Uống sữa bà bầu vào thời điểm nào là tốt và khoa học nhất?
Cách xử lý lông ở vùng kín như thế nào là đúng?
“Yêu” khi mang bầu, lúc nào là tốt nhất?
Những thành phần tuyệt hảo
Sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng tương tự như máu với khoảng 4.000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa, tập hợp phong phú các yếu tố hoá sinh ở dạng đang hoạt động với một số lượng lớn các hooc-môn và yếu tố tăng trưởng.
Trong sữa mẹ còn có ít nhất 60 loại enzym, các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà không có bất cứ loại sữa nào có được. So với sữa bò thì sữa mẹ ưu việt hơn rất nhiều về thành phần dinh dưỡng.
Trong sữa bò hàm lượng protein cao hơn sữa mẹ gấp 3 lần - là hàm lượng không thích hợp cho trẻ trong quá trình tiêu hoá. Thành phần cơ bản của protein sữa mẹ và sữa bò là casein và whey - nhưng trong sữa bò tỉ lệ giữa 2 thành phần này là 3:1 còn trong sữa mẹ là 1:3 - đây là tỷ lệ lí tưởng cho quá trình tiêu hoá của trẻ. Trong sữa mẹ chất alpha- lactoglobulin chiếm ưu thế- trong khi ở sữa bò chất beta- lactoglobulin lại là chủ yếu. Mà beta- lactoglobulin là tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
Sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp 2 lần sữa bò, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất béo cao hơn sữa bò trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D cùng với axít linoleic - đóng vai trò sống còn cho sự phát triển thần kinh và các chức năng mô. Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ cao gấp 2 lần sữa bò, nên trẻ bú sữa mẹ không bao giờ thiếu vitamin A.
Mang đến sự phát triển tối ưu
Việc cho con bú sữa mẹ trong năm đầu tiên đang được khuyến khích tại nhiều nước châu Âu. Tại Thuỵ Điển đã có 98% phụ nữ cho con bú hoàn toàn sau khi sinh.
Những đứa trẻ được bú sữa mẹ trong năm đầu nhanh biết nói và học sáng dạ hơn, đến khi trưởng thành là những người có tính tự lập cao, có IQ cao hơn so với những đứa trẻ chỉ được bú mẹ 1-2 tháng đầu hoặc không được bú mẹ.
Cho con bú làm gia tăng sức đề kháng của trẻ trước các bệnh thông thường và các bệnh tim mạch bởi vì sữa mẹ trong những ngày đầu chứa nhiều protein. Trong đó 50% hàm lượng protein là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.Trong khoảng 2 tháng đầu tiên, sữa mẹ được coi là liều văcxin hiệu nghiệm cho cơ thể non yếu của trẻ.
Trẻ bú sữa mẹ (ít nhất 6 tháng đầu) có thể tránh được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp... Trong sữa mẹ có lactoferin- một protein gắn với chất sắt ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Sự hiện diện của dưỡng chất tự nhiên nucleotide trong sữa mẹ với hàm lượng 69-72mg/l giúp tăng cường đề kháng với bệnh nhiễm khuẩn như bạch hầu, viêm màng não.
Sữa mẹ là nguồn duy nhất cung cấp cho trẻ taurine để phát triển não bộ và võng mạc mắt.
Những trẻ được bú mẹ rất ít bị mắc các khuyết tật về phát âm, vì việc bú mẹ giúp bé phát triển đồng bộ hệ cơ xương ổ miệng và má.
Cho con bú sẽ giúp dạ con của người mẹ sớm co lại như lúc ban đầu. Như vậy, sẽ làm giảm băng huyết, tránh thiếu máu và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú cho người mẹ.
Lợi ích của sữa mẹ với sức khỏe của trẻ sơ sinh:
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng tối đa, cung cấp kháng thể tăng cường cho hệ miễn dịch của trẻ, giảm nguy cơ hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng, béo phì, tiêu chảy và các bệnh về tai và phổi khác. Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và hấp thu đối với trẻ. Không có gì ngoài sữa mẹ là thức ăn cho trẻ trong 6 tháng đầu tiên của cuộc sống.
Vắt sữa bằng tay
Trước khi vắt sữa, bạn hãy làm mềm bầu vú bằng cách lau khăn ấm, tắm nước ấm và mát-xa hai bầu vú. Sau khi bạn rửa tay sạch sẽ, chuẩn bị một cái chén rộng vành đã được tiệt trùng để hứng sữa, bạn có thể bắt đầu vắt sữa.
• Nâng bầu vú bằng một tay, mát-xa từ trên bầu vú xuống núm vú. Xoa xung quanh vú kể cả phía dưới vú.
• Ấn nhẹ vào vùng quầng vú (vùng da sẫm màu xung quanh núm vú) bằng ngón cái và ngón trỏ.
• Hai ngón tay bóp vào nhau và ấn ngược lại để sữa chảy ra. Bạn hãy cẩn thận vì sữa có thể phun theo nhiều hướng.
Vắt sữa bằng bơm hút
Dùng bơm hút vắt sữa nhanh hơn và dễ hơn là vắt bằng tay. Bạn hãy nhớ là phải làm mềm bầu vú và phải tiệt trùng dụng cụ bơm hút trước khi hút sữa. Tùy vào từng loại bơm bạn dùng, thường mất khoảng 15-45 phút để hút sữa và hoàn toàn không gây đau đớn gì.
Bảo quản sữa vắt ra như thế nào?
Sữa vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Sau khi đã hâm nóng cho một lần bú, sữa thừa sẽ phải bỏ đi. Bạn hãy nhớ ghi rõ ngày bạn vắt sữa ngoài bình đựng để kiểm soát hạn dùng.
Sữa có thể bảo quản trong khoảng:
• 72 giờ trong tủ lạnh
• 1 tháng trong ngăn đá
• 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa)
Sau khi rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng ấm đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Trong những ngày đầu sau sinh, sữa mẹ được gọi là sữa non cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Sữa mẹ đầy đủ các chất kháng thể. Điều này là do hệ miễn dịch của bé còn kém phát triển. Em bé dễ bị tổn thương nhất trong 6 tuần đầu tiên của cuộc đời. Bởi vậy, sữa mẹ có nồng độ cao các chất kháng thể tại thời điểm này hơn bất cứ lúc nào.
Sữa mẹ có đầy đủ lượng kalo, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng năng động của bé. Bé bụ bẫm với nhiều khối cơ, sẵn sàng cho học lẫy, ngồi và bò sau này.
Lượng kalo và chất béo trong sữa mẹ giảm. Thay vào đó là tăng đáng kể các axit omega, cần cho sự phát triển của bộ não. Kết quả là bé có vẻ bị đói. Bởi thế nên thức ăn dặm (6 tháng) là không thể thiếu để tránh cho bé bị đói và thiếu năng lượng.
Lúc này, sữa mẹ trở nên nhiều kalo hơn, một lần nữa để phát triển cơ bắp, hỗ trợ bé trong những bước đi đầu tiên.
Sữa mẹ thay đổi với nhiều omega hơn giai đoạn trước. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên vội cai sữa khi con mới một tuổi.
Chú ý chế độ ăn cho mẹ:
Khi các bà mẹ hết hạn nghỉ đẻ, đi làm trở lại, bé không được bú thường xuyên cũng là lúc mẹ cần có biện pháp để duy trì nguồn sữa.
|
Bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú. Đảm bảo được một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt thời gian cho con bú đến khi bé 2 tuổi.
Chú ý ăn các món ăn tăng tiết sữa như cháo móng giò, thịt gà, xôi nếp, đu đủ..., uống nhiều nước và ăn nhiều các loại canh rau.
Tăng cường cho bé bú đêm
Vắt sữa trước khi đi làm
Trước khi đi làm, bạn hãy vắt sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh cho bé bú. Sữa mẹ đã vắt có thể bảo quản trong khoảng 72 giờ trong tủ lạnh. Khi cho bé bú cần hâm nóng lại bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa ấm đều. Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Sau khi mẹ vắt sữa xong hãy cho bé bú tiếp để bé nhận được sữa cuối mà mẹ không thể vắt ra được. Sữa cuối là sữa có màu trắng đục chứa nhiều chất béo sẽ giúp bé nhanh tăng cân.
Khi đến công ty, mỗi khi ngực căng sữa, bạn cũng có thể vắt sữa ra rồi bảo quản để mang về cho con bú. Nếu mẹ vắt sữa đều đặn, nguồn sữa sẽ được duy trì.
Nghỉ ngơi hợp lý
Bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giữ tinh thần thật thoải mái, thư giãn, tránh bị căng thẳng, áp lực, lo âu... sẽ dễ bị mất sữa. Khi cơ thể được thư giãn sẽ rất có lợi cho việc tăng sữa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn thoải mái, cơ thể sẽ sản sản xuất ra oxytocin – một trong 2 hormone quan trọng làm tăng nguồn sữa mẹ.
Tăng cân
Sau khi sinh, bạn cần giữ mức cân nặng hợp lý để cơ thể khỏe mạnh vì nếu bạn giảm cân quá nhanh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tối thiểu bạn nên duy trì trọng lượng tăng khoảng 4 kg sau sinh để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
(ST).