Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Cách chăm sóc mèo mẹ sinh con đúng cách
Mẹo vặt để sinh con trai - bí kíp cực hay cho các cặp vợ chồng
Katharine rất quan tâm đến việc chị có thể bị sản giật trong lúc chuyển dạ; tình trạng này có thể dẫn tới những cơn co giật. Thực tế là tôi đã giải thích cho chị rằng đây là một căn bệnh rất hiếm gặp, ít có xác xuất xảy tới một khi đã chuẩn đoán ra chứng tiền sản giật rồi. VÌ áp huyết của chị cao và đo số cân nặng của em bé (ước tính vào khoảng 4 kg), Katharine đồng ý để được cho giục sinh khi đã quá hạn ngày sinh được 2 tuần.
Quá trình chuyển dạ
Trong trường hợp này, quá trình chuyển dạ, mặc dù kéo dài khá lâu ( 17 tiếng), đã diễn ra khá trôi chảy cho chị. Được chích thuốc giục sinh vào lúc 9 giờ sáng hôm thứ hai và đến 1 giờ trưa, chị đủ thấy thư giãn để bảo chồng ghé về nhà mẹ chị dùng bữa trưa và mang về cho chị một phần bánh ở nhà mà chị rất thích ăn.
Katharine đã sử dụng máy xung điện TENS, máy này kích thích những chất giảm đau tự nhiên qua việc phát truyền xung điện, tuy nhiên lúc chị dùng máy này thì đã khuya rồi, nên chị không chắc rằng dùngnó có ích gì không. Vào lúc nửa đêm, tức là 15 giờ sau, chị yêu cầu được gây tê ngoài màng cứng - điều chị đã nghĩ là không bao giờ làm – và sau đó mọi việc đều tốt đẹp. Vào lúc 13 giờ 45 ngày thứ ba, người ta thực hiện việc cắt âm hộ cho chị, (điều chị chẳng nhận thấy có cảm giác gì cả), và khoảng 10 phút sau bác sĩ đã sử dụng kẹp forcep đẻ kéo em bé ra.
Các phản ứng đầu tiên
“Tôi hơi bị sốc khi nhìn thấy con,” Katharine nhớ lại, “ vì mặt bé trông sao mà đỏ mà nhăn nhúm quá, đầu bé trông hơi méo và bé như có vẻ thở hổn hển nhưng không phát ra âm thanh nào. Tôi cứ không ngớt hỏi cô đỡ: “ Bé có bình thường không, bé có bình thường không?”. Cô đỡ quay đi một giây và tôi hoàn toàn yên chí là bé đã chết. Thực sự trong lúc chuyển dạ, đây là lúc tệ hại nhất và tôi bắt đầu khóc không thể nào kìm được.
“Thực ra, cô đỡ đang ghi điểm số Apgar và, hoá ra là con tôi đạt điểm cao. Khoảng 30 giây sau người ta trao cho chúng tôi một bé gái mạnh khoẻ, hô hấp bình thường.
“Tôi hết sức ngạc nhiên là hai mắt bé mở lớn và có vẻ như ngó tôi và chồng tôi một ccáh linh lợi giễu cợt. Bé chỉ nằm đó, giương mắt nhìn chừng 5 phút và không hề khóc tí nào. Bé là con đầu lòng của tôi, do vậy mà tôi chuẩn bị để đón nhận niềm vui toàn diện, tình thương yêu và cảm giác nhẹ nhõm tràn ngập lấy mình khi người ta đặt cháu vào vòng tay tôi lần đầu.
“Chỉ 10 phút sau là bánh nhau xổ ra, người ta nói với tôi như thế là hơi lạ, nếu không dùng thuốc oxytocin, và sau đó cô đỡ kẹp dây rốn và cắt nó”.
Nhìn lại cuộc sinh đẻ
Điều duy nhất Katharine ân hận về toàn bộ kỳ thai nghén này là đã phải bị cắt âm hộ. Chị tin chắc là nêu như cho chị thêm nửa tiếng nữa là có thể giãn ra đủ, không phải cắt. Mặc dù không cảm thấy đau lúc đó do được gây tê ngoài màng cứng, chị nói là vết cắt âm hộ là vấn đề thể chất duy nhất gắn liền với việc sinh đẻ hãy còn tồn tại sau hai tuần lễ đầu.
