Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
em năm nay 25 tuổi,do e không biết la mình có thai nên ngày thứ 27 của chu kỳ kinh e đã bị viêm họng va sốt virut có lúc lên tới 38.5độ. em đã uống 6 viên pracetamol va 6 viên kháng sinh opxill(cefalexin)và 6 viên seratiopeptidaze. bây giờ e đã chậm kinh 1 tuần và đã có thai. e lo quá nên muốn hỏi chuyên mục xem e uống thuốc va sốt như vậy ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? (trần thị thu hường)
Trả lời:
Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở bé (11,2%). Nếu bạn bị mắc các bệnh có triệu chứng sốt trong thời gian này cũng có thể làm tăng 80% khả năng bé bị dị tật tim (so với các bà mẹ mang thai khác), đặc biệt với bệnh cảm và sốt, khả năng này có thể tăng hơn gấp 2 lần bình thường.
Nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể bé thường đáp ứng rất kém với tình trạng tăng nhiệt ở mẹ khi mẹ bị sốt. Vì vậy, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu.
Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị sốt và cảm lạnh (hoặc đôi khi là các triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, đau đầu…), bạn cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là bạn nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất. Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, bạn cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).
Khi bạn bị sốt, bạn cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể bạn bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay bạn bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B…). Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.
Nếu bạn chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24 đến 48 giờ. Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh.
Với các triệu chứng sổ mũi, bạn nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để làm giảm bớt triệu chứng.
Bạn cũng nên tránh các loại thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm khoa học. Đôi khi, các loại thuốc này có thể gây tác hại cho cả bạn và bé.
Nếu bạn bị ho, bạn nên cẩn thận với các loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Bạn cần tránh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc và tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo chúng tôi bạn nên đi khám để có được sự tư vấn từ các bác sĩ sau quá trình thăm khám trực tiếp!Việc mang thai đã là một việc làm vô cùng khó khăn, vất vả, nhưng mỗi khi thấy mình hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt thì hầu hết các bà bầu mất hết tinh thần, chỉ thấy lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Bạn cần làm gì để giúp hạ sốt mà không ảnh hưởng đến con?
Nếu như bình thường bị sốt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường để điều trị nhưng chúng được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Vậy bà bầu phải làm sao để hạ sốt?
Có nhiều biện pháp giúp hạ sốt hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp dân gian, tuy thời gian điều trị kéo dài những sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bạn thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.
- Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc kháng histamin an toàn khi sử dụng lúc mang thai. Chúng giúp cơ thể bạn tiết ra những chất gây phản ứng dị ứng, ngăn ngừa các triệu chứng sốt. Có một số người bị dị ứng với histamin nên cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi quyết định sử dụng.
- Bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sỹ ngay khi phát hiện ra mình bị sốt để được kê đơn thuốc an toàn trong quá trình mang thai.
Ngăn ngừa sốt khi mang thai
Trước khi mang thai, bạn nên tiêm phòng cảm cúm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, nếu đã mang thai, thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh và để thốc vào mặt. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không.
(ST)