Sữa ong chúa với bệnh tiểu đường

Sữa ong chúa với bệnh tiểu đường. Theo một số tác giả sữa ong chúa là một loại dịch đặc biệt, do tuyến họng của ong thợ tiết ra. Ấu trùng được nuôi bằng loại dịch mật này sẽ trở thành ong chúa sống lâu gấp 50 lần ong thợ, và đây cũng là thức ăn của ong chúa nên gọi là sữa ong chúa.






SỮA ONG CHÚA ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Sữa ong chúa


Mật ong thường và sữa ong chúa có khác nhau. Mật ong thường không có các axit vô cơ, dextrin hay tinh bộ chỉ có một số đường, axit hữu cơ và các men tiêu hóa. Trong sữa ong chúa tỷ lệ đường ít hơn, có nhiều chất mỡ, chất đạm và các vitamin hơn mật ong thường.

Theo Đông y, sữa ong chúa có màu trắng sữa, hơi vàng, vị hơi chua, rất giàu chất dinh dưỡng do có nhiều chất đạm và vitamin. Xưa nay nói đến sữa ong chúa người ta thường nghĩ đến khả năng cải thiện tình dục và chữa chứng bất lực ở nam giới, cải thiện sự cương cứng và phóng tinh; gia tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sữa ong chúa còn có rất nhiều tác dụng khác, có thể kể:

+ Chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.

+ Nâng cao năng lực tư duy và trí nhớ.

+ Tăng cường sức co bóp của cơ tim.

+ Thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể.

+ Hạ huyết áp và phòng chống tích cực vữa xơ động mạch.

+ Cải thiện công năng tạo máu của tủy xương.

+ Thúc đẩy sự phục hồi chức năng của các cơ quan như gan, thận, thần kinh.

+ Đặc biệt tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Nếu dùng liều cao sẽ có tác dụng an thần, phòng chống mất ngủ.

* Cách dùng: có thể uống, nhỏ giọt dưới lưỡi, bôi bên ngoài, thậm chí tiêm bắp. Thông dụng nhất là uống, tùy theo mục đích sử dụng mà liều lượng uống có khác nhau:

Sữa ong chúa không uống riêng, khi dùng thường theo cách phối hợp 1% sữa ong chúa với mật ong hoặc có thể thêm rượu trắng.

Liều dùng: Trẻ dưới 5 tuổi uống 5mg/ngày; từ 5 – 10 tuổi : 10mg/ngày; trên 10 tuổi: 20mg/ngày, chia làm hai lần sáng và chiều.

Thời gian tác dụng sau uống 4 tuần, liệu trình uống một đợt có thể kéo dài 6 – 10 tuần.

* Bảo quản: trong tủ lạnh (để trong tủ đá) có thể dùng trong một năm. Trộn sữa ong chúa với mật ong theo tỷ lệ 5 phần sữa ong chúa và 95 phần mật ong.

Phấn hoa ong

Phấn hoa ong là phần trên các nhị hoa mà trong khi hút mật ong gom lại và đem về tổ. Nhiều tác giả cho rằng phấn hoa ong là nguồn cung cấp năng lượng, làm hưng phấn thần kinh giảm mệt mỏi.

Thành phần của phấn hoa ong cũng giống như sữa ong chúa gồm các chất đường, chất béo, các protein đầu bảng và các chất khoáng – vitamin. Chính các vitamin và khoáng chất này kích thích hoạt động của các tuyến làm chấn hưng và tăng cường sinh lực. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở châu Âu vào mùa ong làm mật, người nuôi ong được hít thở nhiều phấn hoa nên hoạt bát hơn các thời gian khác trong năm.

Theo Đông y, phấn hoa ong có vị ngọt, tính bình, thường được dùng để trị các chứng:

+ Hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối.

+ Mất ngủ, ăn kém, tiểu đêm nhiều lần.

+ Suy giảm tình dục, liệt dương, di tinh.

+ Mệt mỏi rã rời, bồn chồn, bực bội.

+ Xuất tinh sớm, muộn con, tắt kinh sớm.

Ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy phấn hoa ong có tác dụng phòng chống một số bệnh như:

+ Tăng huyết áp, vữa xơ động mạch.

+ Đái tháo đường.

+ Viêm dạ dày.

+ Viêm gan.

+ Giảm khả năng phì đại của tuyến tiền liệt.

+ Phòng chống ung thư, tăng cường khả năng tình dục.

Cách dùng: Thường dùng phấn hoa ong bằng cách ăn tự nhiên hoặc pha với nước sôi để uống, ngâm rượu hoặc trộn với mật ong để dùng. Liều dùng: 5gr chia uống 2-3 lần/ngày.

