Sau khi sinh có được ăn đu đủ không?
Học mẹ Ken cách thúc đẩy sinh nở tự nhiên
Sinh đẻ là một sự kiện kỳ diệu trong cuộc đời phụ nữ. Đối với bản thân, với chồng bạn và với em bé, bạn có bổn phận tìm hiểu càng nhiều càng tốt về việc sinh đẻ, để tìm hiểu phương các lựa chọn, quyết định mình sẽ theo những phương cách nào và thông báo cho các tham vấn y khoa của bạn về những quyết định này.
Không ai có thể biết được tiến trình chuyển dạ khởi đầu ra sao, nhưng thực ra chúng ta biết gần như chắc chắn là em bé kiểm soát tiến trình này. Ngay trước khi khởi sự chuyển dạ, chỉ cần một sự ra dấu của em bé, là bánh nhau tiết ra hormone khơi động chuyển dạ. Tử cung đáp ứng bằng cách khởi đầu co thắt đều đặn và mỗi lúc một mạnh hơn. Tử cung đã được chuẩn bị và sẵn sàng hoạt động. Trong suốt thời kỳ mang thai, tử cung đã có những đợt hoạt động dợt thử với những cơn co thắt nhẹ và ngắn hạn, mà bạn có thể đã nhận thấy. Người ta gọi đó là những cơn co Braxton-Hicks. Một khi tiến trình chuyển dạ đã hoàn toàn đi vào hoạt động, các cơn co tới mạnh và đều, cách nhau khoảng 5 – 20 phút. Các cơn co c�� thể đau và kéo dài 40 giây hoặc hơn.
Một tiến trình chuyển dạ bình thường, diễn ra không có sự can thiệp, kéo dài từ 6 đến 12 tiếng. Nhiều phụ nữ thấy sinh đứa con thứ nhì dễ dàng, suôn sẻ hơn và ít kiệt sức hơn. Đại khái chúng ta biết là phải mất 150 lượt co thắt để đẩy em bé thứ nhất ra; khoảng 75 lượt co thắt cho đứa thứ hai và 50 lượt cho đứa thứ ba và thứ tư. Tuy nhiên, có những phụ nữ có tiến trình chuyển dạ kéo dài trên 24 tiếng (tỉ lệ 1/10). Một yếu tố cần lưu ý khi xét những số liệu này là: đối với em bé đầu tiên của bạn, điều dễ hiểu là bạn lo sợ và căng thẳng; đối với những em bé kế tiếp, bạn có thể làm ra vẻ không biết tới những cơn co ban đầu và thoải mái hơn, ít sợi hãi hơn. Trong sinh đẻ, càng sợ lại càng đau hơn. Nếu bạn thư giãn, phần lớn cơn đau có thể kiểm soát được.
Những quyết định lớn bạn cần có
Có hai câu hỏi bạn cần đặt ra cho mình. Tôi muốn sinh ở đâu? Và tôi muốn chuyển dạ theo kiểu nào? Câu hỏi đầu tiên liên quan tới địa điểm nơi bạn muốn sinh: ở nhà, ở bệnh viện hay ở một nhà bảo sanh. Bạn càng cách xa các bệnh viện chừng nào, bạn càng thấy việc sinh dẻ của mình đỡ nghi thức, thân mật, và thoải mái chừng nấy. Sinh tại nhà, xung quanh là những người trong gia đình, là một sự lựa chọn dễ chịu nhưng hẳn là khó sắp xếp. Điều này sẽ thích hợp hơn cho đứa con thứ hai. Các bảo sanh viện và những nhà bảo sanh nhỏ còn giữ được nhiều không khí gia đình. Với các bệnh viện, mỗi bệnh viện lớn có ưu điểm là phương tiện tối tân nhưng thủ tục chi li và thiếu vắng tình cảm.
Ở Mỹ, cứ có một phụ nữ muốn sinh con một cách tự nhiên, không dùng phương pháp gây mê hay uống thuốc giảm đau, thì cũng có một người tìm sự thoải mái, niềm an ủi và trấn an trong một cuộc đỡ đẻ kỹ thuật cao có giám sát thai (fetal monitoring) và có giới thiệu cho lựa chọn nhiều thuốc gây tê. Bác sĩ và y tá lúc nào cũng túc trực bên cạnh, phòng hờ phải cấp cứu. Mặt khác, sinh đẻ tự nhiên rất là hấp dẫn với phụ nữ nào hoàn toàn ý thức, muốn được trải qua tiến trình chuyển dạ và sinh đẻ và trong tình trạng thích hợp để chủ động sinh. Do được thông tin đầy đủ, bạn tự chọn cho mình thời cơ thích hợp nhất có thể được sinh mà không phải sợ hãi và căng thẳng và thụ hưởng được niềm vui. Việc sinh đẻ tự nhiên tùy thuộc phần lớn vào quá trình theo học các lớp tiền sản và tiếp thu được những kỹ thuật thư giãn.
Dù bạn có chọn lựa kiểu sinh đẻ nào đi nữa, không có gì phải ân hận khi chấp nhận sử dụng thuốc giảm đau hay sự điều khiển tiến trình sinh đẻ (bằng máy), bạn có thể quyết định lựa chọn thuốc giảm đau bất cứ vào những điều đã nghiên cứu và chính cảm giác của mình.
Chuyển dạ là gì?
Để tiện việc mô tả, tiến trình chuyển dạ được phân chia làm ba giai đoạn. Trước khi thực sự bắt đầu chuyển dạ, có thể hơi đau lưng ở phần dưới. Dấu hiệu đầu tiên thường là những co thắt tử cung mạnh và đều hoặc một vòi nước phun ra khi vỡ màng ối. Đôi khi không phải là sự tuôn ào như bạn nghĩ mà là một dòng nước rỉ chậm, hoặc có thể là nhớt xuất hiện có dính máu, đó là nút đã đóng chốt cổ tử cung trong thời kỳ mang thai.
Giai đoạn đầu của tiến trình chuyển dạ kéo dài lâu hơn các giai đoạn sau, từ lúc bắt đầu cho đến khi cổ tử cung không còn thấy nữa và căng giãn, nhằm cho phép đầu em bé đủ sức chui qua được đường kênh sinh đẻ. Các cơn co của giai đoạn đầu nong rộng cổ tử cung- lúc bình thường thì dai và có cấu trúc xơ – lên phía trên, ra phía ngoài và xung quanh đầu em bé. Khi hết thấy ống cổ tử cung (cổ bị xóa), những cơn co thắt tiếp theo kéo giãn cổ tử cung để nong cho vừa với vòng đo lớn nhất của cơ thể em bé – vòng đầu. Tiến trình này thường phải mất nhiều giờ. Tiến trình này được bác sĩ hay y tá theo dõi, họ khám bên trong, đo độ mở rộng cổ tử cung và có thể thông báo cho biết là nó đã giãn nở được 3 lóng ngón tay hay ba centimét. Căng giãn hết cỡ là mười centimét khi đó sờ chỉ thấy một ría cổ tử cung mỏng dính.
Thời kỳ chuyển tiếp ở giữa lúc căng giãn hết cỡ và giai đoạn thứ nhì với việc đỡ em bé ra đời. Trong giai đoạn này, các co thắt có thể đi kèm với lạnh run, buồn ói và nôn mửa. Thời kỳ chuyển tiếp đặc biệt khó qua nếu bạn chưa căng giãn hết cỡ vàmặc dù cứ cảm thấy cần rặn đẻ. Các kỹ thuật thở và các tư thế khác nhau có thể giúp bạn khắc phục sự thôi thúc đó cho đến khi cổ tử cung giãn nở hoàn toàn và em bé có thể chui qua một cách an toàn mà không làm tổ thương cổ tử cung.
Giai đoạn thứ nhì là tiến trình ra đời của em bé, khi đầu của bé dần dần được đẩy qua cổ tử cung và xuống âm đạo cho đến khi cái đầu xuất hiện ở cửa âm đạo. Các co thắt bây giờ mạnh hơn nhưng bạn sẽ lợi dụng chúng để rặn cho bé xuống và phụ đẩy em bé ra ngoài. Rốt cuộc, bạn đang làm được một các gì đó.
Trong khoảng năm năm gần đây, chúng ta đã học hỏi được ở quan niệm cổ xưa là nên cứ tiếp tục hoạt động trong khi chuyển dạ và chọn lựa tư thế thẳng đứng hoặc nâng thân lên nửa chừng để đỡ đẻ, điều này sẽ trợ giúp rất nhiều cho trọng lực. Giai đoạn đầu diễn ra mau lẹ hơn, tiến trình đẻ mau và êm thắm hơn và hiếm khi cần phải dùng tới kẹp thai (forceps) và thủ thuật cắt tầng sinh môn (episiotomy) bởi vì người ta đã cho các mô âm đạo cơ may để căng giãn ra. Tư thế nằm để tán sỏi, theo đó bạn nằm ngửa hẳn là thuận lợi đối với bác sĩ, tuy nhiên nó tựa như đẩy ngược em bé trở lên.
Khi em bé được đỡ ra, bé ngóc đầu lên phía trên nên bộ phận đỡ ra trước tiên là lông mày, rồi tới mũi, mặt và cằm. Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn là dây rốn không quấn quanh cổ bé và sau đó bác sĩ yêu cầu bạn rặn lại bởi vì em bé sẽ trượt ra ngoài, cùng với lần co thắt kế tiếp.
Giai đoạn thứ ba là tiến trình sổ bánh nhau.
Thường người ta thúc đẩy giai đoạn này bằng một mũi Pitocin chích vào đùi bạn. Tử cung sẽ co thắt lại sau khoảng bốn phút. Để giúp cho bánh nhau được tống ra mau, bác sĩ có thể kéo nhẹ lên dây rốn, đồng thời ấn bụng bạn lên phía trên và về phía sau. Khi bánh nhau vào tới âm đạo, bạn lại sẽ cảm thấy muốn rặn và bánh nhau sẽ sổ ra.
Ở chóp đầu, là phần đoạn lớn nhất của em bé, các mô âm đạo căng mỏng đến độ các dây thần kinh bị chặn đứng và sự thực không đau. Đầu bé được đỡ ra mặt nhìn xuống phía dưới, tuy nhiên, cái đầu xoay để cho người ta có thể đỡ cho thân ra dễ dàng hơn.
Bác sĩ làm sạch đàm nhớt hệ hô hấp của em bé bằng ống và máy hút, sau đó thường chỉ một lần co thắt nữa là đủ để hoàn tất việc đỡ đẻ. Em bé có thể khóc, chứng tỏ là hô hấp bình thường. Sau đó người ta trao em bé cho bà mẹ.
Sẽ có một khoảng thời gian trì hoãn 15 phút cho tử cung “giải lao” trước khi co thắt lại để đẩy bánh nhau ra. Điều quan trọng là không có một phần nào của bánh nhau được lưu lại trong tử cung (sót nhau).
(St)