Sự phát triển bộ xương của trẻ

Lúc bé mới sinh, bộ xương của bé hầu hết được cấu tạo bằng xương, trừ một số bộ phận, chủ yếu là ở đầu các xương cánh tay, cẳng chân, bàn tay và bàn chân là sụn và chưa cốt hóa (trở thành xương) cho đến cuối tuổi thiếu niên. Sụn tiếp tục tăng trưởng trước khi hóa xương, nên trẻ em mau lớn; quá trình này xảy ra trong suốt thời niên thiếu cho đến khi đạt được kích thước của người trưởng thành. Số lượng các xương tính từng cái giảm dần khi trẻ trưởng thành: bé mới sinh có 300 xương riêng lẻ, khi trẻ lớn, nhiều xương kết lại với nhau và cuối cùng bộ xương người trưởng thành gồm 260 xương.

Sự tăng trưởng của hộp sọ

Lúc mới sinh, sọ của bé chưa hoàn toàn hóa xương - những xương riêng lẻ làm thành hộp sọ gắn với nhau bằng những dải mô sợi dẻo uốn được. Những vùng này cho phép xương sọ thay đổi hình dạng khi sinh nở và phù hợp với sự tăng trưởng của não trong một, hai năm đầu đời của bé. Thóp trước của bé ở phần xương trán của sọ là dải mô sợi lớn nhất nhìn rõ được dưới làn da đầu.

Những xương vùng mặt phát triển cùng tốc độ với phần còn lại của sọ, vì thế khi sự tăng trưởng đã hoàn thành khi đầu cân đối với phần còn lại của cơ thể.

Xương sọ của bé sơ sinh

Sự hóa xương của sọ bắt đầu từ trước khi sinh, nhưng những cái thóp cấu tạo bằng mô sợi vẫn tồn tại giữa những cái xương để sọ có thể thích ứng với sự phát triển của não. Các xương mặt của bé sơ sinh nhỏ và răng chưa nhú.

Sọ của trẻ 6 tuổi

Lúc trẻ 6 tuổi, các thóp đã hóa xương và không nhìn thấy nữa. Tất cả các răng sữa đã mọc và răng thứ cấp bắt đầu nhú ra. Xương hàm trên thấp xuống và đưa ra phía trước nhiều hơn so với sọ của trẻ sơ sinh, hốc mắt và vùng mũi cùng rộng ra. Xương hàm dưới phát triển xuống dưới và ra phía trước.

Sự phát triển của răng

Lúc sinh, răng sữa đã phát triển trong hàm. Lúc bé 6 tháng tuổi, răng sữa bắt đầu mọc, đến 3 tuổi thì toàn bộ răng sữa gồm 20 cái đã nhú ra đủ. Trong lúc đó, bộ răng vĩnh viễn 32 chiếc cũng đang phát triển trong hàm, và sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ 6 đến 16 tuổi. Vì những răng này mọc ra, răng sữa bị đẩy khỏi chỗ và rụng. Răng hàm thứ ba (răng khôn) thường mọc lúc 16 tuổi hoặc sau đó. Đôi khi nó không bao giờ mọc.

Răng sâu

Răng sâu mọc trong khoảng từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi theo một trật tự đặc biệt (như trong ngoặc). Hàm trên cũng giống như hàm dưới.

Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn, hay răng thứ cấp mọc khoảng giữa 6 tuổi và 16 tuổi (theo trật tự như ghi chú trong ngoặc). Răng tiền hàm, răng nanh và răng cửa thay thế trực tiếp các răng sữa.

Những vùng tăng trưởng chính của xương

Trong tuổi thơ ấu, hấu hết các xương dài đều chứa sụn, cho phép xương tăng trưởng. Sụn tại những vùng này tăng trưởng và hấp thụ calcium để phát triển thành xương. Xương chi, bàn tay và bàn chân là những vùng tăng trưởng xảy ra nhiều nhất, bao gồm phần thân xương là phần chính của xương và đầu xương (phần tăng trưởng). Trong những năm trẻ lớn lên, đầu xương hóa xương dần dần, để lại một dải sụn dẹp cho đến khi sự tăng trưởng đạt đến chiều cao và kích cỡ của người trưởng thành vào giai đoạn cuối của thời kỳ niên thiếu. Những vùng xương và những vùng hóa xương có thể nhìn thấy rõ trên hình X – quang, mặc dù sụn thì không thấy rõ lắm. Vì thế, bác sĩ có thể dùng X – quang để định tuổi của trẻ và cũng để xem trẻ có tăng trưởng bình thường không. Có thể đánh giá bằng cách đó được vì những vùng hóa xương xuất hiện trong một giai đoạn nhất định. Ví dụ, lúc 1 tuổi, bé phát triển vùng hóa xương ở vai, bàn tay, hông và bàn chân. Từ 2 tuổi trở đi, nhiều vùng hóa xương bổ sung được hình thành ở các xương vai, cùi chỏ, bàn tay, hông, đầu gối và bàn chân. Những trung tâm hóa xương hình thành thêm mỗi năm và sự tăng trưởng tiếp tục ở những vùng cũ cũng như những vùng mới.

