Cách làm sinh tố mãng cầu vừa thơm vừa ngậy
Sinh tố dành cho người giảm cân cực hiệu quả
Cách làm sinh tố rau má đơn giản mà cực tốt cho sức khỏe
Sinh tố bơ là loại nước quả rất phổ biến trong những ngày mùa hè này, tuy nhiên sinh tố bơ có tốt cho bà bầu không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
QUẢ BƠ GIÚP SINH CON THẦN ĐỒNG
Các mẹ bầu cần biết rằng trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.
Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol. Quả bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Ngoài ra, Trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.
Trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
Công dụng của quả bơ với bà bầu
Ngăn ngừa dị tật thai nhi
Trong quả bơ có chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Vì vậy, chị em nhớ đừng bỏ qua loại quả này trong thời gian cần bổ sung folate vào cơ thể.
‘Trị’ ốm nghén
Quả bơ còn chứ nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Vitamin B6 cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
Tránh tiểu đường thai kỳ
Khi nói đến dinh dưỡng trước khi mang thai, quả bơ là nguồn chất tuyệt hảo. Một nửa quả bơ chứa 90mcg folate. Nhưng không chỉ thế, quả bơ rất nhiều axit béo omega 3 .Những thực phẩm này "nổi tiếng" với nguồn chất béo có lợi. Chúng giúp cho sự hấp thụ của các chất dinh dưỡng vào cơ thể dễ dàng hơn, đồng thời cân bằng insulin trong cơ thể, tránh được nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Tăng sức đề kháng cho mẹ bầu
Một lý do khác không thể bỏ qua loại trái cây vùng nhiệt đới này chính là vitamin B6 chứa trong bơ, đây là loại vitamin rất cần thiết, tham gia vào việc thực hiện các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể, bên cạnh đó còn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Phát triển trí não thai nhi
Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Chất béo lành mành trong đó tốt cho tim của mẹ và não của bé nên bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn. Đặc biệt trong bơ cũng rất giàu acid folic, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho một trái tim khỏe mạnh. Acid folic là một khoáng chất vô cùng cần thiết, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Trong loại quả "màu mỡ" này còn chứa nhiều vitamin K, một loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng vào quá trình làm đông máu cũng như giúp hoạt hóa một số protein trong xương để xương có thể phát triển khỏe mạnh.
Không chỉ có thế, trái bơ còn rất có lợi cho chị em đang muốn có bầu và còn giúp giảm cân cũng như làm đẹp sau sinh đấy các mẹ nhé!
Quả bơ chín ngon có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi, cầm chắc tay.
Mẹo chọn quả bơ ngon
Rất nhiều mẹ bầu mua quả bơ đã mềm rồi nhưng vẫn bị đắng. Đó là vì quả bơ không chín thực sự, mà là bơ non bị chín ép. Để nhận biết bơ non hay già, mẹ bầu hãy nhìn phần cuống của nó, nếu vết cuống to thì nghĩa là bơ non.
Điều quan trọng là chọn được quả bơ chín và tươi. Những quả sờ vào mềm nhũn, vì nó đã nẫu hỏng, không còn hương vị thơm ngon nữa. Bóp nhẹ, hoặc bấm vào cuống, thấy nó hơi mềm thì chọn, dù phần kia chưa mềm, vì nó sẽ chín dần về phía đuôi. Những quả bơ dáng tròn thường có hạt to, tuy nhiên sẽ ít xơ hơn.
Quả bơ chín ngon có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi, cầm chắc tay. Nếu mẹ bầu nào thích ăn bơ thật béo và thơm, dẻo, hãy chọn loại quả màu xanh. Khi chín, nó có màu xanh sáng, bóng, lấm tấm những điểm vàng.
Quả bơ đã chín nếu để lâu trong tủ lạnh thì cũng nhanh chóng giảm hương vị. Vì thế bạn không nên mua nhiều một lúc. Tốt nhất là mua loại kịp ăn trong ngày và hôm sau. Nếu bơ chưa chín, bạn hãy để bên ngoài cho chín rồi mới cho vào tủ lạnh.
CÁCH LÀM SINH TỐ BƠ CHO MẸ BẦU
CÔNG THỨC 1:
Đây là thức uống phổ biến mà rất dễ làm cho mẹ bầu bận rộn
Nguyên liệu:
- 1 quả bơ chín mềm
- 1 hộp sữa chua trắng
- 1 -2 thìa đường
- 3 viên đá (mẹ bầu có thể không cần cho đá để ly sinh tố đậm đà hơn)
Cách làm:
- Bơ tách đôi bỏ hạt, nạo lấy phần thịt quả. Chuối bóc bỏ, cắt miếng nhỏ, kiwi gọt bỏ vỏ và lõi.
- Cho bơ, đường, sữa chua, đá viên vào máy xay sinh tố, nhấn nút xay trong 30 giây đến khi thành hỗn hợp sánh màu xanh dịu nhẹ là đỏ ra ly thưởng thức.
