Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ và cách dùng hiệu quả
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Chữa mụn trứng cá bằng cây chó đẻ cực công hiệu
Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo..., tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong...
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.
Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...
Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...
Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai
Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay nhiều người gọi cây chó đẻ răng cưa là Chó đẻ thân xanh; Diệp hạ châu trắng.
Đặc điểm thực vật, phân bố củacây chó đẻ răng cưa: Cây chó đẻ răng cưa là cây thảo, cao 40cm, lá mỏng màu lục, mốc mặt dưới, mọc so le như một lá kép với nhiều lá chét. Hoa đơn, xanh nhạt, nhỏ. Quả nang hình cầu, đường kính khoảng 2mm, mọc thành hàng dọc cành nên có tên “Diệp hạ châu”, mọc dưới lá, mỗi quả có 3 mảnh vỏ, trong mỗi mảnh chứa 2 hạt nhỏ hình tam giác. Chó đẻ răng cưa mọc hoang dại khắp nơi trong các vùng, ven bờ ruộng, nương rẫy, chưa được gieo trồng.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến của cây chó đẻ răng cưa: Dùng toàn cây chó đẻ răng cưa, thu hái vào mùa hè, lúc quả xanh chắc, rửa sạch, dùng tươi giã nát vắt lấy nước cốt để uống, bã đắp vết thương hoặc phơi trong râm cho khô để dùng dần.
Công dụng, chủ trị cây chó đẻ răng cưa: Vị đắng, ngọt, mát, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm mụn nhọt, vết sưng do côn trùng đốt; lợi tiểu tiện, bảo vệ gan, điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa, chữa ỉa chảy, viêm ruột.
Liều dùng cây chó đẻ răng cưa: Dạng tươi 40 – 80g/ lần, dùng nhiều ngày đến khi khỏi hẳn bệnh mà không sợ bị độc.
Dùng khô 40g, sắc uống ngày 3 lần.
Bài thuốc có cây chó đẻ răng cưa:
Chữa viêm gan cấp hoặc mãn mức độ vừa và nhẹ, xét nghiệm HbsAg (+): cây chó đẻ răng cưa 40g, chua ngút 15g, cỏ nhọ nồi 15g, nước 3 bát (600ml) sắc lấy 1 bát (200ml), chia làm 3 lần uống trong ngày, điều trị nhiều đợt đến khi khỏi bệnh.
Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng:cây chó đẻ răng cưa đắng sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30-40 ngày. Khẩu phần hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
Thị trường đang lưu hành thuốc Liv – 94 là chế phẩm từ bài thuốc trên, phù hợp với điều kiện Việt Nam, có thể nghiên cứu ứng dụng tại tuyến cơ sở.
Người bệnh quan tâm có thể tìm đọc cách chữa bênh thoát vị hiệu quả từ thuốc nam lành tính.
Cây chó đẻ răng cưa trị viêm gan virut B
Bệnh viêm gan do virut, đang là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Như ta đã biết có tới 6 loại virut viêm gan: A, B, C, D, E, G. Trong đó, loại B, C, được coi là loại lây lan nhiều nhất. Trong y học cổ truyền, có phương cách dùng cây chó đẻ răng cưa để trị bệnh viêm gan virut B rất hiệu quả.
Vai trò của gan trong hoạt động sống của cơ thể
Gan giữ nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Trước hết giữ vai trò chuyển hóa và tồn trữ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Quy trình Krebs, một chu trình chuyển hóa cơ bản, cũng được tiến hành chủ yếu ở gan. Thông qua đó, các thành phần dinh dưỡng: protid, lipid, glucid trong thức ăn được chuyển hóa để tạo ra năng lượng (ATP) phục vụ cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Gan tiết men, mật (acid mật) giúp tiêu hóa thức ăn, tích lũy glucogen, giúp cho việc điều hòa glucose huyết. Gan đóng vai trò giải độc cho cơ thể, thông qua cơ chế “giáng hóa”, các chất độc được tạo ra các sản phẩm ít độc và được thải ra ngoài theo đường mật và đường thận. Khi gan nhiễm virut viêm gan B (HBV), các tế bào gan sẽ bị tổn thương, làm tăng các chỉ số của enzym transaminase: ALT, AST trong máu, làm cho các hoạt động của gan bị trì trệ, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn. Khi phát bệnh, cơ thể bị sốt, đồng thời với các triệu chứng điển hình: vàng da, vàng mắt, nước tiểu đỏ, đau tức vùng hạ sườn phải... Khi đã có biến chứng chuyển thành xơ gan: bụng trướng to, đau bụng, tiêu chảy, nôn ra máu tươi, kèm theo tụt huyết áp, nặng hơn là hôn mê do suy gan nặng, suy thận cấp, lượng nước tiểu ít dần... Nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Cây chó đẻ răng cưa.