Tăng trưởng xương ở trẻ 2 tuổi rưỡi

Những vùng hóa xương mới bao gồm các xương vai, cùi chỏ, cổ tay, bàn tay, bàn chân và cổ chân; những vùng hóa xương hình thành sớm tiếp tục tăng trưởng. Chụp X – quang bàn tay cho thấy các thân xương (những vùng mới) đã hóa xương nhưng các đầu xương (những vùng trong) còn đang tăng trưởng.

Tăng trưởng xương ở trẻ 6 tuổi

Khoảng 6 tuổi, các chỗ hóa xương ở những xương khác nhau ở cùi chỏ, bàn tay, và cổ tay đã hình thành; một vùng mới hình thành ở đầu gối. Chụp X – quang bàn tay thấy nhiều xương cổ tay hóa xương (những vùng mới) nhưng hãy còn những trung tâm tăng trưởng ở đầu các xương bàn tay (những vùng trong).

Phục hồi xương bị gãy

Bản chất trẻ con là tò mò và hay mạo hiểm nên thường bị té và bị trật hoặc gẫy xương. Khi gẫy xương, tiến trình làm lành xương tự nhiên được bắt đầu ngay lập tức và ở trẻ, toàn bộ giai đoạn này chỉ mất khoảng vài tuần lễ. Để ngăn việc xương bị gẫy được tạo hình lại không khớp với vị trí cũ – làm xương bị cong hoặc không ổn định, do đó dễ bị tổn thương thêm - cần nắn hai đầu xương cho thẳng và bó cố định ngay lập tức. Nếu xương bị gẫy ở chỗ đầu xương đang tăng trưởng có thể làm ngưng quá trình tăng trưởng và xương sẽ ngắn hơn bình thường.

Tái sinh xương sau khi gẫy là một quá trình hóa xương. Nó khác với sự hình thành xương hoàn toàn mới từ sụn: Khu vực bị gẫy cần phải được làm sạch mọi mảnh vụn thì xương mới có thể mọc lại được. Tiến trình này do các tế bào máu đặc biệt và các tế bào của mô liên kết thực hiện. Chúng tràn đến vùng gẫy và hấp thu các mảnh vụn. Xương mới mọc ra giữa hai đầu xương và sau vài tuần thì lành xương


(St)

