Sử dụng vào bảo quản máy giặt đúng cách

Máy giặt là dụng cụ khá phổ biến của mỗi gia đình nhưng bạn đã biết cách sử dụng và bảo quản chúng

Cách 1: Nếu ống thải nước nhà bạn quá ngắn

Bạn có thể lấy 1 cái xăm xe đạp cũ, cắt bỏ phần van, luồn ra bên ngoài ống thải nước, như vậy ta đã có 1 chiếc ống thải khá dài.

Cách 2:  Phương pháp chống gỉ đinh ốc của máy giặt


Đinh ốc ở hai bên hông và đáy máy giặt lộ ra rất dễ bị gỉ, khi cần vặn ra rất khó. Bạn có thể nhỏ vài giọt nến vào trong lỗ và khe rãnh của ốc vít để bịt kín các khe rãnh của ốc lại, làm như vậy sẽ giữ cho ốc không bị gỉ, khi cần vặn rất tiện.


Ảnh minh họa

Cách 3: Giúp bạn giảm bớt tiếng ồn của máy giặt

- Chống tiếng ồn bằng cao su lưu hoá (loại cao su làm xăm xe ô tô) một trong những nguyên nhân gây ra tiếng ồn của máy giặt là vỏ thép bên ngoài gây ra, trong đó tấm phía trước gây tiếng ồn nhiều nhất. Nếu bạn dán vào trong tấm phía trước 2 miếng cao su lưu hoá hoặc mút, tiếng ồn sẽ giảm đi rõ rệt.

Cách làm: Tháo tấm thép phía trước, dùng săm ô tô hỏng, cắt lấy 2 miếng cao su lưu hoá 400mm x150mm, lau sạch bề mặt, bôi keo dán vạn năng lên, dán vào mặt trong của tấm thép trước, dùng vật nặng có mặt phẳng ép lên, sau 24 giờ miếng cao su dính chắc lại là được. Dùng mút hiệu quả sẽ càng tốt.

Cách thay đổi linh kiện: Máy giặt kiểu vòng sóng sau khi sử dụng thời gian dài, tiếng ồn sẽ càng lớn, tiếng ồn thường do đĩa tạo sóng và trục ống gây ra. Giữa đĩa tạo sóng và bộ trục ống có đệm 1 cái long đen bằng đồng, màu vàng dài khoảng 2,5 - 3mm, sau 1 thời gian sử dụng long đen bị mài mòn sẽ xuất hiện tiếng kêu lớn. Khi sửa bạn tháo chốt ở bánh xe chuyển động lớn ra (có những chiếc máy giặt dùng đinh ốc cố định) gỡ bánh xe chuyển động ra, nâng đĩa tạo sóng ở trong thùng máy giặt lên sẽ nhìn thấy long đen nằm ở trên đầu của trục ống. Bạn lấy chiếc long đen ra, lật mặt lại, để mặt bị mài mòn hướng xuống dưới rồi lắp lại như cũ, như vậy tiếng ồn sẽ được giảm bớt.


Nhu cầu về máy giặt tăng cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến các thiết bị hỗ trợ cho công việc gia đình. Vậy làm thế nào để sử dụng máy giặt hiệu quả nhất?

Phân loại chất liệu quần áo trước khi giặt

Trước khi thả quần áo vào máy giặt, bạn nên dành một chút thời gian để phân loại các chất liệu của từng loại vải. Tùy theo loại quần áo mà ta chọn thời gian hoặc chế độ giặt thích hợp. Ví dụ như: quần áo dạng sợi tổng hợp, tơ lụa giặt từ 2-5 phút, quần áo bình thường (vải cotton) giặt từ 6-9 phút, nếu quần áo quá bẩn thì ta nên ngâm bên ngoài trước khi cho vào máy giặt. Những việc này giúp chúng ta rút ngắn thời gian giặt, sử dụng hợp lý, ngoài việc tiết kiện được điện và nước mà còn giúp chúng ta bảo vệ được quần áo và kéo dài tuổi thọ của máy giặt.

