Bà bầu uống sữa thế nào cho hợp lý? Uống sữa tươi có được không? Loại sữa thích hợp cho bà bầu.
Bà bầu uống sữa như thế nào cho hợp lý?
Sữa
bà bầu có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, tuy nhiên bổ sung chúng
vào cơ thể như thế nào cho hợp ý thì không phải bà bầu nào cũng biết.
Theo
các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bà bầu được bổ sung nhiều vi chất cần
thiết, tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, nhất là những người bị
thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các
vitamin… Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là đủ và phát huy được hiệu quả
thì lại là một câu trả lời khó.
1.Bà bầu nên uống sữa gì hợp với mình
Có
rất nhiều người khi mang thai nghĩ ngay đến việc uống sữa bà bầu nhưng
các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn ăn uống tốt, ăn đầy đủ rau xanh, hoa
quả, uống sữa tươi… thì không nên bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu. Thay
vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, các bà bầu nên ăn các thức ăn tự
nhiên, như thế sẽ hấp thu được tốt nhất chất dinh dưỡng.
Chỉ nên
lựa chọn hoặc uống sữa bầu, hoặc bổ sung bằng thức ăn tự nhiên và sữa
tươi, không nên gộp cả hai với nhau. Nếu hàng ngày, bạn uống nước hoa
quả, ăn rau xanh,… rồi lại uống thêm sữa bầu thì việc hấp thụ dinh dưỡng
của cơ thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
2.Có thể thay sữa bà bầu bằng uống sữa tươi?
Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.
Một
số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu,
nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa
lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang
uống sữa đậu nành.
Tuy nhiên, khi bà bầu uống sữa đậu nành thì
cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm
bảo cân bằng dinh dưỡng.
3.Bà bầu nên uống sữa như thế nào?
Vì
một lý do nào đó, bạn không thể uống được vị sữa bà bầu thì cũng đừng
bỏ qua ngay nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp thai nhi phát triển tốt
này. Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn quen dần với việc uống sữa:
-
Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều
bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.
-
Sữa bà bầu hiện nay có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn
cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định.
-
Uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu không thể uống được sữa bột, đồng
thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai… cũng đều tốt cho thai phụ.
4.Một số loại sữa thông dụng cho phụ nữ mang thai
-
Sữa tươi: Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê… sau khi xử lý (đa
số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím…) được đóng gói
vào hộp, bịch, chai…
- Sữa bột (nguyên kem, sữa béo) là loại sữa
dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột
với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột
này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn
tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung thêm
các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt,
canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ… với số lượng và thành phần
thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau.
- Sữa không béo (sữa
gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn
bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần
dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.
-
Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy: Nếu được bổ
sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối,
không có đạm và béo động vật.
- Sữa cao năng lượng: Là loại sữa
được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml
sữa cung cấp 1kg calo).
- Sữa chua dạng uống hay dạng đặc: Là
sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ
tiêu chảy do thiếu men lactase.
Có bầu nên uống sữa tươi thay cho sữa bột công thức
Mấy hôm nay thấy các mẹ xôn xao về việc sữa bà bầu có bị nhiễm
Melamin không. Mình thấy cả các mẹ uống sữa đắt tiền, nhập khẩu như
Dumex, Similac ... cũng không an tâm và lo lắng. Tâm lý của các mẹ là
"tất cả cho tương lai con em chúng ta", "mẹ khỏe con khỏe"...nên các
hãng sữa tha hồ khai thác. Các mẹ có thấy chi phí quảng cáo, PR của các hãng sữa rất cao không? đó đều được tính vào giá thành sữa mà chúng ta mua.
Vậy sao các mẹ không chuyển qua dùng sữa tươi nhỉ? Ở nước ngoài, họ cũng
đâu có sản xuất sữa riêng cho bà bầu. Hơn nữa, hầu hết các mẹ khi có
bầu đầu uống bổ sung thêm viên đa sinh tố Obimin, canxi, sắt...cũng là
những chất bổ sung thêm trong sữa bột. Một số vi chất này khi thừa còn
không hấp thu hết, phản tác dụng với cơ thể. Nên theo mình, uống sữa
tươi bổ sung thêm viên đa sinh tố là đủ rồi.
Quan trọng là các mẹ chọn loại sữa tươi nào uy tín, phù hợp với mình.
Mình và một số bạn bè đang có bầu cũng sử dụng sữa tươi thay cho sữa
bột, thấy sức khỏe, các chỉ số của cả mẹ và thai nhi đều OK.
Mình thấy cũng mất lòng tin ở các loại sữa bột rồi. cảm giác như họ đang dụ dỗ, bày ra trò này trò kia để bán được hàng vậy thôi.
Sữa tươi thanh trùng và tiệt trùng, loại nào tốt?
Sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng khác nhau thế nào? Hai loại sữa này dùng thế nào cho đúng?
Hỏi:
Sữa tươi thanh trùng và sữa tươi
tiệt trùng, loại nào tốt hơn thưa bác sĩ? Tôi thấy nhiều người chọn sữa
thanh trùng hơn, với lý do “tươi” hơn. Hiện, các bà bầu cũng thường uống
sữa tươi thanh trùng hoặc tiệt trùng thay vì sữa dành riêng cho bà bầu
như trước. Vậy, hai loại này thích hợp để dùng cho những đối tượng nào?
Người nào nên uống sữa thanh trùng người nào nên tránh. Câu hỏi tương tự
với sữa tiệt trùng.
Đáp:
Với phương pháp thanh trùng,
sữa phải luôn được giữ lạnh từ 3- 5oC để đảm bảo chất lượng và an toàn
cho sản phẩm. Sữa bò tươi thanh trùng khi mua về nên được để trong ngăn
đá đến khi sản phẩm có thể đạt đến nhiệt độ 4oC thì có thể để xuống ngăn
làm mát trong tủ lạnh để dùng dần trong khoảng 10 ngày.
Trong
khi đó sữa tươi tiệt trùng áp dụng công nghệ mới hơn: là phương pháp
tiệt khuẩn cực nhanh hay còn gọi là tiệt trùng tức là diệt khuẩn cực
nhanh bằng cách cho sữa chảy thành màng mỏng ở nhiệt độ cực cao (135 –
150oC) trong một khoảng thời gian cực ngắn 3-15 giây, rồi làm lạnh ngay
xuống ở 12,5oC.
So với sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng có lợi
điểm là không cần sử dụng đến tủ lạnh để tồn trữ sản phẩm. Thêm vào đó,
sữa tiệt trùng còn thể tồn trữ được trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm
ở nhiệt độ bình thường mà không cần chất bảo quản.
Hơn nữa sữa
tiệt trùng có lượng vi chất mất đi ít hơn nên các sản phẩm sữa tiệt
trùng vẫn giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Về mặt vệ sinh thực
phẩm sữa tiệt trùng cũng an toàn hơn vì dễ bảo quản, do vậy thường
khuyến nghị dùng cho những đối tượng đang ở giai đoạn dễ nguy cơ (phụ nữ
có thai, trẻ trên 1 tuổi, người có tuổi, người bệnh...).
Những người gầy yếu, cần lên cân thì nên tăng cường sữa bột (năng lượng cao hơn) bên cạnh việc uống sữa tươi.
(St)