Sự phát triển của bé tháng thứ 5

Càng ngày bé càng thể hiện bản thân tốt hơn. Bé cũng dần bộc lộ tình cảm với mẹ bằng cách ôm mẹ, giơ tay đòi bế và thậm chí, bé còn cười đùa cùng mẹ.

Sự phát triển của bé - Tháng thứ năm

Khả năng về ngôn ngữ bé đang phát triển rất nhanh dù bé vẫn chưa nói được trong nhiều tháng kế tiếp. Bé bắt chước ngữ điệu và nếu bé đã tạo được sự chú ý khi tạo ra những âm thanh nào đó thì bé sẽ lập lại nó sau đó.

Con bạn biết làm gì vào tháng này?

• Bé biết đáp lại giọng nói và nhìn về người đang nói. Biết nín khóc khi nghe giọng nói của mẹ.

• Cười và “nói chuyện” để thu hút sự chú ý của người khác.

• Biết làm nhiều thứ tiếng, có những thứ bé tự làm có những thứ bé bắt chước theo những người khác, vật khác.

• Bắt chước cử động người khác.

• Biết phản đối khi bị người khác lấy đi đồ chơi hay làm bé không hài lòng.

• Bé muốn được sờ, cầm nắm và nếm mọi thứ. Bé có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.

Những thay đổi quan trọng:

• Khả năng về ngôn ngữ bé đang phát triển rất nhanh dù bé vẫn chưa nói được trong nhiều tháng kế tiếp. Bé bắt chước ngữ điệu và nếu bé đã tạo được sự chú ý khi tạo ra những âm thanh nào đó thì bé sẽ lập lại nó sau đó.

• Bé có những cử động báo trước bé chuẩn bị biết trườn. Chỉ chòi đạp và lắc lư, bé có thể đi hết chiếc nôi.


Bé biết cười và “nói chuyện” để thu hút sự chú ý của người khác

• Bé có thể biết sợ người lạ.

• Bé tăng cân chậm hơn trước nhưng việc bé hoạt động nhiều cho biết bé cần nhiều dinh dưỡng. Cân nặng bé lúc này có thể gấp 2 lần lúc mới sinh.

Chơi để phát triển:

• Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó, ví dụ như 1 cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo 1 cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc với những vật treo có thể chuyển động được.

• Để vào nôi bé 1 chiếc gương bằng kim loại không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chọn cái gương tốt để bé có thể thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.

• Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.

• Tạo cơ hội cho bé gặp những em bé khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.

• Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.

Nuôi dưỡng bé:


• Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình hãy cho bé bú các sữa dinh dưỡng công thức 1 (cho trẻ 0-6 tháng tuổi), không cho bé bú sữa bò cho đến khi bé ít nhất được 1 tuổi.


Bé có những cử động báo trước bé chuẩn bị biết trườn

• Nếu bác sĩ của bé khuyên bạn bắt đầu cho bé tập ăn dặm, bạn có thể pha với một ít bột ngũ cốc. Nên pha bột lỏng và có thể pha với 1 ít sữa mẹ hoặc sữa bột hoặc chỉ với nước sôi để nguội.

• Tập cho bé ăn thức ăn mới khi bé tới giờ ăn và thật đói bụng. Chỉ cho bé ăn khoảng 1 hay 2 muỗng café.

• Khi bé đã có dấu hiệu là đã no, bạn nên ngưng, không nên ép bé.

• Bạn đừng nên khen bé khi bé có bất cứ sáng kiến nào để chơi đùa với thức ăn nhưng cũng đừng la rầy bé. Hãy tạo cho bữa ăn luôn có không khí vui vẻ, cho cả bạn và bé.

• Bạn cũng thỉnh thoảng để bố của bé cho bé ăn để tạo sự thân mật cho bé qua những bữa ăn.

Chăm sóc bé:

• Chuẩn bị cho bé chiếc ghế đặc biệt, ở tuổi này rất dễ té khỏi chiếc ghế ngồi bình thường.

• Bạn hãy chuẩn bị những đồ vật che chắn trong nhà để bảo vệ bé. Ở tuổi này bé sẽ trườn từ phòng này sang phòng khác, lấy những đồ vật trên bàn, cầm dây điện,…

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Bạn cũng có thể thấy bé chăm chú nhìn mẹ khi mẹ nói. Bé sẽ sớm nhận ra tên của bé nếu được mẹ gọi.

