Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Những cảnh đẹp ở Hà Nội để pose hình cực độc
Cách chiên thịt không bị bắn bằng những mẹo đơn giản
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Sinh con trong nước là gì? Sinh con trong nước có tác dụng gì? Nhũng thứ cần chuẩn bị khi sinh con trong nước
Băn khoăn về sinh con dưới nước
Ở Việt Nam, việc sinh con dưới nước chưa được phổ biến, tuy nhiên có rất nhiều bà bầu rất quan tâm tới kiểu sinh nàyCảm giác sinh con dưới nước khác xa với việc bạn nằm trên giường của bệnh viện và bị mọi người giữ chân tay. Nếu bạn đã từng biết về những người sinh con dưới nước có thể bạn thấy chuyện này thật kì lạ. Sinh con dưới nước khác hoàn toàn các cách sinh khác.
Tuy nhiên, có thể khẳng định, sinh con dưới nước là một cách an toàn, nhẹ nhàng.
Tôi từng nghe về những phụ nữ sinh con dưới nước. Điều này diễn ra như thế nào, em bé có bị sặc nước không?
Khi bà bầu sinh con dưới nước, người mẹ sinh con trong một cái bồn đựng đầy nước và rặn đẩy bé ra dưới nước. Chiếc bồn tắm này đủ rộng và chuyên dùng cho việc sinh. Bà đỡ hoặc bác sỹ sẽ biết cách đưa bé ra khỏi nước mà không bị ngạt.
Thực tế, thai nhi được bao bọc trong nước ối. Trong quá trình sinh, thai nhi di chuyển từ nước ối trong bụng mẹ sang nước trong bồn cho nên nó hoàn toàn an toàn, không làm bé bị ngạt. Khi thai nhi được đẩy từ trong bụng mẹ ra ngoài môi trường nước, bé vẫn được cung cấp oxy từ mẹ qua dây rốn. Khi bé được đưa ra khỏi môi trường nước, phổi sẽ làm chức năng của nó. Bé thở trong không khí lần đầu tiên.
Tại sao có phụ nữ lại chọn sinh con dưới nước?
Có lẽ, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết được rằng, 9 tháng đầu tiên khi chúng ta hình thành và phát triển đều ở trong môi trường nước (nước ối trong bụng mẹ). Chính vì thế, nước luôn làm chúng ta cảm thấy êm ái. Khi chúng ta tức giận hoặc bị stress, bạn thấy đấy, chúng ta đều tìm tới nước để xả hơi, để thả lỏng cơ thể và làm dịu cơn đau. Những người phụ nữ chọn sinh con dưới nước để làm cho cơ thể mình bớt đau đi.
Sinh con dưới nước không đau đớn cho sản phụ
Lợi ích của việc sinh con dưới nước có thể nhận thấy rõ ràng: nước ấm giúp giảm cảm giác co thắt, sự nhẹ nhàng và đặc biệt là cảm nhận êm ái từ vùng đáy chậu làm giảm những đau đớn khi sinh. Sinh con dưới nước giúp một vài bà mẹ tự sinh, tự tay bế em bé lên từ nước.
Sinh con dưới nước có thể được coi là cách đơn giản nhất để sinh cho cả mẹ và con. Bé được chuyển từ môi trường nước ối sang nước ấm sẽ không cảm thấy đột ngột.
Sinh con dưới nước có an toàn?
Trong thời gian sinh, bà bầu cần ở trong bồn nước và điều khiển cơ thể để đẩy bé ra. Nước dùng trong bồn sinh cần phải là nước ấm. Nếu nước quá ấm, mẹ bé sẽ cảm thấy quá nóng và nhịp tim của bé sẽ tăng lên đột ngột.
Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng, sinh con dưới nước là an toàn. Hàng ngàn người và hàng ngàn đứa bé đã sinh ra như thế. Sinh con dưới nước giảm bớt sự can thiệp của con người vào quá trình sinh và nó là một cách sinh gần gũi tự nhiên nhất.
Sinh con dưới nước an toàn
Làm thế nào để tôi có thể sinh con dưới nước?
Nếu bạn có kế hoạch sinh con dưới nước, hãy tìm một bà đỡ hoặc bác sĩ có đủ năng lực đảm trách việc chăm sóc cho bạn và thai nhi. Bạn có thể gặp gỡ các bà mẹ từng sinh con dưới nước hoặc tìm trên các phương tiện thông tin địa chỉ giúp sinh con dưới nước tốt nhất.
Tôi có cần một chiếc bồn sinh đặc biệt hoặc trang thiết bị nào khác để sinh con dưới nước tại nhà?
Bạn hoàn toàn có thể dùng chiếc bồn tắm tại nhà mình để sinh. Nhưng có lẽ nó sẽ không thoải mái bằng cái bồn sinh chuyên dụng vì bồn tắm bình thường có thể không làm cho nước ngập bụng và nó hạn chế về kích cỡ, hình dáng. Nếu có bồn sinh chuyên dụng, mọi thứ được thiết kế dành riêng cho bà bầu nên bạn có thể cảm thấy rất thoải mái, chỉ việc thở sâu và đẩy bé ra thôi.