Ba tháng sau, vết sẹo cắt âm hộ hãy còn đau, và chị nói rằng cảm tưởng vết sẹo này có thể bị rách trong khi giao hợp đã làm cho chị hoàn toàn hết muốn ái ân. Tôi giải thích cho chị rằng, dù nỗi lo sợ đó có thật song gần như chắc chắn là chị cũng sẽ chẳng còn ham muốn tình dục trọng một thời gian sau khi sinh, dù cho bị cắt âm hộ hay không thì cũng vậy. Mặc dù công trình nghiên cứu mới nhất cho thấy là các vết cắt âm hộ mau lành hơn những vết rách, nếu như người mẹ không căng giãn ra được một cách tự nhiên, thì việc đỡ đẻ bằng kẹp forceps bao giờ cũng đòi hỏi phải cắt âm hộ.
Những ngày đầu tiên sau khi sinh
Katharine khám phá ra rằng mặc dù phấn khởi sau khi sinh ra bé Natasha, chẳng mấy chốc chị đã mắc phải chứng người ta thường gọi là “trầm cảm sau sinh”, một cảm giác trầm uất vương lại với chị trong ba ngày. Chị thấy là khó lòng mà nói được điều đó với mọi người xung quanh, kể cả chồng. Chị cũng cảm thấy mình có lỗi vì chị không ngờ những cảm tưởng này lại đi kèm với việc sinh ra một em bé bình thường, khoẻ mạnh.
“Trầm cảm sau sinh ” là do gia tăng một lượng hormone lớn trong cơ thể người phụ nữ trong quá trình sinh đẻ. Phải một thời gian khá lâu, đôi khi hàng tuần hay hàng tháng để cho cơ thể thích nghi lại, trong thời gian đó người mẹ mới sinh có thểphải đối phó với những cơn trầm cảm khó khăn ấy.
Trong trường hợp của Katharine, mọi sự khá hơn khi chị trở về nhà sau khi xuất viện. Mặc dù mệt nhoài về mặt thể xác, về mặt tâm lý chị cảm thấy tự chủ hơn nhiều.
“Chỉ khi chúng tôi bước qua ngưỡng cửa nhà mình cùng với em bé trên tay, tôi mới cảm thấy ba người chúng tôi là một gia đình đích thực. Nói thế chứ có vẻ như em bé đã chiếm trọn thời gian của chúng tôi mặc dù tôi được cái may mắn là chồng tôi chia sẻ với tôi khoảng 40% công việc”.
Những lời khuyên của Katharine
Nên cố gắng linh hoạt và tích cực. Điều duy nhất có thể chắc chắn được là sự việc diễn biến không như theo bạn đã dự tính – nhưng cái đó không nhất thiết là một điều dở.
Tôi chỉ có một mình chồng tôi bên cạnh trong lúc chuyển dạ, nhiều chị ở cùng phòng đã có một người bạn hay người thân đi cùng với người chồng. Dứt khoát là tôi sẽ lưu ý tới việc này kỳ tới, nếu bệnh viện cho phép.
Nếu việc đau đẻ đã trở nên hết sức chịu đựng, thì bạn chớ ngại yêu cầu được gây tê ngoài màng cứng - điều đó làm cho mọi sự thay đổi hẳn đối với tôi, và sau đó tôi thích thú với cuộc sinh đẻ hơn nhiều.
Hãy yêu cầu cô đỡ hay bác sỹ cho bạn thời gian để giãn nở hẳn một cách tự nhiên nếu điều đó có thể được hơn là tìm cách cắt âm hộ quá sớm.
Các phản xạ mắt
Em bé sẽ nháy mắt, chớp mắt hay liếc qua liếc lại, tuỳ theo việc gì xảy ra xung quanh em bé.
Nếu ánh sáng chiếu vào mặt, bé sẽ chớp mắt – dù mắt bé có đang nhắm hay mở (bạn chớ có bao giờ chiếu ánh sáng chói trực tiếp vào mắt bé nhé).
Bé cũng sẽ chớp mắt khi bạn vỗ nhẹ vào sống mũi bé, hoặc thổi nhẹ ngang qua mắt bé, hoặc bé bị giật mình vì một tiếng động đột ngột.
Khi bạn nhấc bổng bé lên và đưa bé về bên trái hay bên phải, bình thường mắt bé sẽ không xoay theo đầu, mà sẽ tạm thời ở nguyên một vị trí. Hiện tượng này gọi là “đáp ứng mắt búp - bê” vàthường sẽ biến mất sau khoảng 10 ngày.
(St)