Khi bé có thể ngồi một mình

Giai đoạn này, sự phát triển thể chất ở bé cực nhanh và “dữ dội”. Nếu bạn đặt con trong lòng mẹ hoặc trên sàn nhà, bé có thể ngồi một lúc mà không cần mẹ giữ. Để giúp bé học ngồi, mẹ nên choãi chân sang hai bên, đặt bé vào giữa; đồng thời, cũng nên đặt cho hai chân bé thành hình chữ V khi ngồi vì nó giúp giữ thăng bằng và giảm nguy cơ bé bị ngã. Khi bé đã ngồi yên, đặt một món đồ chơi ở phía trước mặt để bé vui chơi. Hãy chắc chắn là bạn cho bé ngồi trên đệm hoặc chăn dày để lỡ nếu bé có sấp mặt xuống thì bé cũng không bị đau. Nhiều người mẹ thích cuộn vỏ chăn xung quanh chỗ bé ngồi, giống như một bức tường rào, phòng bé bị ngã sấp hay ngã ngửa.

Bạn có thể khuyến khích bé chơi bằng cách đặt bé nằm sấp, nâng đầu và ngực để thấy món đồ chơi giúp bé tăng cường cơ bắp cổ, hoàn thiện kiểm soát đầu. Hoặc bạn giúp chân bé chắc, khỏe bằng cách đặt bé đứng trên đùi mẹ để bé nhún lên – nhún xuống.

Bé liên tục lặp lại những âm thanh tương tự

Bé phát triển ngôn ngữ bằng cách tạo thêm nhiều âm thanh mới. Đồng thời, lặp lại những âm thanh mà bé đã quen thuộc.

Thị giác của bé

Bé bắt đầu nhìn được ngay cả những đối tượng nhỏ, chẳng hạn một hòn sỏi trên mặt đất. Bé cũng có thể nhìn theo một cái gì đó chuyển động như một cánh bướm chập chờn bên vườn hoa.

Bé còn có thể nhận ra một đối tượng dù chỉ nhìn thấy nó một phần. Chẳng bao lâu, bé sẽ nhận thấy rằng, đối tượng vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy, nghe thấy hay chạm vào nó. Kỹ năng này giúp bé tham gia vào trò chơi giấu – tìm đồ vật trong vài tháng tới.

Bé có thể nhận ra tên của mình

Bé bắt đầu nhận ra tên của bé và biết phản ứng cho dù bạn gọi tên con từ phòng bên kia. Bé quay đầu nhìn mẹ khi mẹ nói tên của bé với người xung quanh. Nếu bạn ngồi trước mặt và nói chuyện với bé thì sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ. Bé còn có thể nhìn miệng mẹ chăm chú khi mẹ nói chuyện và thậm chí còn cố gắng bắt chước phát âm của mẹ, chẳng hạn những từ có âm “m”“b”.

Bé dần trở nên quen thuộc với tiếng ồn hàng ngày như tiếng tivi, điện thoại, tiếng bíp của lò vi sóng, tiếng máy hút bụi... và bé không mấy bận tâm vì điều đó. Tuy nhiên, bé sẽ trở nên hứng thú và bị thu hút nếu có một âm thanh mới.

Mẹo dỗ bé quấy khóc

Khi bé quấy, bạn thử đánh lạc hướng bé trong thời gian ngắn. Cho bé nhìn thấy khuôn mặt buồn cười của mẹ hoặc chỉ cho bé một con thạch sùng trên tường; vỗ tay mẹ hoặc lắc một món đồ chơi yêu thích cũng khiến bé bớt quấy.

Cách bé thể hiện cảm xúc

Đến giờ, bé có thể cho mẹ thấy khi bé giận dữ, khó chịu hoặc buồn chán, cũng như lúc bé tươi vui... Bé cũng bắt đầu có những trò đùa, cười khi mẹ biểu hiện nét mặt buồn cười.


Thực đơn cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm là như thế nào?

Câu hỏi: 

Chào Bác sỹ . Con em đang chuẩn bị bước vào tháng thứ 5, em đang định cho bé tập ăn dặm nhưng em vẫn chưa biết sẽ bắt đầu cho bé ăn gì và thực đơn ăn của bé sẽ như thế nào. Xin bác sỹ tư vấn thêm cho em để em có thể chăm sóc được bé tốt hơn ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Cảm ơn bác sỹ.

