Sau khi sinh nên ăn trái cây gì thì tốt cho mẹ và bé
Sau khi sinh bao lâu thì tập thể dục
Giảm cân sau sinh
Trong quá trình mang thai, các chị em thường ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng nên sau khi sinh, rất nhiều người bị lâm vào tình cảnh cân nặng mất kiểm soát, bị béo bụng mà đôi khi phải mất hàng năm trời mới lấy lại vóc dáng ban đầu. Tuy nhiên, với phụ nữ mới sinh, điều quan trọng chính là có một chế độ luyện tập cân bằng với khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, vừa cung cấp năng lượng lại vừa có thể loại bỏ lượng mỡ dư thừa.
Khoai lang là thực phẩm gần gũi, khá rẻ tiền nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe. Với lượng vitamin A, B, C, E và protein, tinh bột, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết như: canxi, magie, sắt, kẽm… khoai lang là một thực phẩm vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Khoai lang giảm chất béo tích tụ trong cơ thể. (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa một lượng phong phú chất xơ có tác dụng kích thích dạ dày co bóp, tiêu hóa thức ăn nhanh và hiệu quả, đẩy lùi tình trạng táo bón và tích mỡ bụng. Khoai lang có thể giúp nhuận tràng lợi tiểu, làm tiêu hao năng lượng dư thừa tích trữ trong cơ thể, có ảnh hưởng tích cực tới vòng eo của các mẹ sau sinh. Sau sinh bổ sung khoai lang vào chế độ dinh dưỡng mà không cần phải ép cân quá để giữ dáng.
Trong khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn, chất béo tích tụ trong cơ thể. Ăn 100g khoai lang, tương đương với giá trị dinh dưỡng của nửa bát cơm gạo trắng hoặc 2 lát bánh mì nướng.
Nếu các chị em muốn giảm cân thì nên ăn khoai lang thay cơm trong bữa cơm chính với một số cách chế biến nhằm hạn chế tăng độ đường của khoai như: hấp, nướng, xay nhuyễn với nước.
Giảm buồn nôn do ốm nghén
Trong khoai lang hàm chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng ngăn chặn buồn nôn. Các bà bầu mang thai trong thời kỳ đầu thường bị ốm nghén, hay cảm thấy buồn nôn hoặc hay nôn oẹ, ăn uống không ngon hoặc chán ăn uống. Nếu lúc này bà bầu ăn nhiều khoai lang, có thể giúp cho bà bầu giảm nhẹ các chứng nôn oẹ và chán ghét “dầu mỡ”. Khoai lang cũng là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chữa trị cao huyết áp khi mang thai.
Trị táo bón
Nhiều người trong quá trình mang thai bị táo bón. Chất xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt. Củ khoai lang chứa nhiều xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác, trên cả khoai tây.
Khoai lang còn giúp giảm rạn da nữa đấy. (ảnh minh họa)
Với khoai lang, chị em bầu bí có thể dễ dàng chế biến thành rất nhiều món như luộc, nướng, chiên… rất dễ ăn mà lại bổ dưỡng với đầy đủ chất chống oxy hóa, vitamin B, C và chất xơ giúp chị em no lâu và ngăn ngừa táo bón hữu hiệu.
Nếu sau sinh nở bị trĩ thì chỉ cần dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
Giảm rạn da
Không chỉ giàu vitamin C và E, khoai lang còn là nguồn thực phẩm dồi dào beta-carotene – có tác dụng bảo vệ da và giảm thiểu cháy nắng đáng kể trong ngày hè. Ngoài ra, beta-carotene còn tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu và có tác dụng chuyển đổi thành vitamin A – một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển làn da em bé khỏe mạnh. Viatmin A rất quan trọng để ngăn ngừa nếp nhăn, vết rạn da.
Chữa viêm tuyến vú
Phụ nữ sau sinh thường bị viêm tuyến vú, khiến đau nhức khó cho bé bú. Bạn có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày.
Giải cảm sốt
Trời mùa đông dễ phải cảm, khiến sốt. Bạn có thể hỗ trợ thuốc bằng cách dùng khoai lang trắng đã được phơi khô, gừng, sắc uống hoặc nấu cháo.
Tham khảo thêm:
Món ngon từ khoai lang
Khoai lang có nhiều loại như ruột vàng, ruột đỏ, ruột trắng... nhưng khi ăn nên chọn khoai vỏ đỏ ruột vàng, nếu để giải cảm và chữa táo bón thì dùng khoai vỏ trắng, ruột trắng. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy các mẹ khi luộc khoai nên để cả vỏ.
Món ngon từ khoai lang. (ảnh minh họa)
- Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng.
- Nấu chè khoai với vừng và ít hoa quế.
- Bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa.
* Bánh khoai
- Nguyên liệu
+ Khoai lang vàng: 2 củ
+ Bột mì: 160 gr
+ Nước: 300 ml
+ Bột nghệ: 1 thìa cà phê
- Cách làm
+ Khoai lang gọt vỏ, xắt sợi và ngâm vào 1 bát nước muối pha loãng để khoai không bị thâm đen và khi rán được giòn.
+ Pha bột mì, bột nghệ với nước tạo thành hỗn hợp màu vàng có độ sền sệt.
+ Thả khoai vào hỗn hợp bột vừa pha, dàn đều lên xẻng rán hoặc 1 chiếc thìa lớn.
+ Đợi bánh khoai vàng hẳn một mặt mới lật bánh chuyển sang rán tiếp mặt kia. Khi bánh chín vàng và khoai trở nên cứng giòn là được.
Lấy lại eo thon nhờ khoai lang
Sau nhiều ngày “lặn lội” trên thế giới mạng, cuối cùng, ông xã cũng tìm được phương pháp giảm cân rất phù hợp với vợ, bởi đây là loại thực phẩm mà mình “mê tít” từ nhỏ - Giảm cân bằng khoai lang.
Khi tổ chức lễ cưới, tôi chỉ nặng có 45 kg, nhưng sau khi sinh, tôi bỗng vọt lên 69 kg. Chồng tôi còn nói đùa: "Người vợ nếu cứ để thoải mái nằm trên giường thì anh chả còn chỗ "ghé" nhờ".
Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ, tính bình, vị ngọt, không độc, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Với những lợi ích như thế, có nhiều người gọi rau khoai lang là “sâm nam”.
Theo các chuyên gia khoa học về dinh dưỡng thì trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C.
Rau lang được biết đến như một loại thuốc chữa được nhiều loại bệnh như táo bón, mụn nhọt, quáng gà…
Nếu sau khi sinh bị băng huyết bạn cũng có thể thử dùng rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống trong nhiều ngày.
Khi cho con bú, nếu bạn bị viêm tuyến vú thì củ khoai lang cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị. Bạn có thể lấy khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
10 thực phẩm giúp nhiều sữa và giảm mỡ bụng sau sinh
Trong quá trình mang thai và sinh nở, sự tiêu hao sức khoẻ và năng lượng của sản phụ là rất lớn, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe và duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt là vô cùng cần thiết.
Thêm nữa là việc tích mỡ bụng trong quá trình mang thai có thể khiến bạn mất hàng năm để đánh tan chúng đi. Chính vì thế, một chế độ ăn uống hợp lý, vừa giúp tăng lượng sữa cho con, vừa làm giảm mỡ bụng luôn là mối quan tâm của các bà mẹ trẻ.
1. Chuối sứ
Ít các bà mẹ biết rằng chuối sứ rất tốt cho sữa mẹ. Đây là loại chuối quả to, da hơi nhám. Thịt chuối nhiều hơn so với các loại chuối khác. Đặc biệt, lớp men của loại quả này rất tốt, sản phụ nếu ăn chuối thường xuyên sẽ giúp tăng lượng sữa mà không sợ tăng cân.
Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2-3 bữa liền giúp thông sữa rất tốt.
2. Cháo thịt nạc tôm tươi
Đây là món ăn rất đơn giản và gần gũi nhưng lại rất lợi sữa với các sản phụ. Món này nên ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày một bát sẽ giúp ích khí, bổ thận, thông sữa, dùng cho những sản phụ bị tắc sữa sau khi sinh.
3. Khoai lang và rau khoai lang
Khoai lang là thực phẩm gần gũi, khá rẻ tiền nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe. Với lượng vitamin A, B, C, E và protein, tinh bột, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết như: canxi, magie, sắt, kẽm…khoai lang là một thực phẩm vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Ăn 100g khoai lang, tương đương với giá trị dinh dưỡng của nửa bát cơm gạo trắng hoặc 2 lát bánh mì nướng. Nếu bạn muốn giảm cân thì nên ăn khoai lang thay cơm trong bữa cơm chính với một số cách chế biến nhằm hạn chế tăng độ đường của khoai như: hấp, nướng, xay nhuyễn với nước…Luộc hoặc xào rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng lại vừa lợi sữa đấy nhé.
4. Cháo mè đen
Trong đông y, mè đen được sự dụng như một vị thuốc quý. Hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và có tác dụng tăng cường dinh dưỡng. Mè đen 50g, giã nát, cho vào một nắm nếp trắng rồi nấu cháo, ăn trong 7-10 ngày. Món này giúp lợi sữa, nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa.
5. Đu đủ xanh
Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo và các vitamin. Đu đủ xanh nấu cháo cùng móng giò từ lâu đã được biết đến như một món ăn giúp lợi sữa, thông sữa hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Mặt khác món này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng. Tuy nhiên nhiều sản phụ lại không ăn được móng giò hoặc sợ béo. Bạn có thể thay móng giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự mà còn giúp giảm mỡ bụng.
6. Táo đỏ (táo tàu)
Táo đỏ có hàm lượng vitamin C cao, và lượng lớn chất glucozơ và protein. Trung y quan niệm táo đỏ là loại thuốc tốt nhất trong các loại quả, có tác dụng giải độc, bổ tì hoạt vị, điều hoà huyết mạch… đặc biệt thích hợp cho sản phụ để bổ sung khí huyết, chữa hiện tượng tì vị suy nhược sau sinh. Táo đỏ có hương vị thơm ngọt, nhiều cách ăn, có thể ăn sống hoặc ninh cháo ăn nóng.
7. Hạt bí
Hạt bí dường như chỉ được biết đến như một món “ăn chơi, ăn vui” ngày Tết. Tuy nhiên, thật khó tin là nó lại giúp tăng sữa cho sản phụ. Thành phần chứa trong hạt bí ngô thấy có chủ yếu là chất cucurbitine, caroten, vitamin A, B1, B2, C, dầu béo, protid... Để giúp tăng sữa, sản phụ mỗi ngày uống hai lần 15 - 20g hạt bí ngô vào buổi sáng và tối. Cách làm rất đơn giản là bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả. Cần lưu ý rằng uống hạt sống mới hiệu nghiệm.
8. Măng tây
Măng là một trong những thực phẩm rất được ưa thích và cũng giàu chất xơ vào bậc nhất. Chất cơ trong măng có thể kích thích dạ dày co bóp, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tạo ra cảm giác no bụng.
Măng thuộc họ thực vật cung cấp ít năng lượng, dù ăn nhiều cũng không lo bị béo, đặc biệt là béo bụng. Ngoài ra, măng còn có thể hấp thụ những chất béo dư thừa.
Trong tiết hè oi bức bạn nên chế biến măng thành những món nộm, nấu canh, ngâm giấm tỏi. Măng là thực phẩm dẫn dắt các thức ăn khác, với mùi vị đặc trưng, thú vị. Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào. Ngoài ra ở phụ nữ đang trong độ tuổi trưởng thành, măng tây giúp kinh nguyệt điều hòa, khí huyết lưu thông.
9. Quýt
Trong quýt có hàm lượng Vitamin C và Can-xi tương đối lớn. Vitamin C giúp tăng cường tính co giãn, đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung sản phụ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu. Nếu ăn một lượng quýt thích hợp, có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu.
Can-xi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ ăn một lượng quýt thích hợp có thể thông qua sữa của mình cung cấp chất can-xi cho trẻ, như vậy không chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương cho bé.
Ngoài ra, hạt quýt, sơ quýt còn có tác dụng thông sữa. Khi tuyến sữa của người mẹ bị tắc, dẫn tới việc sữa bị ít đi, thậm chí gây ra bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Ăn quýt có thể tránh được các hiện tượng trên.
10. Lạc
Trong y học cổ truyền có bài thuốc từ lạc rất tốt cho thai phụ. Lạc nhân 50g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 100g, đường phèn lượng vừa đủ. Lạc nhân sau khi rửa sạch đem giã nhỏ, cùng gạo tẻ nấu cháo. Cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn. Lạc nhân là thức ăn dễ kiếm mà tác dụng lợi sữa rất tốt, có thể hầm cùng móng giò lợn.
(st)