Sinh con

I. SINH CON

Chuyến du hành của con bạn xuống đường sinh kéo dài trung bình một tiếng đồng hồ. Bạn có thể sẽ cảm thấy bị lôi déo theo, do một sức mạnh không thể tưởng nổi, để rặn bé ra khỏi tử cung và mặc dù bạn đã được gâytê ngoài màng cứng, cơn mót rặn chỉ giảm đi chút ít.

Rặn con ra:

Khi một cơn co thắt bắt đầu và tăng đến đỉnh điểm của nó, bạn sẽ trãi qua những cơn mót rặn mạnh để đẩy bé ra khi bé di chuyển xuống. Sinh con không phải là điều do bạn quyết đinh, nó là một phản ứng theo bản năng mà không có sức mạnh nào chống lại được.

Phần đầu nhô ra:

Đây là thời điểm phần đầu của bé không thụt trở vào giữa các cơn co thắt, mà xuất hiện rõ ràng ở ngay âm hộ. Đây là lúc phần đầu được nhô ra và bạn sẽ có một cảm giác nóng ran khi đầu của bé banh âm hộ ra. Điều quan trọng là bạn nên ngưng rặn vào lúc này để bạn chờ các mô tầng sinh môn mỏng đi và căng ra. Điều này có thể khó, bởi vì bạn vẫn còn đang mót rặn, nhưng bạn phải cố nhịn, nếu không bạn sẽ làm căng kéo không đúng tầng sinh môn và sẽ làm rách hoặc cần phải cắt tầng sinh môn. Việc thở dồn dập là một cách hay để cố kìm hãm chuyện mót rặn.

Phần đầu lọt ra:

Khi đầu của bé đã lọt ra, nó sẽ ngay lập tức xoay đầu sang một bên. Các cơn co thắt của bạn có thể sẽ tạm ngưng giây lát vào thời điểm này. Những nhân viên hộ sản sẽ khám xung quanh cổ của bé để biết chắc dây nhau không quấn cổ. Nếucó dây nhau một là họ sẽ lấy nó ra khỏi cổ bé, hai là tạo nó thành cái vòng cho bé lọt qua để chào đời. Đôi vai của bé sẽ lọt ra sau trong cơn co thắt kế tiếp.

Bé chào đời

Ngay khi hai vai đã lọt ra, phần thân còn lại sẽ tự động theo ra ngay. Khi bé vừa trườn ra khỏi âm đạo của bạn thì tiếp đó nước ối sẽ phun trào ra theo, lúc đó bé sẽ rất trơn, vì thế nữ hộ sinh sẽ ôm bé rất cẩn thận. Lúc này, bé có thể thở và khóc chào đời.

Cái vuốt ve đầu tiên

Các nhân viên hộ sinh thường lấy khăn choàng vào người bé để giữ bé được ấm, rồi đưa sang cho bạn ôm lấy con trong những giây phút đầu tiên sau khi chào đời. Bé có thể tự nhiên bắt đầu muốn bú.

II. THU HÌNH LÚC SINH

Hình ảnh khi sinh con có thể cho ta một nguồn vui to lớn. Tuy nhiên, quan trọng là bạn cần ghi nhớ một vài điều.

Hãy nhớ xin phép bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.

Nếu bạn định chụp khá nhiều hình hoặc nếu bạn muốn quay video sự kiện này, tốt hơn nên nhờ người bà con hoặc một người bạn. Người mẹ sẽ muốn có bạn để chia sẻ cảm xúc mỗi lúc cần thiết, bạn không nên hấp tấp chạy vòng quanh bấm camera lia lịa hoặc nhắm máy hình. Bởi như vậy, bạn có thể khiến mình trở thànhkẻ ngoại quốc.

Không gian của căn phòng sẽ có ảnh hưởng lớn đến cơn chuyển dạ của người mẹ. Ánh sáng nên mở vừa phải đủ để cô ấy cảm thấy được thư giãn. Do đó, bạn hãy dùng loại phim tốc độ nhanh (loại ASA400) thay vì phải làm cho phòng sáng rực lên. Nhiều bệnh viện sẽ không cho phép sử dụng đèn flash, vì nó sẽ gây khó chịu cho người mẹ, gây bực mình cho nhân viên y tế và rất có thể làm hại đến mắt của bé.

III. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CHỒNG LÚC SINH

Gần đến giai đoạn thứ nhì của cơn chuyển dạ, vai trò nâng đỡ bằng tình yêu thương của bạn đã rõ. Bây giờ đã qua giai đoạn đau nhất và đang tiến tới giai đoạn đỉnh điểm của việc sinh nở.

1. Những công việc trong giai đoạn hai

Rất nhiều việc bạn đã thực hiện suốt giai đoạn đầu – làm cho vợ mình được thoải mái, hãy hỗ trợ cho vợ các tư thế khác nhau, giúp cho vợ được khoẻ khoắn, dùng lời an ủi vợ... cũng rất cần thiết trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đây là lúc bạn cũng sẽ phải khuyến khích vợ mình rặn cho tốt. Tất cả các điều này sẽ làm cho công việc sinh nở của người mẹ được dễ dàng hơn nhiều và sẽ giúp cho chị ấy thấy an tâm và thư thái.

Nếu gặp trường hợp cấp cứu và các nhân viên y tế phải di chuyển nhanh chóng, thì bạn nên sẵn sàng ra khỏi phòng sinh mặc dầu người ta không yêu cầu. Có thể bạn sẽ làm vướng chân họ, do đó hãy nhạy bén trong tình huống này.

2. Giúp đỡ tư thế xổ thai

Người vợ đã và đang trải qua giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ, có thể bây giờ đã biết ở tư thế nào thì sẽ cảm thấy được thoải mái nhất. Bạn có thể có cách hỗ trợ tốt nhất để giúp cô ấy qua được giai đoạn rặn, nhưng cũng đừng do dự hỏi người nữ hộ sinh một lời khuyên nếu bạn không biết sẽ phải làm gì. Nếu cô ấy không muốn bạn ở bên cạnh, bạn có thể đưa ra các đề nghị khác về các tư thế mà cô ấy cảm thấy được dễ chịu và đặt gối hoặc tấm nệm bên ngồi và ngồi xổm khác nhau trước khi có cơn chuyển dạ để bạn có thể trở nên quen thuộc với các kiểu ấy; nếu bạn cảm thấy không được thoải mái, điều này có thể làm vợ lo lắng đấy!

Nếu vợ của bạn bằng lòng ngồi trên giường hay trên nền nhà, hãy đề nghị cô ấy thử tư thế ngồi chồm xổm, cô ấy tựa cằm vào ngực trong lúc tay giữ lấy 2 đầu gối. Tư thế này khá dễ chịu trong giai đoạn thứ nhì. Giữa các cơn co thắt, hãy gợi ý để cô ấy xả hơi, dựa người vào gối để dưỡng sức.

3. Giúp vợ khi thở và lúc rặn

Để giúp vợ qua được các cơn co thắt cuối cùng này, bạn hãy tạo sẵn nhịp điệu cho các loại hô hấp khác nhau, sử dụng các từ như: “thở, thở”, “thở dồn dập, thổi ra”. Lúc cô ấy đang rặn, từ tốn nhắc cô ấy thả lỏng vùng đáy chậu. Đến đỉnh điểm của các cơn co thắt, đề nghị cô ấy hãy hít vào thật sâu một hai lần rồi rặn càng mạnh càng tốt. Cô ấy nên rặn mạnh và đều đặn, và bạn có thể nhắc cô ấy là cứ mỗi lần rặn cô ấy sẽ càng làm cho con của mình ra đời sớm hơn.

4. Khuyến khích vợ thư giãn

Giữa các cơn co, bạn phải chắc là cô ấy được thư giãn; cần dưỡng sức để rặn bé ra khỏi đường sinh. Bạn hãy mát-xa lưng của cô ấy nếu cô ấy bị đau lưng hay cần được an ủi và trấn an; còn nếu cô ấy nóng và ra mồ hôi, bạn hãy lau trán và gương mặt của vợ bằng khăn ướt.

5. Kiên nhẫn chờ đợi

Một khi đầu của bé đã lọt ra được một phần, bạn sẽ giữ một vai trò thụ động hơn và chỉ đứng quan sát. Người nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn vợ bạn vượt qua lần rặn này. Đừng thất vọng nếu vợ mình không giao tiếp với mình trong suốt thời gian sinh và dường như tin tưởng vào người nữ hộ sinh. Cô ấy sẽ dồn toàn tâm toàn ý vào việc sinh và có khi không còn lưu ý đến bạn.

6. Cho cô ấy thấy đứa con

Khi bắt đầu bé đang lọt ra, hãy cầm một chiếc gương đứng gần để cô ấy có thể nhìn thấy phần đầu con mình đang nhô ra và tiếp đó phần cơ thể của nó lọt hẳn ra ngoài. Hãy khuyến khích cô ấy với tay đụng vào đầu của con khi nó đã lọt lòng.

7. Sự đón nhận yêu thương

Nhờ sự trợ giúp của nữ hộ sinh, bạn có thể đỡ lấy bé khi thân hình của nó lọt ra. Sau khi bạn chào đón con lần đầu tiên, hãy đặt nó vào lòng vợ. Sau đó, bạn có thể vuốt ve cả hai để hai mẹ con được ấm áp và cho họ biết là bạn đang có mặt ở đó.

Hãy chuẩn bị cho các phản ứng của riêng mình và của người vợ như: nhẹ nhõm, bật khóc, yên lặng, mệt lả và vui sướng. Ngay cả bạn có thể cảm thấy buồn nôn trước cảnh tượng của thân hình bé nhỏ của con đầy máu và chấy nhầy. Cho dù bạn có phản ứng ra sao đi nữa thì điều đó hoàn toàn có thể hiểu được và nóđánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử gia đình bạn.

IV. LÁ NHAU TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Đa số các bà mẹ sinh lần đầu tiên rất thích được trông thấy lá nhau của con họ

Lá nhau có đường kính từ 20 đến 25 cm và nặng khoảng 0.5kg. Nó có hình dáng như cái đĩa và hai bề mặt của nó rất khác nhau.

Phía bên của thai nhi, lá nhau nằm sát với vách của tử cung và được bao lại bằng các màng bọc. Nó dẹp và láng, có màu xám xanh, với các mạch máu tủa ra từ dây cuống rốn. Bên phía của người mẹ, nhau nằm sâu trong vách ngăn của tử cung và gồm nhiều múi nhỏ gắn lại với nhau để tăng diện tích trao đổi dưỡng khí. Bên mặt này có màu đỏ thẫm và nhìn giống như là nhiều miếng gan còn sống nối lại với nhau.

V. GIAI ĐOẠN THỨ BA

Một khi con của bạn đã ra đời, tử cung sẽ dịu đi trong khoảng 15 phút, rồi sau đó nó sẽ lại bắt đầu co thắt để đẩy lá nhau ra. Đây là giai đoạn thứ ba của cơn chuyển dạ và tương đối không đau. Bạn có thể sẽ rất khó nhận ra điều này.

Trong suốt giai đoạn thứ ba cảu cơn chuyển dạ, lá nhau sẽ tách khỏi vách tử cung, tuột xuống đường sinh để ra ngoài. Các mạch máu lớn, có độ lớn bằng bề dày của cây viết chì, đi từ nhau ra hoặc đi vào nhau, đều xoắn lại. Tuy nhiên, việc ra huyết hiếm xảy ra bởi vì các sợi cơ tử cung nằm chéo với nhau – khi tử cung co thắt, các cơ sẽ siết chặt lại chung quanh các mạch máu và ngăn không cho xuất huyết. Đây là nguyên do tại sao tử cung bắt buộc phải co lại thành một khối hình cầu cứng một khi lá nhau đã được tống ra bên ngoài. Tử cung có thể tiếp tục được co chặt lại nhờ xoa bóp không liên tục khoảng 1 giờ đồng hồ hay hơn sau khi giai đoạn thứ ba đã kết thúc. Thường thì giai đoạn thứ ba kéo dài từ 10 đến 20 phút, nhưng với sự chăm sóc y tế tích cực, thời gian có thể sẽ ngắn hơn.

1. Xổ nhau

Theo lệ thường, ta không cần nỗ lực nào để lấy lá nhau ra ngoài cho đến lúc có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy nó đang tách ra khỏi vách ngăn của tử cung và chuyển dịch xuống dưới âm đạo. Những dấu hiệu mà những nhân viên hộ sinh cần để ý là sự trở lại của các cơn co thắt xảy ra chỉ ít phút sau khi bé đã ra đời, nó cho thấy lá nhau sắp sửa tách ra và bạn có cảm giác muốn rặn. Đó là lúc lá nhau đã tách khỏi vách tử cung, đang đè xuống đáy chậu của bạn.

Khi các dấu hiệu trên đây đã xuất hiện thì việc đẩy lá nhau ra ngoài thực hiện bằng cách dùng tay nhẹ nhàng kéo dây cuống rốn và đồng thời ấn mạnh lên vách xương chậu để điều khiển cho lá nhau tuột xuống. Lá nhau được đẩy ra khỏi âm đạo, tiếp đó là các màng mỏng. Cũng hiếm khi máu đóng cục phía sau nhau thai bị đẩy ra.

2. Nhau tuột ra

Có hai cách khác nhau mà theo đó là nhau đi qua âm hộ. Cách thứ nhấtlà phần chính giữa của lá nhau ra trước, kéo theo một số các màng mỏng. Cách thứ hai là cạnh của lá nhau lộ ra tuột khỏi âm đạo. Phần lớn các sản phụ đều muốn nhìn thấy lá nhau; điều này cũng dễ hiểu vì nó là một cơ quan lạ, một hệ thống hỗ trợ sự sống cho đứa con trong 9 tháng trời.

3. Sau khi xổ nhau

Một khi lá nhau đã ra khỏi bụng người mẹ các nhân viên y tế sẽ xem xét kỹ lưỡng để chắc chắn toàn bộ lá nhau đã sỏ ra hết và trong bụng không còn sót lạití nào. Nếu nhau còn sót, thì sau này nó có thể là nguyên nhân của chứng xuất huyết sau sinh, vì thế ngay sau khi chuẩn đoán còn sót nhau, cần phải lấy hết ra. Trong trường hợp còn nghi ngờ, có thể siêu âm để biết tử cung đã hoàn toàn trống rỗng hay chưa. Các lớp màng phải tạo thành một cái túi hoàn toàn kín, chỉ từ một lỗ thoát mà qua đó bé đã chui qua. Đoạn cuối của cuống rốn đã cắt sẽ được khám để kiểm tra xem các mạch máu tại đây có bình thường không.

Sau khi lá nhau đã lọt ra, toàn bộ âm hộ sẽ được khám thật cẩn thận, nếu bị rách, người ta sẽ khâu lại ngay lập tức.

4. Sự quản lý chủ động giai đoạn thứ ba

Nhờ vào thuốc Ergometrine mà hiện nay nhiều bệnh viện và các bác sĩ sản khoa có thể quản lý một cách chủ động giai đoạn ba của việc sinh nở. Người ta nhanh chóng nhận thấy rằng bằng cách sử dụng Ergometrine trong lúc sinh mà con số trường hợp xuất huyết nặng (mất trên 500ml máu) đã giảm xuống.

Loại Ergometrine này làm cho cơn co thắt tử cung kéo dài ra, không có lúc nghỉ sau xổ thai. Khi tử cung co thắt thì hầu như không có sự xuất huyết nào xảy ra. Lá nhau sẽ tách rất nhanh khỏi tử cung một khi cơn co bắt đầu, do đó rút ngắn bớt giai đoạn thứ ba của cơn chuyển dạ.

5. Syntometrine

Ngày nay đa số các nhân viên hộ sản sử dụng một loại phối hợp Ergometrine và Syntocinon (được biết đến dưới tên gọi Syntometrine) bởi vì Ergometrine một mình nó có tác dụng khá chậm và có thể gây nôn mửa. Việc kết hợp sử dụng nó chung với Syntocinon (một loại Oxytocin tổng hợp) sẽ có tác dụng nhanh để kích thích các cơn co thắt tử cung, cho ta kết quả tốt hơn. Loại Syntometrine chỉ được tiêm vào bắp thịt khi mà đầu của bé nhô ra hay bên vai đầu tiên lọt ra, và đương nhiên dùng trong đa số các ca sinh ở bệnh viện nhằm giảm bớt tình trạng xuất huyết hậu sản. Oxytocin là một nội tiết tố được sản sinh tự nhiên do cơ thể của bạn phản ứng khi bạn nhìn, chạm vào bé và do đặt bé áp lên ngực của bạn. Nó cũng có tác dụng tương tự như Syntometrine nhưng không hiệu quả bằng.

VI. BẠN SẼ CẢM THẤY THẾ NÀO?

Có thể bị run mạnh sau khi lá nhau đã tuột ra. Sau khi sinh, sản phụ có thể sẽ bị run lên và hai hàm răng va vào nhau lập cập đến nỗi không nói được rõ ràng hoặc không thở được bình thường. Phản ứng này có thể giải thích như sau: 9 tháng qua, trong cơ thể thai phụ có “một lò lửa nhỏ”, sinh ra rất nhiều nhiệt lượng và cơ thể đã điều chỉnh lại để đối phó với sức nóng bằng cách vặn bớt lại máy điều nhiệt xuống. Khi đứa trẻ lọt lòng, sản phụ bị mất đi sức nóng và thân nhiệt lúc ấy có thể giảm vài độ - chỉ có duy nhất một cách để cơ thể nâng thân nhiệt lên là hoạt động các cơ bắp thịt co thắt và thả lỏng nhanh, thân nhiệt sẽ được sinh ra. Cơn run rẩy thường qua khỏi trong nửa giờ đồng hồ, trong suốt thời gian này thân nhiệt sẽ trở về mức bình thường và chiếc máy điều nhiệt trong cơ thể của bạn đã được chỉnh lại.

V. CHỨNG XUẤT HUYẾT HẬU SẢN

Việc này hiếm thấy, phần lớn là vì tử cung có một cơ chế tự bảo vệ để ngăn cho nó không bị xuất huyết.

Một khi tử cung đã hoàn toàn trống rỗng, nó sẽ co lại bằng cỡ một trái banh tennít. Sự co thắt của các cơ tử cung sẽ kẹp chặt các động mạch tử cung ngăn chúng chảy máu. Vì thế, trong các trường hợp bình thường, sau khi sinh xong sẽ chỉ có ít máu xuất hiện. Máu rỉ như thế được xem như là sản dịch, một chất thải ra từ âm đạo, bình thường sau khi sinh có máu đỏ từ 2 đến 3 ngày, sau đó chuyển sang màu nâu và biến mất trong khoảng 2 đến 6 tuần.

Tử cung còn sót nhau sẽ bị xuất huyết. Việc ra máu này được gọi là băng huyết hay xuất huyết hậu sản. Nếu trong tử cung còn sót lại một phần nhỏ của lá nhau, điều này sẽ thường được chuẩn đoán bằng cách xem xét lại lá nhau và thấy được có phần bị thiếu. Người mẹ sẽ được gây mê, rồi phần sót lại của nhau sẽ được gắp ra nhẹ nhàng.

Nếu xuất huyết xảy ra hơn 24 tiếng sau khi sinh, thì sản dịch sẽ có màu đỏ tươi trở lại. Hãy xin ý kiến bác sĩ, rất có thể bạn sẽ được khuyên nghỉ ngơi lấy lại sức vài ba ngày. Khi xuất huyết tái diễn hoặc trở nặng, có thể cho thấy đã bị nhiễm trùng hoặc bị sót nhau, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ. Còn nếu thấy máu cục thì hãy gọi cấp cứu.

VI. CHỈ SỐ APGAR

Khi con bạn đã chào đời, bé sẽ được kiểm tra xem có cân đối và khoẻ mạnh không. Sau khi sinh được khoảng một vài phút, 5 trắc nghiệm đơn giản sẽ được tiến hành. Năm trắc nghiệm này sẽ được tính điểm dựa vào thang tỷ lệ Apgar (được đặt tên của bác sĩ Virginia Apgar, người đã đặt ra nó). Tỷ lệ này gồm có những sự kiểm tra như sau:

Mạch/ Nhịp tim: Đo cường độ và tần số của nhịp tim đập: 100 lần /1 phút được điểm 2, dưới 100 lần được điểm 1, không có mạch điểm 0.

Hô hấp: Kiểm tra sự phát triển đầy đủ và tình hình sức khoẻ của hai lá phổi. Hô hấp bình thường: điểm 2, bất bình thường: điểm 1, không hô hấp điểm 0.

Các cử động: Cho thấy trương lực cơ của bé. Cử động tích cực - điểm 2, ít cử động - điểm 1, cử động khó khăn - điểm 0.

Màu da: Cho biết 2 lá phổi hoạt động hiệu quả ra sao để cấp dưỡng khí cho máu. Màu da hồng - điểm 2, màu da tái - điểm 1, màu da xanh hoàn toàn - điểm 0.

Các phản xạ: Khóc và nhăn nhó mày mặt có thể cho biết bé phản ứng lại những sự kích thích. Khóc - điểm 2, khóc nhỏ tiếng - điểm 1, yên lặng - điểm 0.

Đa số các bé đều có điểm 7 đến 10. Trắc nghiệm lần 2 sẽ được thực hiện sau đó khoảng 5 phút.

VII. NHỮNG GIÂY PHÚT ĐẦU ĐỜI CỦA BÉ

Sau khi bé đã cất tiếng khóc chào đời, chắc chắn tất cả mọi sự quan tâm sẽ được dành cho bé chứ không phải dành cho bạn. Bé có thể bắt đầu cất tiếng khóc lúc chào đời và sẽ khóc rất lớn vài giây sau khi sinh. Ban đầu rất có thể da bé có màu trắng hơi xanh và cơ thể bị lớp chất gây phủ lên. Trên đầu và cơ thể của bé sẽ có các lằn sọc nhọn sau chuyến du hành xuống đường sinh.

Nếu bé thở bình thường, hoàn toàn chẳng có lý do gì để không ôm lấy bé ngay. Nếu bé có thể gặp nguy hiểm vì lạnh, bạn có thể dùng khăn hay mền để đắp. Những cử chỉ vuốt ve nhẹ nhàng và nhịp đập của trái tim cùng giọng nói của bạn sẽ làm bé an tâm. Hai mắt của bé sẽ hầu như dán chặt vào khuôn mặt của bạn và bé có thể sờ soạng chung quanh như thể đang cố trườn về phía bạn.

1. Cắt cuống rốn

Tiến trình đầu tiên là việc kẹp chặt dây cuống rốn. Một số bác sĩ tin rằng bé hưởng được nguồn máu từ lá nhau qua dây cuống rốn, vì vậy không nên kẹp dây rốn trước lúc nó ngưng lay động. Tuy nhiên các bác sĩ khác thì lại tin rằng điều này có thể gây cho bé mắc phải chứng thiếu máu. Vào một thời điểm thích hợp, 2 cây kẹp được kẹp vào sợi cuống rốn, một cái gần rốn của bé và một cái cách đó chừng từ 2 đến 3 cm. Những cái kẹp này sẽ ngừa chảy máu ở cuống rốn, cái kẹp gần rốn bé quan trọng hơn. Sau đó dây rốn được cắt đi khoảng giữa hai cái kẹp. Người ta có thể kẹp và cắt dây rốn trong khi đang sinh nếu nó cuốn vòng quá chặt quanh cổ bé (điều này rất thường xảy ra).

2. Tình trạng tổng quát của bé

Nữ hộ sinh, y tá hay bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tổng quát cho bé. Họ sẽ hút ra bất kỳ chất nhờn nào trong miệng, mũi và đường thở của bé bằng một cái ống nhựa chỉ dùng một lần (rồi bỏ). Nếu bé không bắt đầu hô hấp ngay, bé sẽ được tiếp thêm ôxy.

3. Chào mừng bé của bạn

Một khi cả mẹ con đã ở vào tình trạng ổn định rồi, tất cả nhân viên y tế lẫn nữ hộ sinh sẽ đi khỏi phòng để bạn ở lại một mình trong căn nhà ấm áp (nếu sinh tại nhà) hoặc phòng sinh bệnh viện với chồng và con của bạn. Tuy vậy, bạn có thể phải chờ đợi cho đến khi bạn đã được khâu vài mũi. Nữ hộ sinh hay bác sĩ có thể sẽ sửa lại vết khâu cho thật sát hơn (nếu bạn được khâu càng nhanh càng tốt sau khi sinh, trước khi các mô da sưng lên). Một khi việc này đã được thực hiện, bạn có thể nghỉ xả hơi lấy lại sức và hãy cùng chồng thụ hưởng khoảnh khắc mới mẻ và lạ lùng này. Bạn nên cho bé bú ngay cho dù con bạn không đói bởi vì việc này sẽ kích thích cho lá nhau mau xổ.

Trong những khoảnh khắc đầu tiên này, bạn nên tập trung vào con, tìm hiểu bé, học cách nhận ra khuôn mặt của bé, thì thầm với bé để bé có thể nghe thấy giọng nói của bạn. Bạn nên ẵm con cách mặt bạn chừng từ 20 đến 25 cm, bởi vì ở cự ly này bé có thể nhìn rõ khuôn mặt của bạn. Bạn hãy mỉm cười và thỏ thẻ nói chuyện với con bằng giọng như đang ca vì các bé sơ sinh dễ thích ứng với các âm thanh thánh thót.

Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau khi sinh, chồng bạn cũng được phép ẵm con. Đàn ông cũng có khả năng gần gũi với các con vừa chào đời sâu đậm và nhanh chóng như các bà mẹ.

Sau quá trình thân thiết ban đầu này, bạn sẽ được làm vệ sinh và yêu cầu đi tiểu. Sau đó bạn có thể thay quần áo, và các nhân viên y tá sẽ khám tổng quát cho con bạn thêm một lần nữa.

4. Kiểm tra đầy đủ cho bé

Một thời gian ngắn sau khi sinh, bên cạnh việc kiểm tra chỉ số Apgar (xem cột bên trái) bác sĩ hay nữ hộ sinh sẽ tiến hành các kiểm tra đặc biệt cho con của bạn. Người ta sẽ kiểm tra các đường nét trên gương mặt và tỉ lệ cơ thể xem bé có bình thường không. Bé sẽ được kiểm tra phần lưng và xem coi có các biểu hiện của chứng nứt đốt sống không. Hậu môn, ngón chân và ngón tay cũng được kiểm tra. Số lượng các mạch máu trong dây cuống rốn cũng được ghi nhận, thường có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Sau đó con bạn sẽ được cân, đo chu vi đầu và chiều dài cơ thể. Lần kiểm tra ban đầu này chỉ mất khoảng vài giây đồng hồ nhờ vào bàn tay đầy kinh nghiệm của bác sĩ hay nữ hộ sinh.

5. Sự nhận dạng của bé

Trước khi con bạn rời phòng sinh, bé sẽ được gắn thẻ nhận dạng để các nhân viên y tế biết chắc rằng đó chính là con bạn sinh ra.

Thông thường, những cái vòng bằng platic sẽ được gắn vào cổ tay và cổ chân của bé. Những cái vòng nhận dạng này phải được đeo cho con của bạn mọi lúc khi bé chưa rời khỏi bệnh viện. Chúng thường được ghi các chi tiết sau:

Tên của bạn

Ngày giờ sinh của bé

Một con số nhận dạng của bé (con số nhận dạng được hầu hết bệnh viện sử dụng cho cả bạn lẫn con bạn)

Ngoài các chi tiết trên, còn có:

Dấu vân chân của bé

Cái nôi của bé cũng có thể được đánh dấu bằng tên và số của bé