó mà đắp mặt tốt lắm đấy, ngày xưa mẹ toàn làm thế mà sạch cả nám với tàn nhang!” Ôi, mẹ quả là “cứu tinh” của mình.

Đậu xanh giúp đánh bay thâm nám. (Ảnh minh họa)

Bịch đậu xanh ở nhà lại được trưng dụng với mục đích chăm sóc “nhan sắc”. Mình đem nghiền mịn chừng một nắm đậu, thêm sữa tươi vào trộn đều. Hỗn hợp sữa đậu mịn màng đặc sánh. Buổi tổi mình rửa mặt thật sạch, đắp mặt nạ sữa đậu rồi phủ một chiếc khăn cotton lên trên, nằm nghỉ ngơi 30 phút. Sau đó là rửa lại mặt thật sạch, cảm giác da mịn màng, mát rất dễ chịu. Cứ kiên trì làm như vậy hàng ngày, chẳng bao lâu những đốm màu xấu xí trên mặt mình mờ đi trông thấy.

Thật tuyệt, giờ thì mỗi lần ngắm nghía trong gương mình không còn thấy buồn phiền như trước nữa. Tuy chưa hết hẳn tàn nhang với nám nhưng bù lại da mình mịn và sáng hơn. Mẹ mình nói đây là bài thuốc làm đẹp da theo kinh nghiệm dân gian, mẹ và nhiều người làm rồi và thấy rất hiệu quả. Tới lượt mình thử thì đúng là có công dụng tốt thật.

Là vì đậu xanh không chỉ cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nó còn là nguyên liệu tuyệt vời để làm đẹp da. Dùng bột đậu để đắp mặt giúp làn da không chỉ trắng mịn do tác dụng thanh tẩy và làm trắng khá mạnh, mà nhờ đó mà các vết sậm màu như nám hay tàn nhang sẽ mờ đi trông thấy. Đặc biệt, những hạt đậu xanh thần kì có tính lành và tác dụng dịu nhẹ hơn so với chanh hay dưa leo, giúp làm mịn các tế bào khô sần và bổ sung độ ẩm một cách tự nhiên. Đó là lí do da mình mịn và sáng hơn rất nhiều.

Không biết có mẹ bầu nào đang buồn phiền vì nám với tàn nhang như mình không nhỉ? Nếu mẹ đang loay hoay tìm cách chữa trị chúng thì mình nghĩ đậu xanh là một gợi ý hay đấy! Mình đã thử nó dựa trên kinh nghiệm của mẹ và kết quả thật tuyệt vời. Cách làm đẹp từ đậu đơn giản mà không tốn quá nhiều thời gian, do đó mẹ hãy tham khảo để có làn da thật đẹp nhé!

Chúc các mẹ không còn lo lắng vì nám và tàn nhang nữa!


Các món có lợi cho sản phụ


Cháo mộc nhĩ, táo đỏ

Nguyên liệu: 15g mộc nhĩ; 15 quả táo đỏ (một loại táu có hình dạng giống táo tàu, bạn có thể mua ở những hàng thuốc bắc); 50-100g gạo nếp.

Cách làm: Ngâm nở mộc nhĩ với nước sôi, rửa sạch. Cho các nguyên liệu vào nấu thành cháo. Khi cháo chín thì cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 2 lần.

Tác dụng: Bồi bổ cho phụ nữ bị mất máu sau sinh. Ngoài ra, món ăn này còn tốt cho sản phụ bị rụng tóc, đau đầu, hoa mắt.

Canh đu đủ, lạc, táo tàu

Nguyên liệu: 700g đu đủ; 5 quả táo tàu; đường đỏ; lạc (số lượng vừa ăn).

Cách làm: Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, thái thành miếng.

Sau đó, cho đu đủ, lạc, táo tàu vào nồi hầm cùng với 8 bát nước. Khi sôi, vặn bớt lửa, ninh nhừ trong khoảng 1-2 tiếng.

Tác dụng: Món canh giúp tăng lượng sữa, thích hợp cho sản phụ bị thiếu sữa.

Canh gà mái già

Nguyên liệu: Một con gà mái già; gừng; một số vị thuốc bắc hầm cùng gà.

Cách làm: Gà sơ chế sạch, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải.

- Cho gừng và thuốc bắc vào, đun sôi.

- Sau đó, tiếp tục hầm bằng lửa nhỏ trong 2-3 tiếng.

- Cuối cùng nêm muối, gia vị vào là được.

Gà hầm thuốc bắc

Nguyên liệu: Một con gà; một nhúm long nhãn; 3-4 quả táo đỏ; một nhúm kỳ tử (mua ở các hàng thuốc bắc).

Cách làm: Cho gà và các nguyên liệu vào một cái thố, xóc đều. Sau đó, đem hấp cách thủy tới khi chín.

Bò hầm gừng

Nguyên liệu: Thịt bắp bò; gừng; hành lá; muối.

Cách làm: Thịt bò thái hình quân cờ.

- Gừng thái lát. Hành lá bỏ rễ, lấy phần trắng, để cọng dài.

- Cho nước sâm sấp thịt bò. Cho các nguyên liệu trên vào cùng, đun sôi thì vặn nhỏ lửa, ninh tới khi nhừ.

Cháo vừng đen

Nguyên liệu: 50g vừng đen giã nát; 50-100g gạo nếp.

Cách làm: Cho vừng và gạo vào nồi, ninh thành cháo.

Tác dụng: Nhuận tràng, lợi sữa, thích hợp cho sản phụ bị táo bón, ít sữa.

Cháo táo mèo

Nguyên liệu: Táo mèo; gạo nếp; đường đỏ.

Cách làm: Táo mèo đem đun lấy nước đặc. Sau đó, dùng nước này cho vào nồi nấu cháo với gạo và đường đỏ.

Tác dụng: Tốt cho người bị đau bụng, ăn không ngon sau sinh.

Dạ dày lợn hầm hạt sen

Nguyên liệu: Một cái dạ dày lợn; 1/2 củ gừng; 900g hạt sen; 2 thìa rượu gạo; 5 bát nước sạch; muối, hạt nêm.

Cách làm: Dạ dày sau khi rửa kỹ, trần trong nước sôi, vớt ra.

- Dạ dày thái miếng vừa phải; gừng thái chỉ.

- Đun sôi 5 bát nước, cho dạ dày và gừng vào.

- Cho hạt sen. Nêm gia vị và rượu vào. Đun nhỏ lửa cho tới khi chín mềm là được.

Cháo bát bảo

Nguyên liệu: Một bát gạo nếp; 60g long nhãn; đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen, đậu ngự (mỗi thứ 90g); một thìa rượu gạo; 2 thìa đường; nước sạch.

Cách làm: Đậu xanh, đậu đỏ đãi sạch, cho vào nước, ninh nhừ. Hạt sen cũng ninh nhừ.

- Gạo nấu với nước thành cháo.

- Đổ hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh vào ninh cùng cháo.

- Cho tiếp long nhãn, đậu ngự vào.

- Khi cháo nhừ, cho rượu và đường vào, chờ sôi lại.

Chè vằng – đồ uống lợi sữa

Bên cạnh các món ăn có tác dụng tốt cho sản phụ thì đồ uống cũng góp phần quan trọng tạo nguồn sữa mẹ dồi dào. Theo đông y, lá chè vằng sau khi hái và phơi khô có tác dụng lợi sữa cho sản phụ.

Bạn lấy 1-2 nắm chè vằng khô, cho vào ấm (nồi) đun với nước cho tới khi sôi. Nếu mua chè vằng tươi, bạn nên rửa sạch, phơi khô rồi mới sắc lấy nước uống.

Chè vằng có mùi thơm nhưng vị hơi đắng và chát.

Lưu ý
: Bạn có thể mua chè vằng tại các nhà thuốc.

Một số đồ uống lợi sữa khác

- Dùng một nắm rau mùi tàu khô, sắc đặc, lấy nước uống.

- Lấy một nắm hạt mùi tàu khô, đem sắc lấy nước uống.



Các món dành cho sản phụ ít sữa


Lương y Minh Chánh (Sức Khỏe & Đời Sống) giới thiệu một số món ăn tốt cho sản phụ để có nguồn sữa dồi dào cho em bé lại vừa đủ chất dinh dưỡng và dễ tiêu hoá.

Cháo khoai lang: 250g khoai lang, 200g gạo lức. Rửa sạch khoai lang, thái miếng, đổ vào nồi cùng gạo đã vo sạch, cho nước đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa cho nhừ thành cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày khi còn nóng.

Cháo lạc, củ mài: 45g lạc nhân, 40g củ mài, 20g đường phèn, 100g gạo lức. Lạc nhân, củ mài giã nát cùng gạo đã vo cho vào nồi đổ một lít nước, đun to lửa cho sôi, rồi chuyển nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo, cho đường vào. Ngày ăn một lần lúc cháo còn nóng.

Cháo rượu nếp: 100g cơm rượu nếp, một quả trứng gà, 50g táo tàu, 50g đường đỏ. Rửa sạch táo tàu, bỏ hạt. Gạo ngâm nước kỹ. Trứng gà đập bỏ vỏ, cho lòng trứng vào bát đánh tan. Cho gạo vào nồi đun sôi, đổ cơm rượu nếp, táo, đường ninh nhừ thành cháo rồi đổ trứng gà đã đánh tan vào là được. Dùng trong ngày.

Cháo đậu Hà Lan: 50g đậu Hà Lan. Đậu rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa ninh tới khi đậu chín nhừ. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

Canh cá trê: Một con (250g) cá trê, 3 lát gừng, 2 quả trứng gà. Cá trê làm sạch, cắt thành khúc cho vào chảo mỡ cùng với gừng, rán thơm lấy ra cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun khoảng một tiếng nữa thấy nước canh sánh đặc thì đập trứng vào khuấy đều là được. Ăn điểm tâm, cần ăn liền 3-4 ngày.

Cá diếc luộc: Một con (250g) cá diếc tươi. Cá làm sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, không cho bất kỳ gia vị nào. Đun nhỏ lửa trong 30 phút, nước có màu trắng sữa là được. Ăn cá, uống canh.

Cá mè nấu mướp: một con (200g) cá mè, 30g mướp, gia vị, gừng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, rửa sạch xắt khúc. Cá đánh vảy bỏ mang ruột, rửa sạch, cho vào nồi cùng gừng, gia vị. Đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa tới chín nhừ là được. Ăn cá uống canh trong ngày.

Móng giò nấu thông thảo: 2 cái móng giò, 3g thông thảo, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Móng giò rửa sạch cho vào nồi cùng thông thảo, đổ nước vừa đủ, cho hành, gừng, gia vị đun nhỏ lửa  trong 4 tiếng là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Cần ăn liền mấy ngày.

Những lưu ý về dinh dưỡng để sản phụ nhiều sữa:

- Ăn nhiều lần trong ngày: Bất luận có bận rộn hay mệt mỏi thế nào bạn cũng không nên lơ là trong ăn uống. Có thể ăn những món ăn thanh đạm hoặc món ăn nhẹ, không nên ăn quá no hay những thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo, vì sẽ làm bạn khó tiêu.

- Có chế độ dinh dưỡng tốt: Nên dùng những loại hoa quả và rau củ còn tươi mới và chúng có thể chống táo bón. Các hợp chất cacbonhydrate như: cơm, mì hoặc khoai tây... chỉ có vai trò cung cấp năng lượng, chỉ có các loại cá, rau có màu xanh hoặc hoa quả tươi mới chứa nhiều chất sắt.

- Uống nhiều nước: Giai đoạn cho con bú, bạn nên uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả ngoại trừ uống trà và những thức uống có gas hoặc chứa caffein.

- Dùng những thực phẩm tiện lợi và dinh dưỡng. Nên ăn những món ăn nhẹ hoặc ăn cơm, chúng vừa tiện lợi vừa tốt cho sức khỏe. Ví dụ như: bánh mì làm từ lúa mì, sandwich, nước hoa quả tươi hay một ly sữa.

- Các thực phẩm từ sữa, phômai, lạc, đậu nành và chân gà, dầu vừng, gạo nếp đều là những thực phẩm giúp tiết sữa.

- Những thực phẩm mà sản phụ nên kiêng dùng: Thực phẩm làm từ mạch nha, hẹ và những thực phẩm được ủ lâu ngày hoặc những thực phẩm cay chứa nhiều ớt, tiêu... những thực phẩm này không có lợi cho sự tiết sữa ở sản phụ.


5 loại đậu "siêu tốt" cho cơ thể


Loại thực phẩm này tuy nhỏ bé nhưng lại có nguồn năng lượng và lợi ích to lớn trong cơ thể con người.

Để cơ thể linh hoạt, thon gọn, cơ thể bạn cần được cung cấp protein, chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa và carbs duy trì, lâu bị đốt cháy. Dưới đây là 5 loại đậu trong họ nhà đậu giúp bạn gia tăng giá trị dinh dưỡng và sức khỏe.


Đậu đen và đậu pinto: Giúp bạn tạo tế bào, không hình thành mỡ

Cả hai loại đều chứa 19 gam chất xơ trong mỗi tách giúp bạn cảm thấy no nhanh và no lâu hơn. Vì thế, sẽ không phát sinh nhu cầu ăn đêm. Nghiên cứu công bố trên tạp chí American College of Nutrition cho biết bổ sung đậu trong chế độ ăn uống giúp có vòng eo nhỏ hơn và giảm thiểu 22% khả năng bị béo phì. Đậu giúp bạn giảm mỡ hình thành và tái tạo tế bào.

Đậu nành: Giúp bạn mạnh mẽ hơn

Đậu giàu magiê, kali, canxi và giúp ngăn ngừa chuột rút cơ bắp trong quá trình tập luyện. Đậu nành cung cấp lượng sắt dồi dào, một cốc đậu nành cung cấp cho bạn 49% năng lượng trong ngày và thúc đẩy oxy đến các cơ bắp hoạt động. Để cắt giảm calo và giảm cân đạt hiệu quả, bạn nên bổ sung thực phẩm này trong chế độ ăn uống.

Đậu đỏ và thận của bạn: Giúp tăng tốc độ phục hồi toàn cơ thể

Thực phẩm này tăng cường làm lành các cơ tổn thương, đẩy mạnh hệ miễn dịch cùng chất chống oxy hóa cao hơn hẳn so với các thực phẩm khác. Ngoài ra, trong đậu chứa 40 gram carbs, 15 gram protein kèm tỉ lệ chất dinh dưỡng cao cho sự phục hồi cơ thể hoàn hảo. Nếu bạn có các tổn thương, nên bổ sung thực phẩm này trong chế độ ăn uống.

Đậu lăng: Giúp bạn có sức bền tốt hơn

Giàu sắt (với 37% trong cơ thể bạn), cây họ đậu này cải thiện độ bền cơ bắp. Theo các nhà nghiên cứu Đại Học Sydney nghiên cứu trên những vận động viên đạp xe thấy họ có sức bền lâu hơn 20 phút sau khi ăn đậu lăng (so với người ăn khoai tây, nước xi – rô hoặc nước). Thực phẩm này ngăn chặn lượng đường trong máu phát sinh và kiểm soát sản xuất lactate trong cơ thể - nguyên nhân gây đau nhức và mệt mỏi.

Đậu gà (Chickpeas): Giúp nâng cao tinh thần cho bạn

Một chế độ ăn nhiều đậu gà đóng góp nhiều ích lợi cho cơ thể. Đậu gà có hàm lượng axit amino tryptophan cao, là khối xây dựng chính của serotonin, gia tăng cảm giác hạnh phúc và đề phòng bệnh trầm cảm.




Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Sau khi sinh có nên nịt bụng
Sau khi sinh có nên dùng mỹ phẩm
Sau khi sinh bao lâu thì tắm gội được
Sau khi sinh có nên đánh răng
Sau khi sinh bao lâu thì tử cung co lại
Sau khi sinh làm sao cho bụng nhỏ lại






(st)

sau khi sinh co duoc an dau xanh khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
LIEU AN DAU XANH CO DEP DA KHONG
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
ĐƯợc nhé:Chống lão hóa da: Dùng 100gr đậu xanh, 100gr gạo tẻ cho vào 1lit nước. Đun hỗn hợp cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo. Sau đó, cho 100gr gan lợn đã thái lát vào, nấu cho đến khi gan chín. Một ngày ăn thành 3 lần. Sử dụng thường xuyên món ăn này sẽ có tác dụng chống lão hóa da. Dưỡng da: Tán mịn 50g bột đậu xanh, 50g bột thanh đại và 5g băng phiến. Sau đó, cho hỗn hợp vào nước trộn thành hồ. Hàng ngày trước khi đi ngủ hãy đắp dung dịch này đều lên mặt sẽ có tác dụng dưỡng da, giúp da sáng mịn. Trị mụn: Dùng 100g đậu xanh say hoặc tán thành bột mịn. Sau đó, hòa với nước ấm thành dạng hồ, để nguội và xoa đều lên mặt. Thực hiện liên tục trong nhiều ngày sẽ có tác dụng thanh nhiệt, mát máu giúp trị mụn trứng cá hiệu quả.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
AN DAU XANH CO TOT CHO NG MANG THAI KHONG
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên. Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi… Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Em sing mo duoc hai thang roi ma Chua dam an gi het may chi oi em co an duoc nhung gi may chi giup gium em di
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận