Sinh ngôi mông

Sinh ngôi mông là sinh mông của bé ra trước. Ngôi mông chiếm khoảng 4% các trường hợp sinh. Có 3 loại ngôi mông thường gặp: ngôi mông đủ (đùi co, gối gập), ngôi mông thiếu kiểu mông (2 chân duỗi thẳng lên đầu) và ngôi mông thiếu kiểu chân (chân đưa xuống dưới, mông nằm cao). Phần lớn các trường hợp ngôi mông đều sinh qua ngã âm đạo và tương đối suôn sẻ; tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trường hợp ngôi mông phải mổ lấy thai.

Sinh ngôi mông qua ngã âm đạo

Trường hợp này thường có cắt tầng sinh môn do mông bé không thể làm giãn tầng sinh môn đủ cho đầu sổ ra. Ngoài ra, có thể phải giúp sinh bằng kềm nếu bé cố gắng thở khi đầu còn ở trong âm đạo

Giúp sinh bằng kềm

Kềm sản khoa có 2 cỡ và thường được dùng trong giai đoạn 2 của chuyển dạ để bảo vệ đầu bé, như trong sinh non, hoặc giúp kéo bé ra nếu sinh khó. Kềm còn được dùng trong trường hợp sinh ngôi mông và mổ lấy thai. Trước khi giúp sinh bằng kềm, bắt buộc phải cắt tầng sinh môn. Kềm giúp tăng cường lực kéo và xoay. Những bé sinh kềm có thể bị xây xát và hơi biến dạng ở đầu.

Giúp sinh bằng giác hút

Giúp sinh bằng giác hút rât phổ biến ở Châu Âu, là biện pháp giúp sinh nhẹ hơn kềm. Giác hút gồm nắp hút có hình dạng như một chiếc đĩa hay chén làm bằng kim loại hay nhựa dẻo và dính chặt lên đầu bé nhờ bộ phận tạo áp suất âm. Ưu điểm của biện pháp giúp sinh này là nó có thể đặt trước khi cổ tử cung mở trọn, và được đặt lên phần thấp nhất của ngôi thai nên không nhất thiết phải cắt tầng sinh môn.

Sổ nhau

Sau khi sổ thai xong, tử cung sẽ co nhỏ lại (thường nhờ sự hỗ trợ của thuốc syntometrine) và lúc này đã sang giai đoạn 3 của chuyển dạ. Tử cung tiếp tục co cho đến khi bánh nhau tróc khỏi thành tử cung và được tống ra ngoài.

 St