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



1. Rau xanh

Rau bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ. Ăn rau nhiều hơn những thực phẩm khác đồng nghĩa với việc giảm được lượng carb (tinh bột và đường, một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết) và giảm được lượng chất béo bão hòa (thủ phạm gây ra tình trạng đề kháng insulin).

2. Hoa quả

Hoa quả cũng có lợi cho sức khỏe như rau, giàu dinh dưỡng, ít chất béo, giàu chất xơ, và chứa ít calo hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Hơn cả, hoa quả còn có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thần kinh, bảo vệ mắt và tốt cho tim mạch. Tuy nhiên trong hoa quả có nhiều đường và calo hơn trong rau, do đó cũng không nên ăn vô điều độ


Nên ăn hoa quả tươi hơn là uống các loại nước ép. Nhiều dưỡng chất và chất xơ có trong da, thịt và hạt của hoa quả, do đó chúng sẽ dễ mất đi khi bị xay thành nước uống, trong khi lượng calo và đường lại vẫn giữ nguyên.

3. Quả mâm xôi


Quả mâm xôi giàu chất xơvà polyphenol, một chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ăn loại quả này trong 8 tuần có những biểu hiện giảm huyết áp và tăng lượng cholesterol HDL có lợi.

4. Quả chà là

Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

5. Đậu (hạt)

Đậu là một nguồn chất xơ dồi dào, không chỉ tạo cảm giác no lâu mà còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tránh cho lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn. Nó còn hiệu quả tới mức có thể giúp giảm tổng lượng đường trong máu. Các loại đậu đóng hộp, đậu tách hạt, súp đậu lăng hay đỗ đen là những lựa chọn tuyệt vời.

6. Ngũ cốc

Ăn ngũ cốc cho bữa sáng sẽ giúp bạn hấp thu được nhiều chất xơ hơn. Nghiên cứu cho thấy những người ăn ngũ cốc giàu chất xơ vào buổi sáng sẽ ăn ít hơn trong ngày. Hãy chọn những loại ngũ cốc có chứa ít nhất khoảng 5 grams chất xơ cho mỗi phần ăn.

7. Lúa mạch


Lúa mạch giàu beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan. Nghiên cứu cho thấy beta-glucan có thể giảm lượng cholesterol LDL bằng cách ngăn không cho cơ thể hấp thụ chúng. Do giàu chất xơ, lúa mạch có thể giúp giảm lượng đường huyết đồng thời bổ sung canxi cho cơ thể.

8. Yến mạch

Cũng như lúa mạch và các loại đậu, yến mạch giàu chất xơ và có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ hòa toan được trong yến mạch giúp ổn định đường huyết.

9. Cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ)

Cá là nguồn protein dồi dào và là thực phẩm thay thế tuyệt vời cho thịt, vốn nhiều chất béo hơn cá. Hơn nữa, một số loại cá giàu các axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có chỉ số triglycerides cao và nồng độ HDL thấp (một loại cholesterol có lợi). Axit béo omega-3

sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần. Những loại cá giàu omega-3 có thể kể đến như cá hồi, cá thu, cá ngừ.

10. Ức gà

Nhiều nạc và ít calo, không như thịt bò, ức gà có lượng chất béo bão hòa thấp, hạn chế được tác động xấu tới việc kiểm soát đường huyết.

11. Các loại hạt

Các loại hạt như quả hạch, hạnh nhân, hạt hồ đào, đậu phộng v.v. giàu chất béo có lợi giúp chống lại bệnh tim mạch. Những loại chất béo này đã được chứng minh là giúp giảm tình trạng đề kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Đồng thời loại thực phẩm này cũng giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào, tránh các tổn thương về mắt và thần kinh. Chúng còn giàu chất xơ và magie, đều tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung các loại hạt này vào chế độ dinh dưỡng còn giúp giảm cân nếu ăn đúng cách. Nên lưu ý là loại thực phẩm này chứa nhiều calo.

12. Hạt lanh

Hạt lanh là một loại hạt rất bổ dưỡng, chúng giàu chất xơ và axit alpha-linolenic (ALA), khi ăn cơ thể sẽ chuyển hóa thành omega-3 EPA và DHA. Trong một vài nghiên cứu lớn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tăng lượng ALA nạp vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Loại hạt này còn giúp giảm lượng cholesterol và đường trong máu.

13. Quả óc chó

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

14. Dầu oliu

Dầu oliu tốt cho việc ổn định đường huyết bằng cách giảm tình trạng đề kháng insulin. Nhưng cũng cần lưu ý đến lượng dầu tiêu thụ trong khẩu phần ăn nếu không muốn bị tăng cân.

15. Sữa chua và các thực phẩm từ sữa

Sữa chua giàu protein và canxi. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm giàu canxi sẽ dễ dàng giảm cân hơn và giảm nguy cơ bị đề kháng insulin. Hãy chọn các loại sữa chua tách béo kết hợp với trái cây tươi cho bữa sáng bổ dưỡng và tốt cho người bệnh tiểu đường.

16. Quế

Thành phần của quế khiến insulin hoạt động hiệu quả hơn, giúp tăng thu nhận đường vào các tế bào và giảm lượng đường trong máu. Rắc quế vào những món ăn ưa thích hoặc uống trà quế theo chế độ hợp lý sẽ rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy những người bị tiểu đường tiêu thụ khoảng ½ thìa cà phê quế mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng đường huyết một cách rõ rệt.



17. Bí ngô

Bí ngô vị ngọt, tính ấm không độc, có tác dụng bổ sung khí huyết. Y học hiện đại đã chứng minh, trong bí ngô chứa nhiều các chất bổ ích cho cơ thể như Adenine, pentosanm có tác dụng thúc đẩy bài tiết tuyến insulin. Người mắc bệnh tiểu đường mỗi ngày nên nấu khoảng 100 g bí đỏ để cải thiện tình trạng bệnh.

18. Dưa chuột



Hình minh họa.


Dưa chuột vị ngọt mát có tác dụng giải nhiệt.Ngoài ra dưa chuột còn bao gồm các vitamin C, betacarotin, chất xơ và khoáng chất. Người mắc bệnh tiểu đường do béo phì mỗi ngày nên ăn khoảng 100 g dưa chuột.

19. Mướp đắng

Loại quả này vị đắng, tính hàn, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C. Nghiên cứu dược lý còn chứng minh, trong mướp đắng chứa saponin có tác dụng tốt cho hạ đường máu.

20. Táo

Khi ăn táo, bạn không nên bỏ vỏ vì vỏ táo rất giàu chất chống ô xy hóa. Táo còn là nguồn dồi dào chất xơ và vitamin C.

21. Cam

Ăn cam cũng là sự lựa chọn thông minh của bệnh nhân tiểu đường. Cam chứa nhiều vitamin C, kali, song lại có hàm lượng carbohydrate thấp.



Người mắc bệnh tiểu đường cần cẩn trọng trong việc chọn thực phẩm ăn uống để không làm tăng lượng đường trong máu.

NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG TỐT KHI BỊ   BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1. Nước trái cây

Các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại.



Hình minh họa.


Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu bạn tăng nhanh chóng.

2. Trái cây khô

Giống như nước trái cây, mặc dù trái cây sấy khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao.

3. Gạo trắng

Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu và quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn.



Hình minh họa.


Thay vì ăn gạo trắng hàng ngày, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu. Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần.

4. Sữa

Các chất béo bão hòa có trong sữa không chỉ làm tăng nồng độ cholesterol (LDL), tăng nguy cơ mắc bệnh tim mà còn có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng cho những người bị bệnh tiểu đường, ví dụ như làm giảm sự đề kháng insulin.

Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh các thực phẩm được làm từ sữa nguyên chất như kem, sữa chua, pho mát kem... thay vào đó họ nên dùng các sản phẩm sữa ít chất béo.

5. Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.
Sầu riêng - loại trái cây tối kỵ của người bị tiểu đường - ảnh: T.Tùng














Kiêng dùng thức ăn chứa nhiều đường như bánh, mứt, kẹo, chocolate, chè ngọt, bánh bông lan, đường trắng, nước trái cây, khoai lang, sữa đặc có đường (có thể uống sữa đậu nành không đường, sữa tươi không đường)... Khống chế lượng đường đưa vào là mấu chốt của người bệnh tiểu đường điều trị bằng chế độ ăn uống.

Do chức năng tụy tạng không bài tiết đủ lượng tương đối hay tuyệt đối insulin, các kích tố khác tương ứng tăng cao, vì thế lượng đường đầu vào phải được khống chế, một số người bệnh tiểu đường nặng, tổng lượng đường dùng hằng ngày không vượt quá 250 mg, lượng đường cụ thể này tùy theo bệnh trạng mà quy định.

Những thức ăn giàu tinh bột (bánh mì, bún, phở, bánh bao...) thì cần điều chỉnh, tiết chế theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ (mỡ bò, mỡ heo...), nội tạng động vật (bộ đồ lòng), mực, óc động vật, gan...

Các loại trái cây ngọt có nhiều đường như: nhãn, sapôchê, sầu riêng (rất kỵ), xoài chín, nho, vải... vì sau khi ăn, lượng đường huyết sẽ tăng cao.

Đối với người bệnh nặng, chức năng thận bị rối loạn, tuyệt đối hạn chế chất đạm.

Tuyệt đối kiêng rượu và thuốc .




Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)





Bị tiểu đường có uống được sữa ong chúa không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận