Sinh tố dành cho người tiểu đường


Sinh tố được biết đến là loại nước uống giải khát thông dụng. Ngoài ra một số loại sinh tố còn có tác dụng chữa bệnh cho những bệnh nhân tiểu đường. Chúng ta cùng tìm hiểu những loại sinh tố dành cho người tiểu đường là gì nhé!


NHỮNG LOẠI SINH TỐ DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG


Mướp đắng:

Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT…, đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt phiền khát, trúng nắng phát sốt, kiết lỵ, ung nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt… Các thử nghiệm đã chứng minh loại quả này chứa một chất tựa như insulin, làm giảm đường huyết rõ rệt, có thể dùng làm thuốc trị bệnh tiểu đường.

Táo:

Có hàm lượng đường fruitose cao nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, nó còn có acid malic, acid tannic, chất xơ, canxi, phospho, sắt, pectin, kali, lipid, protid và nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trong chứng tinh thần uể oải. Nó còn có tác dụng sinh tân, nhuận táo, chỉ khát, dùng trị ho, tâm phiền miệng khát do nhiệt.

Táo còn có tác dụng hấp thu vi khuẩn và độc tố, trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ, acid hữu cơ lại kích thích đường ruột, làm mềm phân nên giúp đại tiện thông. Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp. Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, hỗ trợ giúp tiêu hóa.

 Cần tây Đà Lạt:

Chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid – gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch…

Dưa leo:

Chứa  vitamin A, B1, B2, PP và C, canxi, phospho, sắt, nhiều muối kali, chất nhầy, các acid amin, chất thơm. Dưa leo tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng.

Ớt xanh Đà Lạt:

Chứa khá nhiều vitamin B1, B2, PP, protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten. Nó là loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhất. Các chất trong loại quả này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ngoài ra, còn kích thích tim đập nhanh, làm tăng tốc tuần hoàn, có tác dụng làm ấm, ức chế tích tụ mỡ, phòng ngừa béo phì. Ớt tính nóng, vị cay, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ.

Các món sinh tố trên đều có thể giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Vì hầu hết các loại trái cây đều mang tính mát (trừ ớt xanh) nên cách 3 ngày dùng 1 lần. Việc dùng quá nhiều sẽ gây mất cân bằng hàn – nhiệt của cơ thể. Nên dùng cả phần vỏ của các loại trái cây trên để giữ được đầy đủ các hoạt chất.



THỰC PHẨM TỐT CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Ăn uống đúng cách là một yếu tố rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là 10 loại thực phẩm giúp giảm thiểu lượng đường trong máu và thậm chí còn có thể giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt lên.

Rau xanh


Rau bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ. Ăn rau nhiều hơn những thực phẩm khác đồng nghĩa với việc giảm được lượng carb (tinh bột và đường, một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết) và giảm được lượng chất béo bão hòa (thủ phạm gây ra tình trạng đề kháng insulin).

Hoa quả

Hoa quả cũng có lợi cho sức khỏe như rau, giàu dinh dưỡng, ít chất béo, giàu chất xơ, và chứa ít calo hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Hơn cả, hoa quả còn có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thần kinh, bảo vệ mắt và tốt cho tim mạch. Tuy nhiên trong hoa quả có nhiều đường và calo hơn trong rau, do đó cũng không nên ăn vô điều độ.


Nên ăn hoa quả tươi hơn là uống các loại nước ép. Nhiều dưỡng chất và chất xơ có trong da, thịt và hạt của hoa quả, do đó chúng sẽ dễ mất đi khi bị xay thành nước uống, trong khi lượng calo và đường lại vẫn giữ nguyên.

Quả mâm xôi

Quả mâm xôi giàu chất xơ và polyphenol, một chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ăn loại quả này trong 8 tuần có những biểu hiện giảm huyết áp và tăng lượng cholesterol HDL có lợi.

Quả chà là

Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

Đậu (hạt)

Đậu là một nguồn chất xơ dồi dào, không chỉ tạo cảm giác no lâu mà còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tránh cho lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn. Nó còn hiệu quả tới mức có thể giúp giảm tổng lượng đường trong máu. Các loại đậu đóng hộp, đậu tách hạt, súp đậu lăng hay đỗ đen là những lựa chọn tuyệt vời.

Ngũ cốc

Ăn ngũ cốc cho bữa sáng sẽ giúp bạn hấp thu được nhiều chất xơ hơn. Nghiên cứu cho thấy những người ăn ngũ cốc giàu chất xơ vào buổi sáng sẽ ăn ít hơn trong ngày. Hãy chọn những loại ngũ cốc có chứa ít nhất khoảng 5 grams chất xơ cho mỗi phần ăn.

Lúa mạch

Lúa mạch giàu beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan. Nghiên cứu cho thấy beta-glucan có thể giảm lượng cholesterol LDL bằng cách ngăn không cho cơ thể hấp thụ chúng. Do giàu chất xơ, lúa mạch có thể giúp giảm lượng đường huyết đồng thời bổ sung canxi cho cơ thể.

Yến mạch

Cũng như lúa mạch và các loại đậu, yến mạch giàu chất xơ và có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ hòa toan được trong yến mạch giúp ổn định đường huyết.

Cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ)

Cá là nguồn protein dồi dào và là thực phẩm thay thế tuyệt vời cho thịt, vốn nhiều chất béo hơn cá. Hơn nữa, một số loại cá giàu các axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có chỉ số triglycerides cao và nồng độ HDL thấp (một loại cholesterol có lợi). Axit béo omega-3 sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần. Những loại cá giàu omega-3 có thể kể đến như cá hồi, cá thu, cá ngừ.

Ức gà


Nhiều nạc và ít calo, không như thịt bò, ức gà có lượng chất béo bão hòa thấp, hạn chế được tác động xấu tới việc kiểm soát đường huyết.

Các loại hạt

Các loại hạt như quả hạch, hạnh nhân, hạt hồ đào, đậu phộng v.v. giàu chất béo có lợi giúp chống lại bệnh tim mạch. Những loại chất béo này đã được chứng minh là giúp giảm tình trạng đề kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Đồng thời loại thực phẩm này cũng giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào, tránh các tổn thương về mắt và thần kinh. Chúng còn giàu chất xơ và magie, đều tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung các loại hạt này vào chế độ dinh dưỡng còn giúp giảm cân nếu ăn đúng cách. Nên lưu ý là loại thực phẩm này chứa nhiều calo.

Hạt lanh

Hạt lanh là một loại hạt rất bổ dưỡng, chúng giàu chất xơ và axit alpha-linolenic (ALA), khi ăn cơ thể sẽ chuyển hóa thành omega-3 EPA và DHA. Trong một vài nghiên cứu lớn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tăng lượng ALA nạp vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Loại hạt này còn giúp giảm lượng cholesterol và đường trong máu.

Quả óc chó

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

Dầu oliu


Dầu oliu tốt cho việc ổn định đường huyết bằng cách giảm tình trạng đề kháng insulin. Nhưng cũng cần lưu ý đến lượng dầu tiêu thụ trong khẩu phần ăn nếu không muốn bị tăng cân.

Sữa chua và các thực phẩm từ sữa


Sữa chua giàu protein và canxi. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm giàu canxi sẽ dễ dàng giảm cân hơn và giảm nguy cơ bị đề kháng insulin. Hãy chọn các loại sữa chua tách béo kết hợp với trái cây tươi cho bữa sáng bổ dưỡng và tốt cho người bệnh tiểu đường.

Quế

Thành phần của quế khiến insulin hoạt động hiệu quả hơn, giúp tăng thu nhận đường vào các tế bào và giảm lượng đường trong máu. Rắc quế vào những món ăn ưa thích hoặc uống trà quế theo chế độ hợp lý sẽ rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy những người bị tiểu đường tiêu thụ khoảng ½ thìa cà phê quế mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng đường huyết một cách rõ rệt.


MỘT VÀI LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Chúng ta đều biết rằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường cũng như đẩy lùi các biến chứng. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho người bệnh tiểu đường.


Người tiểu đường nên và không nên ăn gì?

Nên :

  • Người tiểu đường được khuyên nên sử dụng các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… Những trái cây này có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Một số thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… cũng có tác dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Bởi chúng có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
  • Ngoài ra người bệnh tiểu đường cũng được khuyên nên sử dụng loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò, các loại cá biển có nhiều axit béo. Trong thịt bò chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu còn loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

Không nên :

  • Người bệnh tiểu đường nên hạn chế thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn, loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
  • Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng, không ăn mặn, và hạn chế uống rượu, hút thuốc

Người bệnh tiểu đường nên vận động như thế nào?

Tập vận động cũng là một trong những biện pháp điều trị bệnh tiểu đường. Tập vận động góp phần làm giảm đường huyết và giảm một số nguy cơ khác. Việc chọn loại hình vận động còn tùy thuộc vào tuổi tác, biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh lý kèm theo và mức độ đường huyết. Thông thường đi bộ 30 phút mỗi ngày, 3 đến 4 ngày trong tuần phù hợp với hầu hết người bệnh tiểu đường.

Dưới đây là một số lời khuyên tập luyện với người bệnh tiểu đường

  •  Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập vận động.
  •  Chọn loại hình tập vận động mà bạn thích. Nếu trên 35 tuổi, bạn cần chọn lựa loại tập vận động thích hợp với cơ thể bạn.
  •  Kiểm tra đường huyết trước và sau tập vận động.
  •  Không tập vận động nếu đường huyết trên 250 mg/dl (13.9 mmol) và có xê-ton trong nước tiểu.
  •  Không tập vận động nếu đường huyết trên 300 mg/dl và không có xê-ton trong nước tiểu.
  •  Lên kế hoạch tập vận động để tránh hạ đường huyết.


Cách làm sinh tố bơ ngon
Cách làm sinh tố chuối
Cách làm sinh tố đu đủ
Kết hợp hoa quả làm sinh tố
Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể
Cách làm sinh tố rau má




(ST)