Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh kiểu Nhật Hàn
Mẹ bị đau bụng có nên cho bé bú hay không?
Một khi em bé đã ăn đặc được rồi thì không còn cần tiệt trùng mọi thứ đồ dùng để cho bé ăn, nhưng bình sữa và núm vú cao su thì vẫn phải được tiệt trùng cho tới khi bé được một tuổi. Có thể rửa tách, chén, dao dĩa bằng nước nóng, xà bông, sau đó tráng lại bằng nước nóng. Tuy nhiên, giờ đây, bữa ăn của cháu đã bao gồm nhiều loại thức ăn rồi, thì bạn nên đề phòng để tránh cho cháu những tác hại của các vi khuẩn – như bị ngộ độc do các vi khuẩn falmonelra và listeria chẳng hạn - vậy bạn cần am hiểu về vấn đề sửa soạn, tồn trữ và nấu nướng thức ăn.
MUA VÀ TỒN TRỮ THỨC ĂN
Điều quan trọng nhất khi mua thức ăn là mua được thức ăn tươi. Nên đi chợ thường xuyên và sử dụng thức ăn càng mau càng tốt. Trái cây và rau bị bầm giập sẽ mau hư, do đó bạn đừng nên mua. Luôn luôn rửa sạch trái cây nếu là loại ăn đựơc cả vỏ vì trái cây có thể còn vấy dính thuốc trừ sâu hay hoá chất khác. Đa số các thực phẩm có bao bì đóng gói bây giờ đều có ghi thời hạn “nên sử dụng trước ngày …”, vậy bạn nhớ xem lại thời hạn dùng, và rà soát xem có dấu hiệu gì hư hại trên bao,lon hay bị bong keo dán không.
Thức ăn cất trong tủ lạnh phải được đựng trong những đồ đựng sạch sẽ, có nắp đạy. Nên trữ thức ăn sống và thức ăn chín trong những ngăn riêng, và nhớ đặt thịt và cá sống vào đĩa, để nước không nhỏ giọt xuống thức ăn ở ngăn bên dưới. Nên kiểm tra bao bì xem thực phẩm có thích hợp làm đông lạnh không và đừng bao giờ trữ đông lạnh quá thời gian được nhà sản xuất khuyến cáo. Điều này phụ thuộc vào chất lượng tủ lạnh của bạn. Luôn luôn cho xả tan băng những thức ăn đông lạnh trước khi sử dụng, và đừng bao giờ làm đông lạnh trở lại thức ăn một khi đã làm tan băng.
Các phương pháp chế biến
Lúc đầu bạn sẽ cần tán nhuyễn hoặc nạo thức ăn cho em bé. Hấp là phương pháp nhanh để đun nấu mà vẫn bảo vệ được chất dinh dưỡng.
ĐUN NẤU VÀ HÂM LẠI THỨC ĂN
Luôn luôn nấu chín kỹ thức ăn của em bé; nguyên tắc này nên áp dụng cho thịt, gà, vịt và trứng. Bạn đừng bao giờ cho bé ăn trứng sống hay luộc lòng đào, cũng như đừng bao giờ cho bé ăn patê gan, phomai mềm hay những hạt đậu phộng vì những món này dễ làm cho bé bị sặc. Tốt nhất là đừng bao giờ cho em bé ăn thức ăn còn dư bữa trước, thức ăn để tủ lạnh hay đông lạnh, hâm nóng lại. Trong trường hợp bạn sửa soạn thức ăn theo khối lượng lớn, đừng bao giờ để cho nguội trước khi cho vào tủ lạnh, vì làm như vậy sẽ cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở mà hãy đặt thức ăn vào một cái đĩa lạnh, đạy lại và cho ngay vào tủ lạnh hay ngăn làm lạnh.
CHẾ BIỂN THỨC ĂN
Thoạt tiên, bạn sẽ phải tán nhuyễn mọi thức ăn cho em bé ăn, nhưng giai đoạn này sẽ không kéo dài lâu lắm đâu, nên nếu bạn không có máy xay sinh tố hay máy làm lỏng, thì điều tốt nhất là bạn nên mua máy xay thức ăn bằng tay cho đỡ tốn kém. Lúc đầu một cái rây sẽ hoàn toàn là thích hợp. Khi em bé được khoảng sáu tháng, bé sẽ có thể ăn được rau hay khoai tán đặc hơn, và tới 9 tháng bé sẽ thưởng thức được thức ăn nghiền nhừ với những miếng thịt và rau trong đó.
Bạn có thể sẽ sử dụng nhiều chất lỏng đa dạng để làm lỏng thức ăn chế biển ở nhà. Nước đã dùng để hấp trái cây và rau là lý tưởng. Để làm đặc thức ăn, bạn có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, phomai tươi, yaourt xay nhuyễn hay khoai tây tán. Nếu bạn cảm thấy cần làm cho thức ăn em bé hợp hơn, bạn nên dùng nước ép trái cây sẵn có vị ngọt tự nhiên hay đường dextrose hơn là đường tinh luyện.
NHỮNG MẸO VẶT ĐỂ CHẾ BIẾN THỨC ĂN
Nên
Dùng trái cây tươi và rau ngay sau khi mua về.
Gọt vỏ trái cây và rau có vỏ dày vì lớp vỏ có thể gây khó khăn cho em bé khi nuốt. Để nguyên cả vỏ các loại rau và trái cây có vỏ mỏng; làm như vậy sẽ giúp giữ lại được vitamin và cung cấp được thêm chất xơ.
Nấu chín trái cây và rau trong nồi hấp và cái xoong đạy nắp với càng ít nước chừng nào càng tốt chừng ấy. Làm như vậy giúp cho giữ được các sinh tố thường bị mất đi trong quá trình đun nấu.
Hãy cho em bé ăn thịt hay cá nấu chín và nghiền nát. Món tán nhuyễn này có thể làm lỏng với nước luộc rau hay nước súp. Nên sử dụng dầu hướng dương hay dầu bắp. Đừng bao giờ nấu ăn với bơ hay các chất béo bão hoà (“ chất béo no”).
Không nên
Mua trái cây và rau bị héo hoặc bị bầm giập, sửa soạn rau trước hay ngâm rau quá lâu trong nước, vì làm như vậy sẽ huỷ mất hết vitamin.
Đè bẹp hay làm bầm giập trái cây hay rau; làm như vậy sẽ huỷ hết vitamin C.
Cho em bé ăn thịt bò, cừu quá hai lần mỗi tuần vì có hàm lượng chất béo bão hoà cao.
Đun nấu quá lâu thức ăn đóng hộp vì làm như vậy sẽ huỷ hết vitamin.
Thêm muối hay đường vào thức ăn của con bạn; thận còn non yếu của bé không có khả năng xử lý được nhiều muối và cho bé thức ăn ngọt sẽ dễ làm cho bé bị sún răng.
Để cho thức ăn đã chế biển nguội dần ở nhiệt độ căn phòng; hãy cất vào tủ lạnh ngay sau khi làm chín.
SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐÓNG GÓI SẴN
Những thức ăn đóng gói sẵn đắt tiền hơn những thức ăn nhà làm nhiều, nhưng những thức ăn này tiện dụng, đặc biệt khi bạn không có thời gian, hay đang đi du lịch.
Luôn luôn áp dụng nhữnglời khuyên sau đây khi sử dụng loại thức ăn này.
Kiểm tra các nguyên liệu liệt kê bên ngoài hộp hay lọ. Người ta thường liệt kê nguyên liệu theo thứ tự trọng lượng từ nhiều nhất đến ít nhất, nên nếu một món gì trong thành phần có nước đứng gần đầu danh sách thì món đó sẽ ít bổ dưỡng.
Tránh thức ăn có bỏ thêm đường hay tinh bột chế biến. Thức ăn cho em bé mà có bỏ thêm muối hay bột ngọt là không nên và xem dấu niêm phong có còn nguyên vẹn không; nếu dấu niêm phong bị hư hại, thức ăn có thể đã bị nhiễm bẩn. Đừng để nguyên thức ăn trong lọ mà hâm nóng: thủy tinh có thể rạn nứt.
Đừng múc cho em bé ăn thức ăn từ ngay trong lọ nếu bạn chỉ định cho bé ăn một nửa, vì thức ăn bỏ mứa sẽ có thể bị nhiễm nước miếng của bé. Bạn có thể cho em bé ăn thẳng từ lọ thức ăn nếu chắc chắn em bé sẽ ăn hết.
Đừng giữ trong tủ lạnh quá hai ngày và không bao giờ để quá hạn sử dụng những lọ thức ăn đã mở rồi.
Đừng bao giờ trữ thức ăn trong lon đã mở rồi; hãy chuyển thức ăn sang đĩa, đạy lại và bỏ vào tủ lạnh. Hãy kiểm tra cẩn thận lại danh sách các thành phần nguyên liệu trong trường hợp bạn đang tập cho ăn lần lần các loại thức ăn – nhiều sản phẩm có trứng, glutem, các sản phẩm từ sữa. Một số có cả đậu phộng, hạt điều trong thành phần nguyên liệu.
(St)