Bạn không cần thiết phải mua nó cho tốn kém, một số nơi giúp bạn sinh dưới nước có bồn sinh để bạn thuê.
Ngoài ra bạn chuẩn bị khăn tắm, quần áo cho bé. Đặc biệt là nhiệt kế để đo độ ấm của nước.
Khi nào thì vào bồn sinh?
Khi vỡ ối, bạn có thể vào bồn sinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguy cơ nhiễm khuẩn không tăng lên khi bạn sinh con dưới nước.
Ưu và khuyết điểm của phương pháp sinh dưới nước
Nói về khuyết điểm cũng như ưu điểm của phương pháp sinh này, bác sĩ Phương Mai cho rằng, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về phương pháp này nên chưa thể xác định ưu- khuyết của sinh dưới nước có “hơn” phương pháp sinh truyền thống hay không. Tuy nhiên, một số ghi nhận thực tế trên thế giới cũng như bác sĩ từng tận mắt chứng kiến phương pháp này tại Nhật Bản cho thấy, sinh con dưới nước có một số ưu điểm như :
Người thân có thể tham gia “vượt cạn” để động viên thai phụ. Đặc biệt, sự có mặt của người chồng trong giai đoạn này sẽ góp phần “hỗ trợ” thai phụ rất nhiều.
Trước và trong suốt quá trình “vượt cạn” này, các sản phụ không cần phải gây tê ngoài màng cứng.
Nước trong bồn sinh đã được vô trùng ở nhiệt độ ấm, giúp ổn định tâm lý, giải tỏa áp lực lo lắng cũng như cảm giác sợ đau đớn ở những người mới sinh con lần đầu.
Ngoài ra, môi trường nước ấm sẽ giúp giảm cảm giác co thắt, giảm áp lực lên cơ bụng, dễ dàng thay đổi tư thế, giúp tử cung thoải mái, tốt cho quá trình lưu thông của máu. Thai phụ sẽ thấy sự nhẹ nhàng, đặc biệt cảm nhận êm ái từ vùng đáy chậu làm giảm những đau đớn khi có sự co thắt và giãn nở của tử cung. Từ đó, họ sẽ thấy chuyện “vượt cạn” không có gì là quá “đáng sợ” như những lời truyền miệng.
Môi trường nước trong bồn là một loại nước vô trùng, có thành phần, nhiệt độ tương tự như nước ối, nước luân chuyển liên tục nên tránh được việc trẻ bị nhiễm khuẩn. Nói đúng hơn, khi tiến hành sinh phương pháp này, môi trường nước được xem là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của quá trình vượt cạn.
Việt Nam chưa áp dụng phương pháp này
Tại Việt Nam, chưa có bệnh viện hay trung tâm y khoa nào áp dụng phương pháp sinh con dưới nước. Giải thích về vấn đề này, bác sĩ Mai cho biết, sinh con dưới nước là một phương pháp mới, ngay cả ở các nước châu Âu. Sinh con dưới nước còn là một dạng “vượt cạn” tốn kém và nghiêm ngặt. Không phải thai phụ nào cũng có đủ điều kiện cần và đủ để có thể sinh bằng phương pháp này. Trong đó, có thể nói đến môi trường nước trong bồn sinh rất quan trọng như phải vô trùng, tương tự nước ối và luôn ở dạng luân chuyển.
Trong các nước Đông Nam Á, Thái Lan đã áp dụng phương pháp này, tuy nhiên, chi phí rất cao, không phải ai cũng có thể đáp ứng được.
Bên cạnh đó, chuyên gia y tế cũng đưa ra khuyến cáo, không phải thai phụ nào đến lúc “vượt cạn” cũng có thể sinh con dưới nước theo ý muốn của mình. Việc sinh con dưới nước không hề đơn giản và dễ dàng như cách sinh truyền thống bởi ở môi trường nước, bác sĩ khó thực hiện các thao tác đỡ đẻ. Với những ca được chẩn đoán thai bất thường sẽ càng phức tạp hơn. Vì vậy, phương pháp sinh con dưới nước chỉ được áp dụng với những thai phụ có 1 thai kì bình thường, sức khỏe bình thường, có đầy đủ khả năng để trải qua 1 cuộc sinh bình thường.
Những trường hợp chống chỉ định
Tuyệt đối không được áp dụng sinh dưới nước ở những thai phụ bị mắc bệnh tim; tâm lý thai phụ không được ổn định trước khi sinh; có vết mổ cũ. Thai phụ mang thai đôi trở lên; bào thai quá lớn; thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng; ngôi thai bị ngược; thai phụ bị các bệnh liên quan đến vùng kín.
