Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ: chữa tiểu đường

Cây chó đẻ mọc hoang khắp nơi và được dân gian hái về làm thuốc  nhờ công dụng trị các bệnh mục nhọt, chữa bệnh gan, chữa sốt, phòng một số bệnh thông thường rất hữu hiệu.

1. Mô tả cây chó đẻ

Cây thảo sống hàng năm, cao 20-30cm, có thể cao đến 60-70cm. Thân nhẵn thường có màu hồng đỏ. Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp khít nhau thành  2 dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới xanh xám nhạt, dài 1-1,5cm, rộng 3-4mm; cuống lá rất  ngắn.

-  Hoa đực mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 3 lá đài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn; hoa cái ở cuối cành, 6 lá đài, hình bầu trứng.

-  Quả nang hình cầu hơi đỏ to 2cm, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai nhỏ;6 hạt hình 3 cạnh màu nâu lợt.

-  Mùa hoa: tháng 4-6; mùa quả khoảng tháng 7-9.

Cây chó đẻ mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, không mọc nơi vùng cao khí hậu lạnh, cây chó đẻ thuộc cây ưa ẩm nhiều ánh sáng nhưng có thể chịu bóng một phần, cây thường mọc lẫn trong các loài cỏ dại khác.

2. Phân biệt với hai loài chó đẻ cùng họ khác

Người ta hay nhầm lẫn với hai cây chó đẻ khác là cây chó đẻ quả tròn và chó đẻ thân xanh( cây chó đẻ đắng)

- Cây chó đẻ quả tròn với tên khoa học là Phyllanthus niruri Linn có hình dạng rất giống cây chó đẻ răng cưa nhưng thân màu hồng nhạt, quả nang hình cầu khá tròn.Cây này được khuyến cáo trong cây có nhiều muối kali và chất đắng gọi là phyllathine có độc với cá, dùng với liều lượng phù hợp có tác dụng thông tiểu hay thông sữa.

- Cây chó đẻ thân xanh( chó đẻ đắng) với tên khoa học là Phyllanthus amarus Schum & Thonn với thân bóng xanh phân nhiều nhánh Quả nang, nhẵn, hình cầu, đường kính 1,8mm đến 2mm, có đài tồn tại. Chứa 6 hạt hình tam giác, đường kính 1mm, hạt có sọc dọc ở lưng.Cây này có tác dụng trị bệnh gan tương tự cây chó đẻ răng cưa.

3. Thu hái và chế biến cây chó đẻ răng cưa

Dùng toàn bộ thân cây để làm thuốc

Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi. Có thể dùng cây phơi hoặc sấy khô.

- Khi 3/4 số cây ra hoa thì thu hoạch lứa 1. Cắt cây chừa gốc 20cm (để các cành ngủ mau phát triển). Cắt xong, tưới và bón phân cho cây 1 lần để thu hoạch lứa 2.

- Rửa  sạch,  thái  ngắn, bó  lại  phơi trong râm, hong gió  hoặc  phơi trực  tiếp ngoài nắng. Khi bẻ thân thấy cây khô giòn là được. Thu hạt, lá rụng cho vào túi khô, sạch kín để bảo quản. Lá và cành khô làm thuốc.

- Thường người ta thu hái cây chó đẻ răng cưa vào mùa hè – bởi thời điểm này các hoạt chất chữa bệnh của cây đạt ở ngưỡng cao nhất.

- Người ta thường nhổ cả cây chó đẻ răng cưa, đem phơi khô rồi nấu nước làm trà uống thay nước để hạ men gan hay chữa bệnh về gan.

4. Công dụng trị bệnh của cây chó đẻ

Năm 1988 các nhà khoa học chứng minh cây chó đẻ có tác dụng kháng sinh nhất là viêm gan siêu vi B ở người, cả cây chó đẻ răng cưa và cây chó đẻ thân xanh ( đắng) đều có tác dụng tốt, vì thế khuyên dùng hai loại cây chó đẻ này để làm ức chế lên men DNA của virus viêm gan B.

Nhân dân dùng cây chó đẻ răng cưa giả nát với muối đắp chữa mụn nhọt hay rắn cắn, hàng ngày dùng 20-40 gam cây tươi sao khô đặc uống để chữa bệnh gan, sốt, hay tiểu đường.

Đông y còn cho rằng cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt… dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.Chữa viêm gan do vi-rút dùng 20g Chó đẻ thân xanh đem sao khô, sắc nước ba lần, mỗi lần ba bát nước, cô lại còn một bát, pha đường ngọt vừa phải cho dễ uống, chia làm bốn lần, uống hết trong một ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-), khỏi bệnh, thì ngừng uống thuốc. Dùng 100g Chó đẻ đắng sao khô, sắc với nước ba lần, cô lại còn một bát ăn cơm, pha với đường, chia nhiều lần uống trong ngày, liệu trình trong vòng 40 ngày, kết hợp khẩu phần ăn hằng ngày hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…) sẽ chữa được căn bệnh xơ gan cổ trướng.