con toi vua moi sinh duoc muoi ngay nhung chan hoi cong vay day la cau tao chan cua be hay la dua tre nao cung vay? va neu nhu hang ngay nan tay chan cho be thi chan be co thang ra hay khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Để giúp cho tre em có bộ xương chắc khỏe ta nên làm gì?lứa tuổi mầm non
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
con tôi 2 tuổi rưỡi sức khỏe bình thường nhưng mới đây chân phải của bé đi không bình thường (đi cà nhắc), bé không bị trầy xước gì ở chân cả, bé cũng không bị đau chân. tôi đi chụp x quang đùi , cẳng chân cho bé cũng bình thường, bác sĩ giải thích rằng tại vì trong thời điểm phát triển xương gây đau như vậy nhưng đã hơn 10 ngày rồi mà chân bé vẫn đi như vậy. không biết nguyên nhân nào khiến bé bị như vậy, rất mong được sự hồi đáp. chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Lam the nao de bo xuong tre em duoc phat trien tot
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
bo xuong nguoi tiep tuc hoa xuong cho den khi nao?
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Bạn viết không dấu khó hiểu quá
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
con toi co phan mem giong nhu thop tho o nua dau ben phai co anh huong gj toi suc khoe ko
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
bé còn nhỏ mềm là đúng rồi, nếu gia đình lo lắng có thể đưa bé đi khám để được tư vấn tốt nhất nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
con em moi sinh ra thi xuong hong ben phai da khong ngay khop,bac si da bo cho vo roi nhung bac si noi xuong te con hoi xa so voi xuong nguoi lon ,vay em muon biet tre nao cung vay hay chi con em,ve viec cuong hong hoi xa chua vo sat voi cac xuong khac?
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Chào chị! Chị thử hình dung xem nếu tất cả các bé bé nào cũng vậy thì xã hội sẽ thế nào/COn chị không phải là duy nhất nhưng cũng không phải là bé nào cũng bị/Chị nen cho bé khám thường xuyên và làm theo hướng dẫn của Bác sĩ, nhất là các vấn đề kiêng cữ.Tuy nhiên chị cũng đừng lo lắng quá vì trẻ em xương rất dễ liền xương nên có thể cải thiện được nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
neu dac diem cau tao xuong cua tre em lua tuoi mam non
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Xương phát triển như thế nào? Xương bao gồm có một thân ống ở giữa với hai đầu, với hình thể riêng. Ở xương trưởng thành, thân và hai đầu có cấu trúc cứng, ở giữa có lõi mềm chứa tủy xương. Ở các em bé sơ sinh phần lớn các xương được tạo nên bằng chất liệu mềm, dễ uốn nắn, gọi là sụn, va một khi con bạn phát triển, sụn này dần dần biến thành xương – qua một tiến trình gọi là tiến trình cốt hóa. Trong giai đoạn đầu của tuổi ấu thơ, thân ống là xương cứng còn hai đầu phần lớn vẫn là sụn mềm. Khi con bạn bước vào tuổi niên thiếu, Xương cứng mới hình thành ở hai đầu, nối liền với xương ở thân ống và quá trình phát triển của xương kết thúc. Do vậy trong suốt thời thơ ấy xương ở cơ thể trẻ em khá là mềm vì vậy nên mới xẩy ra những vị “gãy cành tươi” – nơi xương cong đúng hơn là gẫy. Xương được cấu tạo như thế nào? Mỗi xương gồm một thân ống và hai đầu. Ống xương được cấu tạo bởi chất xương cứng (hay đặc) ở giữa có phần lõi mềm gọi là tủy xương. Đa số các tế bào trong máu được hình thành trong tủy xương - đặc biệt la các xương lớn như xương ống đùi chẳng hạn. Hai đầu xưng được hình thành bằng xương xốp và được bao quanh bởi sụn để tạo thành lớp đệm đối với xương kế. Tiến trình phát triển của xương. Hình thù của từng cái xương đã hình thành ngay từ lúc lọt lòng. Xương ở cánh tay đứa trẻ được cấu tạo bởi các vùng sụn và xương. Trong tiến trình đứa trẻ phát triển sụn được chuyển biến thành xương. Vào tuổi thanh niên quá trình phát triển đã hoàn tất và các xương đã cứng. Các khớp xương Các xương riêng lẻ của một bộ xương được nối với nhau bởi các khớp xương và các khớp này được giữ cho dính liền với nhau bởi các dải mô xơ bền chắc, gọi là dây chằng. Có nhiều kiểu khớp xương khác nhau: Khớp cố định, khớp cử động một phần, và khớp có cử động tự do. Các khớp cố định thì không cử động được; các khớp cử động một phần cho phép có tác động nhẹ; các khớp cử động tự do cho phép có tác động về nhiều hướng, và ở đây người ta phân biệt hai kiểu khác nhau – kiểu khớp bản lề và kiều khớp quả cầu và ổ tròn. Tại sao con bạn lớn lên? Con bạn lớn lên theo chiều cao khi các xương của cháu phát triển dài ra. Sức tăng trưởng này không diễn ra trên toàn bộ chiều dài của cái xương mà chủ yếu là ở hai đầu xương. Sự tăng trưởng xẩy ra từ từ trong suốt thời thơ ấu. Tuy nhiên đến tuổi dậy thì, con trai và con gái đều bộc phát lớn hẳn lên. Với con gái hiện tượng này thường bắt đầu vào lúc cháu được 11 tuổi, còn con trai thì khoảng 1 năm sau. Con gái thường ngừng phát triển chiều cao khi đến 18 tuổi; còn con trai thì vẫn tiếp tục cao lên trong 1 hay 2 năm nữa, điều này phần nào giải thích là tại sao chiều cao trung bình ở con trai lại thường lớn hơn con gái.
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Con toi nam nay 5 tuoi, nang 14 kg, giua hop so truoc va hop so sau cua chau co khe tu cho thai duong len o ca 2 ben, bang mat thuong cung nhin thay ro va tay so cung thay. Vay chau bi nhu the co sao khong bac si. Nho bac si tu van giup toi. Toi xin tran thanh cam on.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Chào chị! Thông thường những dạng bệnh hay dấu hiệu liên quan đến đầu não của bé, bên chúng tôi chỉ có một lời khuyên cho gia đình là đưa bé đi chụp chiếu.Vì khi nói mà không được kiểm tra chúng tôi cũng không thể tư vấn tốt nhất cho chị được.Thân
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
con tôi được 7 tháng tuổi nhưng cháu chỉ dài 52cm, cháu có chu vi đầu là 44 cm, cháu đã đi siêu âm và chụp CT não, kiểm tra mắt thì bác sĩ nói võng mạc tốt, chưa tháy dấu hiệu của não úng thủy, tôi thấy chân tay cháu ngắn, vậy muốn cháu phát triển xương bình thường tôi phải có chế độ dinh dưỡng đối với cháu như thế nào? Xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Chào chị! Chị có thể tham khảo thông tin ở link sau nhé:http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=12643
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
khi răng khôn mọc, có nên đi nhổ răng phía trước răng khôn không?
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Mình chưa thấy ai như thế bao giờ, có thể do răng của bạn mọc ken vào răng cũ, bạn đi nha sĩ kiểm tra xem bác sĩ tư vấn thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
sự phát triển hệ xương ở trẻ tiểu học có gì khác với tuổi khác
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận