Sâu răng

Sâu răng là gì?


Bệnh sâu răng có từ xa xưa, ngành khảo cổ học phát hiện xương và răng hoá thạch của loài người cho thấy thời thượng cổ loài người không có bệnh sâu răng. Từ 10.000 năm trước công nguyên ( 10.000 AC) người ta đã có sâu răng.

Bệnh sâu răng gắn liền với chất đường, tinh bột và sản phẩm có đường, vì vi khuẩn lên men chất đường và bột tạo thành axít phá huỷ răng. Người tiền sử chỉ ăn thịt sống nên không có sâu răng. Từ khi loài người biết trồng cây, ăn lúa mì,lúa gạo có chất đường thì mới có bệnh sâu răng. Loài ăn thịt sống như chó,mèo không có sâu răng.

Ngày trước, sâu răng là gắn liền với nền văn minh, khi mà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân gây sâu răng, và chưa có biện pháp phòng ngừa thì những quốc gia nào có nền công nghiệp thực phẩm cao, sử dụng nhiều đường để làm bánh kẹo thì bệnh sâu răng trầm trọng hơn những nước tiêu thụ ít đường. Người dân Esquimo ở Bắc Cực và thổ dân da đỏ ngày trước sống xa xa thành thị và nền văn minh kém hơn các nước Âu Mỹ thì tỷ lệ bệnh sâu răng rất thấp (2 phần ngàn). Trong khi Châu Âu và Mỹ ở giữa thế kỹ 20 (trong các thập niên 1940-1950) tỷ lệ sâu răng rất cao gần như 100% và trung bình một người dân trưởng thành có từ 5 đến 8 răng sâu.

Từ năm 1945 đến nay, sau nửa thế kỷ thực hiện chương trình châm fluor vào nước uống ( Pha fluoride vào nước máy với nồng độ 0,5ppm-1ppm) ở các nước tiên tiến và chương trình phòng chống bệnh sâu răng trong cộng đồng ngày càng hiệu quả hơn, đã làm cho tỷ lệ sâu răng (tooth decay prevalence) giảm đi rõ rệt, tỷ lệ sâu răng đã giảm hơn phân nửa (50%) và trung bình trẻ em ở lứa tuổi 12 ở một số quốc gia châu Á chỉ còn từ 1 đến 2 răng sâu so với thế hệ bố mẹ sâu răng đã giảm hơn phân nửa.

· sâu răng là sự hủy hoại các mô cứng của răng gồm: men răng, ngà răng, tuỷ răng. sâu răng đi từ bên ngoài vào tạo nên lổ sâu, dần dần lổ sâu to ra và phá hủy tất cả cấu trúc của răng làm răng bị hoại tử, thối gốc và nhiễm trùng gốc răng. Nếu không chữa trị đúng phương pháp nhiễm trùng răng (infected root), nhiễm trùng xương hàm (infected bone), sẽ gây ra nhiều tai biến, lúc đó răng không còn giữ và bảo tồn được nữa, sau cùng phải nhổ bỏ đi.

Ở thế kỷ trước sâu răng được tổ chức sức khỏe thế giới (W.H.O, O.M.S) xem như là tai họa thứ 3 của loài người sau bệnh tim mạch và ung thư. sâu răng được xếp hàng thứ 3 vì tốn kém trong điều trị chứ không phải vì nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Các nước Châu Âu và Mỹ hàng năm bỏ ra một chi phí rất lớn cho điều trị bệnh sâu răng. Riêng Hoa Kỳ mỗi năm chi phí điều trị sâu răng là 12 tỷ USD. Vì vậy các nước nghèo, các nước đang phát triền, phòng chống sâu răng, làm giảm sâu răng và bệnh tật răng miệng là quốc sách , là chiến lược của ngành nha khoa vì điều trị sâu răng sẽ không bao giờ hết được. Trong một nước dù giàu có đến đâu nhà nước cũng không thể chăm lo cho tất cả mọi người được. Ở Mỹ bảo hiểm không thể bao hết toàn dân mà chỉ bao trùm (cover in insurance) 35% dân số, đó là những người có việc làm ổn định có công ty bảo hiểm sức khỏe, còn lại những người già và những người thất nghiệp, nhà nước có lo cho được hết không?