Để tăng thêm mùi vị cho ly sinh tố, các mẹ có thể cho thêm các loại trái cây khác vào xay cùng như chuối, dừa, xoài.
Sinh tố bơ là đồ uống phổ biến cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)
CÔNG THỨC 2
Ôi quả bơ, beo béo, ngầy ngậy, thơm man mát thêm chút đường nữa thì hoàn hảo. Khi có bầu mình có thể ăn “cả tấn”, chắc vì thế nên giờ cục cưng của mình cũng “nghiện” bơ giống mẹ.
Không chỉ có quả bơ không xay ra, mình còn cho thêm vài loại trái cây và hương vị khác để món sinh tố thêm hấp dẫn, uống hoài không chán.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bơ tách đôi bỏ hạt, nạo lấy phần thịt quả. Chuối bóc bỏ, cắt miếng nhỏ, kiwi gọt bỏ vỏ và lõi.
Mách nhỏ:
THAM KHẢO THÊM TOP 10 THỰC PHẨM "VÀNG" CHO MẸ BẦU NHÉ
Hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên chị em bầu nên có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất. Việc ăn uống trong thời gian mang thai không gì tốt hơn bằng cách dung nạp thực phẩm tươi mỗi ngày. Đây là cách hiệu quả nhất để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể không hề dễ dàng bởi không phải thực phẩm nào cũng tốt cho bà bầu.
Dưới đây là top những loại thực phẩm được khuyên nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu để tăng cường chất dinh dưỡng và sức đề kháng:
Quả bơ
Các mẹ bầu cần biết rằng trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.
Đặc biệt, trong quả bơ có chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Vì vậy, chị em nhớ đừng bỏ qua loại quả này trong thời gian cần bổ sung folate vào cơ thể.
Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol. Quả bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa.
Súp lơ xanh
Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ. Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt.
Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được.
Cà rốt
Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin A – rất quan trọng cho sự phát triển của xương, răng và đôi mắt thai nhi. Trong củ cà rốt còn chứa vitamin B6, vitamin C và chất xơ rất có lợi cho mẹ bầu. Bà bầu ăn cà rốt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón thai kỳ.
Trứng
Cho dù đó là món chiên, luộc chín hay ốp-la thì trứng vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp cho bạn dồi dào protein – rất cần thiết trươc khi sinh nở. Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì choline có trong lòng đỏ trứng.
Đậu lăng
Đậu lăng có chung nguồn gốc là họ đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu phộng, chickpea (đậu răng ngựa)… Đậu lăng chứa nhiều protein, vitamin B1, nhiều khoáng chất và có hàm lượng chất xơ cao nên tốt cho những ai bị bệnh tim mạch, tiểu đường, và làm cho da dẻ mịn màng hơn.
Trong số các loại hạt thì đậu lăng đứng đầu danh sách bởi hàm lượng acid folic cần thiết cho cơ thể chứa trong đậu lăng rất lớn. Ngoài ra đậu lăng còn chứa nhiều hàm lượng chất sắt và protein, chất xơ, nó giúp ngăn chặn sự xuất hiện của táo bón trong suốt thời gian bầu bì của các mẹ.
Đậu lăng cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, cua và sò.
Các loại hạt
Chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ ở thai nhi và giúp bà bầu no lâu hơn. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế các chất béo bão hòa (thường có trong thịt, bơ) với các chất béo chưa bão hòa trong các loại hạt. Bởi vì chúng chứa nhiều chất béo và calo nên chỉ cần 28 gam hạt và 2 thìa bơ làm từ hạt. Nếu bạn bị dị ứng thì nên tránh xa các loại thức ăn có khả năng bị dị ứng cao như: đậu phộng trong thai kì. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng em bé có thể nhạy cảm với một số loại thức ăn trong dạ con, và tạo ra nguy cơ bị dị ứng sau này ở trẻ.
Thịt nạc
Thịt nạc là nguồn thực phẩm dồi dào protein. Ngoài ra, thịt bò và thịt nạc lợn còn chứa chất sắt và vitamin B – rất cần thiết cho bà bầu.
Cơ thể của bạn cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.
Sữa chua
Sữa chua hay yogurt thực chất là sữa bò tươi được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus). Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.
Vị thanh mát và thơm ngon của sữa chua đã chinh phục được cả những bà bầu khó tính nhất. Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ. Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.
Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.
Nước cam
Một ly nước cam mỗi ngày cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium và vitamin C.
Bạn có thể đã nghe qua về vai trò của các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này. Vì vậy đừng quên bổ sung khoảng 600 microgram mỗi ngày.
Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn. Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận được vitamin C từ súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và một loạt các loại trái cây họ cam quýt.
Sữa
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất.
Bổ sung sữa đặc biệt là sữa bầu giúp cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong thời gian mang bầu, nhu cầu về dinh dưỡng của chị em tăng lên rất nhiều, vì vậy mẹ bầu nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày.
Cách làm sinh tố bơ ngon
Cách làm sinh tố chuối
Cách làm sinh tố đu đủ
Kết hợp hoa quả làm sinh tố
Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể
Cách làm sinh tố rau má
(ST)