Đồng quan điểm này, Thạc sĩ – bác sĩ Võ Thị Thùy Diệu, chuyên Sản phụ khoa, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc cũng cho rằng, dù có tác dụng giảm đau trong quá trình chuyển dạ nhưng không phải ai cũng có thể sinh theo phương pháp này..
Hiện nay, tại Việt Nam, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn thực hiện phương pháp sinh này. Để giảm đau trong quá trình sinh tự nhiên, ngoài biện pháp gây tê ngoài màng cứng, vẫn có thể dùng thủy liệu pháp. Tuy nhiên, thủy liệu pháp là một phương pháp giảm đau cần có chỉ định của bác sĩ tùy theo tình hình thực tế và sức khỏe của sản phụ lúc chuyển dạ.
Hiện tại, giảm đau bằng thủy liệu pháp đang được thực hiện tại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, thai phụ sẽ được ngâm mình trong giai đoạn 1 chuyển dạ. Và giai đoạn 2, 3 thai phụ cũng sẽ sinh trên bàn sinh như những thai phụ khác. Chi phí của quá trình dùng thủy liệu pháp tại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc khoảng 1,5 triệu đồng.
Mục sở thị 1 ca sinh con dưới nước:
Không ít sản phụ châu Âu đã dũng cảm lựa chọn phương thức sinh con dưới nước và rất thành công khi đứa trẻ chào đời khỏe mạnh. Thực chất, đây là cách thức đã được áp dụng từ năm 1977 tại Nga. Khi đó, người phụ nữ ngồi trong bồn nước có chiều rộng 2m, sâu 0,65m với nhiệt độ nước là 37 độ C, tương đương với thân nhiệt con người. Sản phụ sẽ đợi khi tử cung mở lớn để ngồi vào bồn và thực hiện quá trình sinh nở rất kỳ diệu. Các bác sĩ, y tá và người thân đứng xung quanh quan sát, trợ giúp và kịp thời đón đứa trẻ lên khỏi mặt nước.
Tới năm 1983, các nhà khoa học Pháp đã chính thức nghiên cứu và báo cáo cụ thể về tính ưu việt của phương pháp này. Từ đó về sau, sinh con dưới nước trở nên phổ biến tại các quốc gia châu Âu và nhận được sự hưởng ứng của không ít sản phụ.
Theo phân tích của các chuyên gia y tế, phương pháp sinh nở mang tính tự nhiên này có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách “vượt cạn” thông thường. Nó giúp sản phụ trải qua giai đoạn khó khăn này một cách an toàn, nhẹ nhàng và bớt cảm giác đau đớn.
Trên thực tế, khi còn trong bụng mẹ, đứa trẻ được bao bọc bởi nước ối. Vì vậy, khi được đẩy từ tử cung ra môi trường nước bên ngoài, bé vẫn có cảm giác quen thuộc bởi nước ấm. Trẻ sẽ không bị ngạt hoặc có cảm giác thay đổi đột ngột môi trường sống vì vẫn được cung cấp oxy đầy đủ từ mẹ qua dây rốn. Chỉ khi được nhấc khỏi mặt nước, trẻ mới bắt đầu có những hơi thở đầu tiên, đón chào thế giới.
Với sản phụ, phương pháp này giúp họ có cảm giác êm ái và được thư giãn khi sinh. Nước ấm khiến người mẹ giảm cảm giác co thắt ở tử cung, cơ thể được thả lỏng hoàn toàn.
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, sinh con dưới nước không hề khiến nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên. Đây là phương thức rất gần gũi tự nhiên, khiến mẹ và bé có mối tương trợ kỳ diệu và cùng nhau vượt qua thời khắc thiêng liêng một cách nhẹ nhàng. Nhiều người còn tự tay đỡ và bế con lên khỏi mặt nước mà không cần nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về phương pháp này, hãy cùng chúng tôi tận mắt chứng kiến một ca sinh nở dưới nước nhé!
Khi bà bầu sinh con dưới nước, người mẹ ngồi trong một cái bồn đựng đầy nước... |
... sau đó cố gắng rặn đẩy bé ra. |
Nếu vợ chồng bạn không tự tin, hãy nhờ người đỡ hoặc bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ ca sinh này. |
Sinh con dưới nước sẽ giúp mẹ bầu đỡ đau hơn. |
Ngoài ra phương pháp sinh nở dưới nước có nhiều lợi ích khác là: giảm căng thẳng và tức giận, giảm nguy cơ bị rạch, mẹ bầu thư giãn hơn… |
Cảm giác sinh con dưới nước khác xa với việc bạn nằm trên giường của bệnh viện và bị mọi người giữ chân tay. |
Nếu bạn đã từng biết về những người sinh con dưới nước có thể bạn thấy chuyện này thật kì lạ. |
Ngày rụng trứng sinh con trai
12 điều cấm kị khi sản phụ sinh con
Mười điều phụ nữ vừa sinh con nên tránh
Sinh con tại nhà
(St)