Nhiều người thường ví việc điều trị răng, trám răng sâu cũng giống như là việc sơn cầu treo ở San Francisco (Golden Gate Bridge): Đội sơn cầu suốt năm nầy qua tháng kia, khi sang được đầu cầu bên nầy, thì đầu cầu bên kia sơn đã phai màu, rồi lại sơn tiếp tục chỗ bị phai. Đội ngủ BS sẽ không đủ để trám hết răng nầy, chưa xong thì răng khác đã bị sâu, sâu mới rồi sâu tái phát. Đó là đối với những bệnh nhân có điều kiện đi nha sĩ, còn bệnh nhân nghèo không có tiền thì nhà nước cũng không thể, và không có đủ ngân sách để điều trị cho tất cả.

Sâu răng - Đừng chủ quan!

Sâu răng là tổn thương tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ sâu trên bề mặt răng và do vi khuẩn gây ra. Tổn thương dẫn đến viêm tủy răng, tủy răng bị chết, viêm hoặc áp-xe quanh chóp  (cuống) răng. Bệnh sâu răng có thể gây vỡ răng, hôi miệng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Do đâu răng bị sâu?

Sở dĩ bạn bị sâu răng là do sự phối hợp của các yếu tố sau đây: vi khuẩn, chất đường và thời gian, trong đó vi khuẩn luôn có sẵn ở trong miệng tạo thành vi khuẩn chí, đặc trưng ở mỗi người; chất đường có thể tồn tại khoảng 1 giờ ở miệng sau khi ăn các loại thức ăn chứa đường. Do trên bề mặt răng có các mảng bám nên vi khuẩn gây bệnh sâu răng trú ẩn ở đây và có thể gây bệnh sâu răng. Vi khuẩn có thể sử dụng đường có trong miệng để tạo ra các mảng bám răng. Chúng còn biến đường thành chất axit và chất axit này ăn mòn dần các chất vô cơ của men răng và ngà răng, quá trình này tạo ra các lỗ sâu răng. Nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh sâu răng gồm: trẻ em có thói quen ăn uống các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt; trẻ có dị dạng về răng miệng; trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị sâu răng...

Làm sao biết được bạn bị sâu răng?

Khi bắt đầu bị tổn thương sâu răng, bệnh tiến triển nhưng không tạo lỗ sâu trên bề mặt răng, vì vậy, bạn hầu như không thể biết là mình đang bị sâu răng. Giai đoạn này, tổn thương có khi chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Trường hợp bạn phát hiện được lỗ sâu nhưng lỗ sâu đó còn nông thì cũng không đau đớn gì. Chỉ đến khi tổn thương lỗ sâu đã ăn sâu vào đến lớp ngà răng thì bạn mới thấy hơi đau và có thể bạn vẫn cho qua mà chưa biết là bị sâu răng. Tuy nhiên, nếu bị kích thích bởi các yếu tố như ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thức ăn chua, ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị sâu răng sẽ ê buốt, đau tủy răng từng cơn. Khi đó nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng nhanh chóng. Nếu đã bị viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng. Đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn là khó tránh khỏi. Nguy hiểm nhất là các trường hợp nhiễm khuẩn răng sữa có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn lan ra mặt rất nguy hiểm.

sâu răng có cần dùng kháng sinh?

Khi đã phát hiện bệnh sâu răng, bạn cần đến khám và điều trị tại chuyên khoa răng càng sớm càng tốt. Phương pháp chữa sâu răng thông dụng nhất hiện nay là trám răng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khoan mở rộng lỗ sâu, nạo sạch ngà đã bị hủy hoại vụn nát, sát khuẩn lỗ sâu và sau đó trám kín lại. Tuy nhiên đối với các trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn bảo tồn được nữa thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng đó đi. Kháng sinh được chỉ định đối với các trường hợp bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân sâu răng và điều trị.

Những nguyên nhân gây sâu răng
Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn, răng của từng người và thời gian.
Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, hoặc/và không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị răng sâu như thế nào?
Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là những dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho chỗ sâu của răng nghiền phía sâu vì dễ gây đổi màu men răng.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá để hàn thật chắc vào răng, vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Phòng bệnh sâu răng


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạn bị sâu răng nhưng điểm mấu chốt vẫn là thói quen ăn uống của bạn.

Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn giảm lượng axit do vi khuẩn tạo ra gây sâu răng để có một hàm răng chắc khỏe:

1. Ăn đa dạng, cân bằng và điều độ các thức ăn tốt cho sức khỏe của cơ thể cũng như cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của răng miệng.


2. Hạn chế ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng. Vi khuẩn ở các mảng bám trên răng tạo nên những axit có hại từ 20 đến 40 phút sau khi bạn ăn.

3. Giảm các loại nước hoa quả, nước giải khát có chứa đường, trà và cà phê chứa đường. Hãy hạn chế thời gian uống những loại nước ngọt này.

4. Uống nước có chứa florua nếu có thể. Nước làm sạch răng và florua chống lại bệnh sâu răng hữu hiệu.

5. Tránh ăn đường, mút kẹo và những thức ăn chứa nhiều đường. Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều axít có hại cho răng.

6. Không nên cho trẻ nhỏ uống nhiều nước hoa quả mà nên thay vào đó là cho các bé uống sữa. Nước ngọt có đường khiến vi khuẩn ở các mảng bám hoạt động mạnh cùng với cacborn hydrate có trong nước ngọt khiến cho răng trẻ dễ bị sâu.

7. Hãy đánh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn để hạn chế sự tồn tại của mảng báo nơi chứa vi khuẩn tiết ra axit có hại cho răng. Nếu bạn không đánh răng được đều đặn sau mỗi bữa thì nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày với kem đánh răng có chứa florua.

8. Súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng. Nếu mảng bám vẫn tồn tại sẽ gây ra các bệnh về nướu răng, viêm lợi và các lỗ hổng trong răng.

9. Nếu trước đây bạn có thói quen hút thuốc thì giờ là lúc nên thôi không hút nữa. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sâu răng và làm hơi thở có mùi khó chịu.

10. Hãy thường xuyên kiểm tra răng ở nha sĩ để có cách chăm sóc răng tốt nhất .
Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn luôn tự tin khi giao tiếp.Hãy luôn để ý tới sức khỏe răng miệng bạn nhé!

Ăn gì khi bị sâu răng?

Thực phẩm các loại khi kẹt lại trong răng đều là "món ăn" ưa thích của vi khuẩn. Thời gian thực phẩm tồn tại ở trong răng miệng càng lâu, càng gây hại nhiều.

Cẩn thận với chất đường và ăn vặt Carbohydrat dễ lên men như các loại đường sucrose, fructose, maltose, lactose; mật ong, đường vàng, mật mía; trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp; nước ngọt... đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn. Người hay dùng chất ngọt bị hỏng răng nhiều gấp 12 lần người ít dùng.

Ăn uống vặt nhiều lần trong ngày cũng làm thay đổi độ axit/kiềm của nước bọt và ảnh hưởng tới sự sâu răng.

Ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ làm răng bị sâu Ví dụ ăn năm cái kẹo một lúc rồi súc miệng sẽ ít có hại hơn là lai rai số kẹo đó trong ngày. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì độ axit trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày.

Cần nhớ là mỗi lần một lượng nhỏ carbohydrat dễ lên men được đưa vào miệng là độ axit trong nước bọt tăng lên cao và ăn mòn men răng.

Chất nào bảo vệ răng? Đường hóa học saccharin, aspartame, cyclamate không làm hư răng; đường xylitol, sorbitol trong rượu không lên men lại được coi như chất bảo vệ răng.

Chất đạm trong thịt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu.

Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng.

Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau diếp...giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi.

Thực phẩm vô hại cho răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ axit của nước bọt. Pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu Vai trò của nước bọt Nước bọt có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa cũng như bảo vệ răng.

Có ba tuyến nước bọt là tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm.

Nước bọt có tính kiềm mà nhiệm vụ chính là giữ độ ẩm cho miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm thay đổi axit trong miệng và tiêu hóa tinh bột.

Nước bọt có nhiều canxi và phốt pho nên trung hòa axit do vi khuẩn tạo ra. Sự nhai, ngửi hoặc nhìn thấy món ăn ngon thơm đều khiến ta chảy nước bọt. Sự tiết nước bọt giảm khi ngủ nên miệng thường khô.

Nước bọt cũng giảm trong một vài chứng bệnh hoặc do tác dụng của vài loại dược phẩm như thuốc trị kinh phong, trầm cảm, dị ứng, cao huyết áp, thuốc có chất á phiện, các tia phóng xạ trị liệu.

Biết ăn phối hợp Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng.

Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng sẽ tốt hơn.

Chuối thường hay dính răng, dễ dẫn đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga-tô dính răng, sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy Sĩ, miệng sẽ sạch mau hơn. Sữa có nhiều canxi, phốt pho nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng, như đường.

Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng.

Thực phẩm lỏng rời miệng mau hơn món ăn đặc nên độ axit cũng thấp hơn. Một viên kẹo cứng ngậm trong miệng cho tan dần tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật nhưng kẹo cao su không đường nhai lâu làm tăng nước miếng và rửa sạch răng.

Ngô rang có nhiều chất xơ, ít carbohydrat lên men cho nên tốt cho răng. Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng đủ làm cho các món này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.

Các phương pháp phòng ngừa sâu răng hiện nay như thế nào?

Các biện pháp phòng ngừa có thể làm giảm sâu răng:

* Biện pháp nhà nước: có tính chất cộng đồng, ảnh hưởng trong một vùng, một địa phương hay trong một nước.

- Giáo dục nha khoa:

  • Là hình thức ít tốn kém nhất bằng các phương tiện truyền thông như : nói chuyện trên đài truyền hình, nói chuyện trên đài phát thanh chỉ cho dân chúng biết cách tự chăm sóc và giữ gìn vệ sinh răng miệng cá nhân. Các poster, các áp phích với hình ảnh chỉ dẫn cách chải răng, vệ sinh răng miệng thường được sử dụng treo ở những nơi công cộng, trường học cũng giúp tuyên truyền giáo dục có hiệu quả.

- Chương trình nha học đường:

  • Đào tạo c��c Y sĩ răng trẻ em, bố trí làm việc tại các trường học, có phòng nha học đường để chữa răng cho học sinh, dạy cho học sinh biết chải răng đúng phương pháp, hiểu biết về bệnh sâu răng, bệnh nha chu để phòng ngừa.

- Chương trình fluor hóa nước:

  • Châm sodium fluoride vào nguồn nước máy của TP, với nồng độ 0,5ppm (ppm là phần triệu trong 1lit nước). Fluor sẽ ngấm vào men của em bé từ lúc còn là bào thai đến lúc trưởng thành (15 tuổi), fluor kết hợp với phosphate calcium của men răng tạo thành fluoro apatit là một chất khoáng cứng kháng lại axit, làm cho men răng cứng chắc khó bị sâu răng.

Chương trình fluor hoá nước tuy tốn kém do phải mua hoá chất sodium fluoride để châm vào từ đầu nguồn của nhà máy nước, nhưng lợi ích rất lớn là giảm tỷ lệ sâu răng rất nhiều trong nhân dân. sâu răng giảm sẽ làm giảm tất cả các chi phí mà nhà nước phải gánh cho việc điều trị rất tốn kém, từ chi phí đào tạo bác sĩ, y sĩ, đến thuốc men và trang thiết bị dành cho việc điều trị. TP.HỒ CHÍ MINH đã có chương trình fluor hóa nước từ năm 1989, trong nước máy của TP luôn có nồng độ fluor là 0,5ppm và tỷ lệ sâu răngtrẻ em 12 tuổi của TP.HỒ CHÍ MINH đã giảm rất nhiều 87% xuống 65% và hiện nay trung bình mỗi em chỉ có 2 răng sâu.

* Biện pháp phòng ngừa cá nhân:

  • Là phương pháp tự mình chăm sóc răng miệng của mình, đó là kiến thức và hiểu biết cách giữ gìn cho răng chắc, khỏe.

* Chăm sóc răng sữa:

  • Bé lúc 6 tháng đã bắt đầu mọc răng sửa, sau 24 tháng tuối thì hoàn tất hàm răng sửa. Sau 4 tuổi bé mới tự biết chải răng, cho nên từ lúc mọc răng, mẹ phải biết chải răng cho bé, lúc còn nhỏ thì dùng ngón tay quấn gạc với nước sạch chà lên răng, đến khi bé có đủ răng thì bà mẹ dùng bàn chải mềm và nhỏ của trẻ em để chải răng cho bé, chỉ dùng nước sạch vì trẻ em không dùng kem đánh răng được vì kem có hóa chất fluor, bé có thể nuốt vào bụng không tốt.

Khi học mẫu giáo từ 3 tuổi, bé đã được cô giáo dạy cách chải răng và sau 4 tuổi bé đã tự chải răng của mình được.

* Đối với người lớn:

- Chải răng đúng phương pháp sẽ giúp giảm sâu răng và ngừa được bệnh nha chu (periodontal disease)

- Khám răng định kỳ 3 tháng một lần đối với trẻ em và 6 tháng một lần đối với người lớn

(ST)

Răng Sâu hơn một nửa có thể hàn lại hay trám răng được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Gửi hỏi đáp - bình luận