Câu trả lời: 

Chào bạn .

Để tư vấn tốt hơn chế độ ăn, bú, ngủ nghỉ của bé, bạn nên cho biết hiện tại bé được bao nhiêu kg? có sinh thiếu tháng không? lúc sinh được bao nhiêu kg?

Nếu bé sinh không thiếu tháng, phát triển bình thường, bạn nên để bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu bạn ít sữa thì cho bé bú thêm sữa ngoài). Khi bé đủ 6 tháng bạn có thể tập cho bé ăn dặm bằng 1 số thực đơn sau:

Giờ

Thứ 2, 4

Thứ 3, 5

Thứ 6, Chủ nhật

Thứ 7

6h

Bú mẹ 200ml

Bú mẹ 200ml

Bú mẹ 200ml

Bú mẹ 200ml

9h

Bột thịt lợn:

Thịt lợn nạc: 20g

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

Bột thịt gà: 20g

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

Bột thịt bò:

Thịt bò: 20g
Bột gạo: 20g
Dầu ăn (mỡ): 5g
Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

Bột trứng:

Trứng gà: 1 quả (lòng đỏ)

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

10h

Chuối tiêu: ½ quả

Đu đủ: 50g

Hồng xiêm:½ quả

Xoài: 100g

11h

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

14h

Bột trứng:

Trứng gà: 1 quả (lòng đỏ)

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

Bột cua:

Nước lọc cua:
1 bát con 
(4-5 con cua)

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

Bột tôm:

Thịt tôm: 10g

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

Bột thịt lợn:

Thịt nạc vai: 20g

Bột gạo: 10g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

16h

Nước cam

Nước cam

Nước cam

Nước cam

18h

Bột cua:

Nước lọc cua: 
1 bát con 
(4-5 con cua)

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

Bột đậu xanh bí đỏ:

Bột đậu xanh: 10g

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Bí đỏ: 2 thìa cà phê

Bột thịt gà:

Thịt gà: 20g

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 2 thìa cà phê

Bột gan (gan lợn, hoặc gan gà):

Gan: 20g

Bột gạo: 20g

Dầu ăn (mỡ): 5g

Lá rau xanh: 1 thìa cà phê

Cam 50 -100g: 1 quả + 1 thìa cà phê đường + 50 ml nước lọc.

Chú ý:

Từ 19h đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa Sữa ngoài.
5g dầu mỡ = 1 thìa cà phê, 10g thịt (cá, tôm) = 1 thìa cà phê.
Tham khảo cách làm bột cá:

Khi bé ăn dặm bạn đảm bảo bé bú đủ từ 800-1000ml /ngày. Ngoài ra cho bé uống thêm một chút nước hoa quả tươi nhưng phải pha loãng. Không cần phải kiêng loại hoa quả nào cả.

Để phòng bệnh còi xương cho bé bạn nên cho bé tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày từ 15-30 phút trước 9h sáng và sau 4h chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp cơ thể bé hấp thu canxi tốt hơn. 

Chúc bé mau lớn!

(St)



E năm nay 22t mơi sinh con đâu long.be hiên giơ đa đc 5thang rôi.như xin cho e hoi tơi bây hai go ma em vân con thâm nam,xin chi dum e wơi.e rât giư năng.ah.khi năm ô e đa hơ măt băng rươu,muôi,gưng wơi than hông vây co anh hương ko.e chân thanh cam ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Chào chị! Chị có thể dùng tới các phương pháp tự nhiên:sữa chua, chanh, củ cải trắng, bột nghệ thoa lên mặt.để biết rõ phương pháp từng thứ sử dụng như thế nào bạn có thể tra google và làm theo hướng dẫn, còn chuyện trước đó chị dùng rượu, muối, gừng cũng không có ảnh hưởng gì cả. Thân mến
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
be sanh 2700gam be duoc 5 thang tuoi be can nang bao nhieu la dung
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
5 tháng bé khoảng 3000gr, chị cần bồi dưỡng thêm nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Bé nhà em sinh non. Vậy bao giờ thì cho bé ăn dặm được ạ. Bé 5 tháng nặng 6kg
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận