Ép tóc lúc mang thai và những hiểm họa đặc biệt nguy hiểm
Những lưu ý khi mang thai bị cảm cúm này!
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Uống nước có ga khi mang thai ảnh hưởng không tốt tới thai nhi
Cảnh báo: Thai nhi bị dị tật vì người mẹ làm móng lúc mang thai 3 tháng
Các nhà nghiên cứu tin rằng những khủng hoảng ở bà mẹ có thể tạo dấu ấn tiêu cực lên não của thai nhi, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đối đầu với những thử thách sau này.
Đội ngũ nghiên cứu đã tiến hành điều tra 25 bà mẹvề việc họ có chịu stress ở mức độ cao do các hành động bạo hành của bạn trai hay chồng trong thời gian mang thai hay không, và sau đó họ được yêu cầu đánh giá mức độ tình cảm của mình. Những phụ nữ này tiếp tục kiểm tra hành vi ở những đứa con của mình trong độ tuổi từ 9 đến 19 tuổi.
Loại gene chi phối các hành vi này – được gọi là gen cảm thụ glucocorticoid – có liên quan đến phản ứng của não với stress.
Những nhà nghiên cứu của Đức phát hiện rằng loại gene này ít hoạt động hơn nhiều ở những đứa trẻ có mẹ bị bạo hành khi đang mang thai. Bạo hành xảy ra sau khi mang thai không ảnh hưởng đến cách loại gene này hoạt động trong não trẻ.
Helen Gunter, thuộc Đại học Konstanz, cho biết: “Điều này làm thay đổi cách con người phản ứng lại stress và khả năng xử lý stress của họ có thể bị giảm”.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ em có bố mẹ bị bạo hành thường dễ bị trầm cảm hơn trong cuộc sống sau này. Bác sĩ Gunter cho biết nghiên cứu này chỉ tập trung vào mức độ stress cao gây ra bởi bạo hành gia đình.
“Chúng tôi không tập trung vào các loại stress gây ra bởi công việc hoặc các vấn đề gia đình thường ngày”, bà nói thêm, “Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi rất chuyên biệt”. Những nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ phụ thuộc vào ký ức về việc bị bạo hành của những người mẹ cách đây 10 hoặc 20 năm. Và nó không chứng minh chắc chắn rằng bạo hành đối với phụ nữ đang mang thai có gây ra những thay đổi ở não trẻ hay không – nó chỉ chứng minh rằng có một sự liên quan giữa hai vấn đề này.
Bác sĩ Carmine Pariante, thuộc Viện tâm thần học tại Đại học Kings College London, cho biết: “Nghiên cứu này xác nhận rằng những năm nền tảng đầu đời của trẻ bắt đầu lúc trẻ chưa được 9 tháng tuổi”. Chúng ta đã biết được rằng stress và trầm cảm của người mẹ trong thời gian mang thai sẽ tác động lên con của họ, ảnh hưởng đến hành vi của trẻ trong giai đoạn dậy thì và khả năng điều chỉnh phản ứng của trẻ đối với stress.
Nghiên cứu này cho thấy gene cảm thụ glucocorticoid, chịu tác động của sự thay đổi sinh học chính là yếu tố góp phần vào điều chỉnh hành vi của trẻ.
Nghiên cứu còn xác nhận rằng trong quá trình mang thai, trẻ sẽ rất nhạy cảm đối với môi trường tâm lý của người mẹ - nhạy cảm hơn nhiều so với giai đoạn trẻ đã được sinh ra.
Xử lý stress và trầm cảm trong thời gian mang thai là chiến lược quan trọng đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ về mặt y tế và xã hội.