Sau khi sinh nên ăn trái cây gì thì tốt cho mẹ và bé
Sau khi sinh bao lâu thì tập thể dục
Những vấn đề về răng thường gặp sau khi sinh
Dễ bị viêm nướu và sâu răng
Trong thời kỳ mang thai, do có sự xáo trộn cân bằng nội tiết nên nướu dễ bị viêm và chảy máu hơn bình thường. Hơn nữa, sau khi sinh các bà mẹ thường kiêng hay ít chải răng do quá mệt mỏi và bận rộn, nên phụ nữ sau sinh rất dễ bị sâu răng và viêm nướu.
Cảm giác ê răng
- Bản thân việc sinh con không có ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Những thay đổi của cơ thể; bận rộn với việc chăm sóc và cho con bú; sự thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, sắt, vitamin và các vi chất khác sau khi sinh khiến các bà mẹ cảm thấy cơ thể yếu đi, kể cả răng.
Quan niệm sai lầm
- Trong tháng đầu không nên đánh răng vì cho rằng sau này sẽ bị buốt răng và hỏng răng sớm là quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học và sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Bởi trong khoang miệng có rất nhiều vi trùng, vi khuẩn, nhất là khuẩn nhũ toan can, khuẩn liên cầu, khuẩn bạch sắc niệm chu,… và rất nhiều loại khác nữa.
- Mặt khác, sau khi sinh, sức đề kháng của sản phụ trở nên yếu hơn người bình thường và cần một thời gian dài mới có thể bình phục được. Tình trạng này cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng và các bộ phận khác trên cơ thể sinh sôi này nở rất nhanh và mạnh.
- Sau khi sinh, sản phụ được tẩm bổ nhiều hơn, lượng thực phẩm bám lại trên răng và khoang miệng cũng nhiều hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ hình thành các bệnh về răng miệng, như cao răng, sâu răng, viêm lợi... Các vi khuẩn trong khoang miệng cũng có thể đi vào máu, dẫn tới nhiều bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm tuyến vú, viêm nội mạc tử cung, viêm khung xương chậu...
- Bên cạnh đó, các bà mẹ hay có thói quen hôn nựng bé nên rất dễ truyền sang bé những vi khuẩn không có lợi.
- Vì vậy, các bác sĩ nha khoa đưa ra lời khuyên phụ nữ sau khi sinh một ngày vẫn nên đánh răng, súc miệng để răng được khỏe, đẹp. Ngày 2 lần, sản phụ nên đánh răng vào buổi sáng và tối, thường xuyên súc miệng sau khi ăn để bảo vệ được sức khỏe răng miệng.
Chăm sóc răng sau khi sinh
- Sau khi sinh, thể chất của sản phụ còn yếu, răng, nướu cũng không được khỏe như trước nên cần lựa chọn bàn chải, kem đánh răng và phương pháp đánh răng thích hợp.
-
Tuy nhiên, có một số bà mẹ sau khi sinh, hai hàm răng cảm thấy đau nên
không thể dùng bàn chải, do đó cần chuẩn bị 1 chai nước súc miệng (có
bán sẵn tại các siêu thị) và gòn viên (gói bán sẵn) để chà răng cho
sạch. Cách thức như sau: Rửa sạch tay, bọc ngón trỏ của bàn tay
phải bằng miếng gạc hoặc khăn xô sạch, quệt lên đó một chút
kem đánh răng, dùng ngón tay trỏ của bạn như là bàn chải để
đánh răng, sau đó hãy dùng ngón tay để mát xa chân răng mấy
vòng. Đánh răng bằng cách này sẽ giúp thông mạch hoạt huyết,
làm chắc răng lợi, nếu bạn thực hiện lâu dài có thể chữa trị
được các bệnh viêm, chảy máu chân răng hoặc lung lay chân răng...
Có thể dùng thêm chỉ tơ nha khoa để có thể lấy sạch mảng bám của thức
ăn còn đọng lại trong từng kẽ răng.
- Nên dùng nước ấm để đánh răng, súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại. Súc bằng nước muối tự pha bằng cách: Bỏ một nhúm muối sạch vào miệng, ngậm thêm nước ấm, để muối tự tan trong miệng, rồi súc đi súc lại vài lần trong miệng. Như vậy có thể củng cố chân răng, tránh lung lay răng.
- Khi răng bị ê, bạn nên hạn chế các loại thức ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh, hay quá chua,...
- 6 tháng bạn nên đi khám răng định kỳ một lần để có được lời khuyên chăm sóc răng tốt nhất từ nha sĩ.
Khi sinh con một tháng bạn chỉ nên làm sạch răng (lấy vôi trăng) mà thôi. Đừng nên vội tẩy trắng không tốt cho bạn.
5 điều nên kiêng
- Không nên dùng bông gòn nhét vào tai trong thời gian dài: bạn có thể
không nghe rõ những tiếng động xung quanh và cảm thấy ù tai hơn.
- Tránh nằm gác chéo hai chân lên nhau để âm đạo khép lại. Tư thế này
ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là
duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau.
- Đứng ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm khiến tử cung có thế bị sa. Hơn
nữa, cơ thể phụ nữ khi sinh rất yếu, ngồi nhiều dễ mắc chứng đau lưng
kinh niên.
- Không nên ăn nhạt: Khi sinh, sản phụ sẽ mất nhiều mồ hôi. Tuyến sữa
tiết mạnh. Cơ thế dễ thiếu nước và muối nên cần bù đắp kịp thời. Vì vậy,
người mẹ nên ăn uống bình thuờng, trừ trường hợp bị phù do nhiễm độc
thai nghén. Bạn chỉ lưu ý tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc quá
cay.
- Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú.
(st)