Cẩn trọng khi giặt bằng nước nóng

Nếu cần phải giặt bằng nước nóng, tùy theo loại vải mà lựa chọn nhiệt độ nước thích hợp. Thông thường nhiệt độ thích hợp sử dụng là khoảng 40 độ C. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt hơn vào đồ giặt, giúp đánh tan những vết bẩn. Nếu giặt nước nóng quá sẽ làm quần áo dễ biến dạng và mất tính đàn hồi.

Một vài lưu ý chung

Không giặt quần áo đã dính xăng, dầu vì có thể gây ra cháy, nổ. Những quần áo không thấm nước cũng nên có cách giặt riêng (giặt tay hoặc giặt khô). Không nên đặt máy giặt ở những nơi ẩm ướt vì có thể gây rò rỉ điện. Để tránh tình trạng rò rỉ điện nên nối đất. Nên đặt máy ở những nơi khô thoáng. Phải kê máy giặt thật vững chắc, trên bề mặt phẳng, bốn chân đều nhau tránh cập kênh. Khi giặt hay vắt phải phân bố quần áo đều tránh tình trạng dồn sang một bên làm máy bị rung, lắc, phát ra nhiều tiếng ồn. Tránh sử dụng máy giặt trong một thời gian dài (giặt liên tục từ mẻ đồ này đến mẻ đồ khác). Sau 1 hoặc 2 tháng nên vệ sinh bên ngoài máy giặt cũng như lồng giặt. Điều này giúp ta bảo quản tốt hơn cũng như tránh vi khuẩn sinh sôi.


Bảo quản và vệ sinh máy giặt


http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Thiet-bi-dien-tu/Bao-quan-va-ve-sinh-may-giat.html

Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt có các phần cơ điện và nước nên cần phải chú ý thường xuyên bảo quản và vệ sinh để giúp cho máy làm việc hiệu quả, tăng tuổi thọ và nhất là đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ nêu một số cách bảo quản và vệ sinh máy giặt.

Bảo quản máy giặt

  • Tắt nguồn điện của máy giặt khi không sử dụng.

  • Sau khi giặt xong phải lau chùi sạch sẽ ngăn chứa xà bông, nước xả... để tránh bị đóng khô.

  • Lau chùi sạch nước trên và xung quanh máy giặt để tránh làm cho các bộ phận bằng kim loại bị gỉ sét.

  • Luôn giữ vệ sinh thông thoáng khu vực máy giặt để tránh bị ẩm ướt.

Vệ sinh máy giặt

  • Lau chùi máy sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.

  • Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước để tránh bị tắc do cặn bẩn bám đóng, cách thực hiện như sau: 

    • Khóa nguồn nước vào máy giặt.
    • Mở đầu ống dẫn nước nối với van cấp nước của máy giặt.
    • Dùng kiềm đầu nhọn để gắp lưới lọc ra khỏi van cấp nước.
    • Sử dụng bàn chải cọ rửa những cặn bẩn và lắp lưới lọc vào vị trí cũ. Lưu ý không được vứt bỏ hoặc làm thủng lưới lọc, tránh làm hỏng van cấp nước.

  • Vệ sinh lưới lọc xơ vải: Công việc này cần được thực hiện thường xuyên bằng cách tháo lưới lọc ra khỏi máy, dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ rồi lắp vào trở lại.

  • Vệ sinh lưới lọc máy bơm (với các loại máy có bơm xả nước): Cần tháo vít ở nắp sau để thao tác với máy bơm, xoay nắp bơm ngược chiều kim đồng hồ, mở nắp để lấy đi những vật bẩn lọt vào bên trong. Kiểm tra sự rò rỉ của nước sau khi lắp, đặc biệt là gioăng cao su ở nắp bơm.

  • Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng: Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều, xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài. Vì vậy, sau mỗi lần giặt bạn nên vệ sinh ngăn đựng sạch sẽ.

  • Vệ sinh lưới lọc nước xả: Một số máy giặt được trang bị lưới lọc trước khi xả nước ra ngoài, lưới lọc này thường nằm ở đầu bên trong của ống xả nước, bạn hãy dó tìm vị trí và tháo ra để thu dọn các vật dụng còn sót lại khi giặt và làm sạch lưới lọc. 

http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Thiet-bi-dien-tu/Bao-quan-va-ve-sinh-may-giat.html

Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy giặt có các phần cơ điện và nước nên cần phải chú ý thường xuyên bảo quản và vệ sinh để giúp cho máy làm việc hiệu quả, tăng tuổi thọ và nhất là đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ nêu một số cách bảo quản và vệ sinh máy giặt.

Bảo quản máy giặt

  • Tắt nguồn điện của máy giặt khi không sử dụng.

  • Sau khi giặt xong phải lau chùi sạch sẽ ngăn chứa xà bông, nước xả... để tránh bị đóng khô.

  • Lau chùi sạch nước trên và xung quanh máy giặt để tránh làm cho các bộ phận bằng kim loại bị gỉ sét.

  • Luôn giữ vệ sinh thông thoáng khu vực máy giặt để tránh bị ẩm ướt.

Vệ sinh máy giặt

  • Lau chùi máy sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.

  • Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước để tránh bị tắc do cặn bẩn bám đóng, cách thực hiện như sau: 

    • Khóa nguồn nước vào máy giặt.
    • Mở đầu ống dẫn nước nối với van cấp nước của máy giặt.
    • Dùng kiềm đầu nhọn để gắp lưới lọc ra khỏi van cấp nước.
    • Sử dụng bàn chải cọ rửa những cặn bẩn và lắp lưới lọc vào vị trí cũ. Lưu ý không được vứt bỏ hoặc làm thủng lưới lọc, tránh làm hỏng van cấp nước.

  • Vệ sinh lưới lọc xơ vải: Công việc này cần được thực hiện thường xuyên bằng cách tháo lưới lọc ra khỏi máy, dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ rồi lắp vào trở lại.

  • Vệ sinh lưới lọc máy bơm (với các loại máy có bơm xả nước): Cần tháo vít ở nắp sau để thao tác với máy bơm, xoay nắp bơm ngược chiều kim đồng hồ, mở nắp để lấy đi những vật bẩn lọt vào bên trong. Kiểm tra sự rò rỉ của nước sau khi lắp, đặc biệt là gioăng cao su ở nắp bơm.

  • Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng: Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều, xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài. Vì vậy, sau mỗi lần giặt bạn nên vệ sinh ngăn đựng sạch sẽ.

  • Vệ sinh lưới lọc nước xả: Một số máy giặt được trang bị lưới lọc trước khi xả nước ra ngoài, lưới lọc này thường nằm ở đầu bên trong của ống xả nước, bạn hãy dó tìm vị trí và tháo ra để thu dọn các vật dụng còn sót lại khi giặt và làm sạch lưới lọc. 





http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Thiet-bi-dien-tu/Bao-quan-va-ve-sinh-may-giat.html



Mẹo nhỏ khử mùi trong máy giặt hiệu quả


Để khử mùi máy giặt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc tẩy rửa, khử mùi lồng giặt bán tại các siêu thị. Trên mỗi loại đều có hướng dẫn sử dụng cụ thể đảm bảo an toàn cho quần áo cũng như các thiết bị trong máy giặt.

Nếu không muốn dùng các loại thuốc tẩy, bạn có thể dùng dấm ăn. Sau khi đổ dấm vào ngăn xà phòng hoặc trực tiếp vào nước, để máy chạy không quần áo với thời gian dài nhất, sử dụng nước nóng càng tốt.


Bạn có thể dùng dấm ăn để khử mùi máy giặt. (ảnh minh họa)

Sau khoảng 10 phút, hãy dừng lại để dung dịch dấm pha loãng trong lồng ngấm vào từng ngõ ngách, các lỗ cấp và thoát nước xung quanh để phát huy tác dụng.

Nước tẩy javen cũng là một dung dịch tẩy hiệu quả. Bạn có thể sử dụng javen trực tiếp để khử mùi máy giặt trong khi giặt đồ, vừa khử mùi vừa sạch quần áo.

Nên tẩy rửa, vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt theo định kỳ để đảm bảo hiệu quả giặt tẩy cũng như hiệu suất hoạt động của chúng.


Mẹo khử mùi nhà vệ sinh hiệu quả
Mẹo khử mùi lò vi sóng
Mẹo khử mùi nhà mới
Cách khử mùi hôi trong nhà
Cách khử mùi mắm tôm
Bí quyết để món cá không tanh
Mẹo vặt khử mùi nhà bếp hiệu quả bất ngờ


(st)

maygiacbáoelagi
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận