Bà bầu nên ăn gì tốt nhỉ? Thực đơn dinh dưỡng dành cho bà bầu, bà bầu không nên ăn gì?
Bà bầu không nên ăn thịt chó
Thịt chó tuy giàu năng lượng nhưng không tốt cho những phụ nữ đang mang thai. Một số loại thịt và hoa quả khác cũng không nên ăn.
Dưới đây là một số loại đồ ăn thức uống nên kiêng hoặc hạn chế dùng cho bà bầu:
- Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, dấm, hành, gừng... đều nên dùng ít.
Bí quyết ăn đủ chất cho bà bầu ốm nghén
Sau khi ăn 30-45 phút mới nên uống nước, ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn, uống nước chanh tươi, dùng thêm vitamin B6... là những cách giúp bạn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho em bé trong bụng trong những tháng đầu.Lúc mới có thai và đặc biệt là trong ba tháng đầu mang thai, việc ăn uống của người mẹ ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển trí não của thai nhi.
Thế nhưng một số chị em do thời gian ốm nghén quá lâu, có khi kéo dài 5, 6 tháng, khiến họ không thể ăn uống để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt:
Theo hình trên đây, thai được 11 tuần tuổi là xem như đã đạt đến 1/2 giai đoạn phát triển của não so với lúc sinh. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén, ói mửa lúc này rất cần được khắc phục để tiến trình thai nghén diễn ra suôn sẻ.
Trong ba tháng đầu, ốm nghén ảnh hưởng đến sức ăn tự nhiên nên sức tăng cân bình thường chỉ vào khoảng 1 kg, nghĩa là không xê xích bao nhiêu so với lúc chưa có thai. Thai phụ chỉ cần uống thêm khoảng một ly sữa mỗi ngày, uống một viên đa sinh tố - trong đó có cả acid folic - là đủ.
Những tháng về sau, khi hết ốm nghén, thai phụ cần nạp vào đủ năng lượng bằng cách ăn thêm bữa và cho cả ngày. So với khi chưa mang thai, bạn nên ăn thêm một bát cơm với đầy đủ thức ăn trên tháp dinh dưỡng để bổ sung khoảng 350 calo cho khẩu phần bình thường.
Giai đoạn đầu, thai phụ cần lưu ý:
- Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
- Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubela (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
- Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh, con không có chân, tay.
- Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá chẳng hạn.
- Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.
Đối với các triệu chứng cấn thai, ốm nghén, kinh nghiệm dân gian thường khuyên:
- Uống nước chanh tươi.
- Không để bụng đói.
- Nên ăn làm 5 - 6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa “lớn” như người bình thường.
- Nên ăn bắp cải luộc.
Có thể bắt chước các bà bầu ở Anh theo chế độ ăn gồm: chuối, cơm, táo nấu nhừ cộng chút đường, bánh mì nướng, uống trà gừng hoặc gừng đóng viên nang, bia gừng. Buổi sáng ăn 2-3 bánh quy lạt khô với pho mai.
- Đợi 30-45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống.
- Trong trường hợp dùng đồ uống bị nôn ói, có thể khắc phục bằng cách ngậm những viên đá làm bằng nước lọc hay nước chanh đóng băng đến khi tan dần trong miệng.
- Có thể uống thêm vitamin B6 (dưới dạng pyridoxine hay pyridoxamine), kết hợp với một thuốc kháng histamine như antihistamine doxylamine (Diclectin).
Chỉ khi nào thai phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa mới kê toa những loại thuốc có hiệu quả chống ói như: promethazine, metoclopramide, hay prochlorperazine.Nguyên nhân gây đau bụng cho bà bầu
Thông thường, các cơn đau bụng là vô hại nhưng cũng có trường hợp, nó cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe.Dưới đây là những yếu tố liên quan đến đau bụng trong thai kỳ:
1. Thai lạc vị
Xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, thường là
trong ống dẫn trứng. Các triệu chứng của nó thường đến sớm, khoảng tuần
thứ 4 - thời điểm bạn vừa biết mình mang bầu. Nên đi khám nếu bạn có
những biểu hiện: bụng hoặc xương chậu đau nhói, âm đạo ra máu (có màu đỏ
hoặc nâu, ra liên tục hoặc cách quãng), các cơn đau trầm trọng hơn khi
bạn di chuyển hoặc ho…
Nếu không được can thiệp kịp thời, thai lạc vị có khả năng bị vỡ, đe dọa đến sức khỏe thai phụ.
2. Sảy thai
Phổ biến trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Âm đạo ra máu là dấu hiệu
cảnh báo sớm, tiếp theo là tình trạng đau bụng kéo dài trong vài giờ
đồng hồ hoặc vài ngày. Thai phụ có thể bị ra máu nặng hoặc nhẹ, tùy
trường hợp. Cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ lên hoặc liên tục, từ trung
bình đến đau nhói và cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và xương
chậu.
3. Chuyển dạ sớm
Nên đi khám sớm nếu thai phụ xuất hiện những dấu hiệu sau trong quý II hoặc quý III:
- Gia tăng dịch tiết âm đạo hoặc thay đổi dịch (dịch trở nên đặc hoặc có lẫn máu…)
- Âm đạo ra máu nhỏ giọt hoặc như ngày cuối của kỳ kinh.
- Đau bụng, xuất hiện những cơn co cơ kéo dài hơn một giờ đồng hồ, dù không kèm theo đau.
- Tăng áp lực lên khung xương chậu.
- Đau lưng dưới, nhất là bạn chưa từng bị đau lưng bao giờ.
4. Nhau thai bị đứt
Là tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ với nhiều biểu hiện đa dạng:
- Nhau thai bị đứt có khả năng gây ra máu đột ngột và dễ dàng khi quan sát.
- Một số trường hợp khác, ra máu không phải là triệu chứng đầu tiên;
thay vào đó, thai phụ sẽ bị vỡ nước ối trước khi có dấu hiệu ra máu.
Ngoài ra, còn xuất hiện những triệu chứng chung là: tử cung mềm, cơn co
cơ thường xuyên và không dứt, giảm hoạt động của thai. Thai phụ nên đi
khám sớm nếu phải đối mặt với những biểu hiện kể trên.
5. Tiền sản giật
Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể
như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc
tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở
mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân.
Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu
trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.
6. Nhiễm trùng đường tiểu
Triệu chứng: nhiễm khuẩn bàng quang, đau và nóng rát khi tểu; đau bụng
dưới và khó chịu ở xương chậu; tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát; nước
tiểu có mùi chua, vẩn đục như đám mây và có thể lẫn với máu. Nếu đi khám
nếu thai phụ có các biểu hiện kể trên vì nếu không, nhiễm trùng đường
tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến thận và
gây sinh non.
Triệu chứng khi thận đã bị nhiễm khuần: sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ
hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên xương sườn (có khi là cả hai bên); nôn
và buồn nôn, nước tiểu có lẫn máu.
Các nguyên nhân ít nguy hiểm hơn
Táo bón: Gây nên tình trạng khó chịu, đau bụng trong một thời điểm nhất định của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc do thai nhi lớn lên, gây sức ép lên dạ dày và ruột, khiến hệ tiêu hóa bị yếu đi.
Căng dây chằng: Dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chẳng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.
Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm. Ngoài ra, cơn đau cũng xuất hiện sau một ngay hoạt động nhiều, sau khi đi dạo hoặc tham gia các bài thể dục. Nên đi khám nếu cơn đau còn tái diễn ngay cả khi bạn đã tìm cách nghỉ ngơi.
Cơn co Braxton – Hicks: Còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Đến tuần thứ 37 (hoặc trước đó), các cơn co này có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và gây đau bụng. Nên đi khám nếu cơn co kèm theo đau lưng dưới; cơn co kéo dài hơn một giờ đồng hồ dù nó không gây đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nghi là chuyển dạ sớm.