|
Chó đẻ răng cưa chữa viêm gan HBV
Chó đẻ răng cưa (Phyllantus urinaria L., tên đồng danh: P. amarus, P. cantoniensis Hornem., P. alatus Blume, họ thầu dầu Euphorbiaceae), cây mang tên này vì người ta thấy những con chó sau khi đẻ thường đi ăn cây này. Cây còn có tên là diệp hạ châu, vì có các hạt tròn nằm dưới lá. Ngoài ra còn có nhiều tên khác: trân châu thảo, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu...
Chó đẻ răng cưa là cây thuộc thảo, sống hàng năm. Toàn cây có màu xanh. Thân nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành nhỏ, cao khoảng 30-50cm, có khi tới 80cm. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trông như lá kép. Phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên, không cuống hoặc cuống rất ngắn, mặt dưới màu xanh lơ. Hoa đơn tính, nhỏ, hoa đực, mọc thành chùm 2-4 hoa, dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, có 6 lá đài hình elip, hoặc trứng ngược. Có 3 nhị, chỉ nhị hợp nhất thành cột mảnh. Hoa cái cùng gốc, dọc theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, có 6 lá đài hình trứng. Bầu nhụy hình trứng hay hình cầu, có 3 vòi nhụy. Hoa không cuống rất ngắn, mọc ở kẽ lá, hoặc đầu cành, màu đỏ nâu. Quả nang, hình cầu nhỏ, đường kính 2-2,5mm, màu đỏ hơi xám nhạt, xếp thành hàng dọc. Hạt hình ba mặt, hình trứng, màu nâu đỏ, hơi xám nhạt, có vân ngang. Mùa ra hoa từ tháng 4-6. Chó đẻ răng cưa mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Hiện đã được trồng với diện tích lớn để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc trị viêm gan.
Chó đẻ răng cưa chứa thành phần hóa học gì?
Trong chó đẻ răng cưa có các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.
Các nhà khoa học đã chứng minh dịch chiết của Phyllantus, có tác dụng ức chế mạnh HBV, thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (ADNpolymerase) của HBV, làm giảm HbsAg và Anti- HBs.
Cây cam kiềm có hình dáng rất giống cây chó đẻ răng cưa.
|
Công dụng của chó đẻ răng cưa
Chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn; có thể dùng đắp ngoài, uống trong; đặc biệt còn dùng trị sốt, lợi tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da. Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng cây thuốc này để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng vị thuốc này. Để trị viêm gan vàng da, có thể dùng chó đẻ răng cưa 40g, mã đề 20g, dành dành 12g, sắc uống. Trên thị trường Việt Nam cũng có nhiều chế phẩm trị viêm gan do HBV, trong thành phần có chó đẻ răng cưa. Ngoài ra, còn dùng chữa lở loét, mụn nhọt không liền miệng: Lá chó đẻ răng cưa, lá thồm lồm ăn tai, lượng bằng nhau, đinh hương 1 nụ, giã nát, đắp vào chỗ đau.
Người ta cho rằng chó đẻ răng cưa có tác dụng ức chế mạnh HBV- DNA (virut viêm gan B trên hệ mã di truyền) và làm cho virut bị đào thải, không bám vào được ADN của người. Những bệnh nhân viêm gan do HBV sau khi sử dụng thuốc có chó đẻ răng cưa, được phục hồi enzym transaminase từ 50-97%, bilirubin toàn phần trở về bình thường.
Trong khi sử dụng chó đẻ răng cưa để trị viêm gan HBV, cần chú ý phân biệt với một cây khác cùng họ, cũng mang tên chó đẻ răng cưa, còn có tên cam kiềm phyllantus niruri L., phân bố ở một số tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Hải Dương...). Về hình dạng thực vật, cây này cũng giống như cây thân xanh nói trên, song cây chỉ cao khoảng 5-10cm; thân, cành có màu tía đỏ, quả có màu đỏ. Nhân dân thường dùng toàn cây, sắc đặc lấy nước ngậm chữa đau răng lợi, hôi miệng, thông tiểu, thông sữa, đôi khi cũng dùng trị viêm gan vàng da.
Uống nước sắc cây chó đẻ có gây vô sinh?
Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, tên khoa học là Phyllanthus amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C… Nguồn gốc tại sao có tên là "chó đẻ" có người giải thích con chó cái sau đẻ ăn lá của cây này để ra máu ít.
Vì tác dụng co cơ trơn và mạch máu ở tử cung nên có hãng bào chế khuyên "không dùng cho phụ nữ có thai". Các nghiên cứu chưa tác giả nào nói nước sắc cây chó đẻ gây vô sinh. Dân ta dùng cây chó đẻ vì thấy nó có tác dụng lợi gan mật, chữa mụn nhọt.
Trong kinh Vệ Đà của Ấn Độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan. Những năm sau này nhiều công trình của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ Latin, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi cũng đã công bố cây chó đẻ chữa bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B.
Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh cơ chế tác dụng của cây chó đẻ chính là ức chế sự sao chép tế bào của virus viêm gan B (HBV), không cho virus sinh sản. Ở Ấn Độ người ta bào chế và xuất khẩu sản phẩm từ cây chó đẻ sang các nước, trong đó có cả nước ta.
Giáo sư S.Jayaram và các cộng sự của Đại học Madras (Ấn Độ) thử nghiệm trên 28 người tình nguyện đã nhiễm virus viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1-3 tháng, tỉ lệ người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu trích ly hoạt chất và bào chế ở dạng viên nang 200mg, uống ba lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh là 59%.
Cây chó đẻ được các nhà khoa học Nhật Bản và Paraguay liên kết nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp. Bạn uống nước sắc cây chó đẻ thấy có tác dụng lợi tiểu, nước tiểu trong.
Nếu bạn dùng cây chó đẻ uống để chữa mụn cũng phải kiên trì theo đơn vị tháng chứ uống vài ngày rồi bỏ cũng không có hiệu quả. Những yếu tố như: ăn nhiều chất béo, đường, thức khuya, nguồn nước không sạch cũng thúc đẩy mụn phát triển. Vì thế muốn sử dụng cây chó đẻ chữa mụn thành công cần hạn chế những yếu tố sinh mụn nữa.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo…, tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong…
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids… Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.
Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng… Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy…
Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ…
Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia…), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.
Cây “Chó đẻ” (Diệp Hạ Châu) vị thuốc dân gian và dược liệu quý
Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cây chó đẻ trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong…
Có tên khoa học là Phyllanthus Urinaria L, họ thầu dầu Euphorbiaceae, cây này còn có tên là diệp hạ châu ngọt, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo… Dân gian gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ thường tìm lá cây này về để nhai. Cây chó đẻ cao từ 30-60cm, thân nhẵn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, phiến lá thon nhỏ dài từ 5-15mm, rộng từ 2-5mm. Cây mọc hàng năm ở khu vực nhiệt đới, là loại cỏ mọc hoang có thể tìm thấy nhiều nơi khắp nước ta.
Cây Diệp Hạ Châu
Diệp hạ châu theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, diệp hạ châu vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Từ 2.000 năm nay, Y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy… Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích tiết dịch mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ…Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia…), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.
Diệp hạ châu và Tây y
Tuy nhiên, tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980 về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản và Ấn độ cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây diệp hạ châu (như phyllantin, hypophyllantin và triacontanal) có khả năng chữa bệnh viêm gan.
Tác động chống virus siêu vi B của diệp hạ châu được báo cáo lần đầu tiên tại Ấn độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này. Cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllan-thine, alkaloids và flavonoids… Theo báo cáo này 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 trong số 37 người đã đạt được kết quả âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Ðối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác. Cũng tiếp theo đó là nghiên cứu tiến hành năm 1995, cho thấy cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Trong cơ thể con người, gan có thể ví như nhà máy lọc to lớn có chức năng giải độc cho cơ thể để duy trì các chức năng bình thường của tất cả các cơ quan khác. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, do môi trường ô nhiễm, do tâm lý căng thẳng và việc tiếp xúc với những hoá chất độc hại cũng như sử dụng nhiều loại hoá dược, gan luôn luôn có nhu cầu cần được sơ tiết và giải độc. Nhiều thầy thuốc Đông y cho rằng cây chó đẻ là một trong những thảo dược hàng đầu có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Mặc dù chưa có báo cáo nào về tác dụng bất lợi của thuốc trên phụ nữ có thai, cũng cần thận trọng khi sử dụng Diệp hạ châu trên phụ nữ có thai thời kỳ đầu. Điều quan trọng là cần có sự phối hợp của chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau quả và năng vận động.
Thị trường Việt Nam hiện có khá nhiều chế phẩm dùng điều trị viêm gan dưới dạng trà tẩm, trà túi lọc, viên nang, viên bao đường,… của nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh trong và ngoài nước, giúp cho bệnh nhân viêm gan có nhiều cơ hội chọn lựa theo khả năng và khẩu vị của mỗi người. Phần lớn nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm này là từ nguồn hoang dại, mà một cây thuốc khi mọc ở vùng địa lý khác nhau, có thể có hiệu quả điều trị khác nhau. Tốt nhất, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có số đăng ký của cơ quan Y tế có thẩm quyền cấp…
Cây chó đẻ răng cưa - Thuốc quý, rẻ tiền, dễ kiếm để chữa bệnh gan
Những cây thuốc chữa bệnh gan - mật, có tác dụng lợi gan, nhuận mật, giải độc gan, phục hồi chức năng gan như: Chó đẻ răng cưa, Nhân trần, quả Dành dành, Artichaut (ác-ti-sô)... Đó là những cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Chúng quý, rẻ tiền, dễ kiếm; đã cứu chữa nhiều người bệnh thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Những cây thuốc chữa bệnh gan - mật, có tác dụng lợi gan, nhuận mật, giải độc gan, phục hồi chức năng gan như: Chó đẻ răng cưa, Nhân trần, quả Dành dành, Artichaut (ác-ti-sô)... Đó là những cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Chúng quý, rẻ tiền, dễ kiếm; đã cứu chữa nhiều người bệnh thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Dưới đây, xin giới thiệu về: cây Chó đẻ răng cưa
Tên khác: Cam kiềm, Rút đất, Điệp hoè thái, Lão nha châu, Diệp hạ châu, Trân châu thảo.
Ý nghĩa về tên
Chó đẻ răng cưa: Chó sau khi đẻ thường tìm ăn 1 số cây, trong đó có cây này. Lá mọc trên cành trông như răng cưa.
Rút đất: Cây này vào buổi chiều hoặc khi cắt khỏi gốc, lá cụp vào trông rất giống cây rau rút thả nổi trên ao.
Diệp hạ châu: là ngọc dưới lá vì hàng quả dưới lá khi có ánh sáng chiếu vào trông như hạt ngọc. Còn có hàm ý cây này qúy như ngọc. Đây là một trong hai đặc điểm giúp cho mọi người (kể cả người mù) nhận biết đúng sai về cây này và phân biệt 2 cây với nhau thông qua xúc giác (tay sờ) và vị giác (lưỡi nếm).
Tên khoa học
Diệp hạ châu ngọt: Phyllanthus urinaria L.
Diệp hạ châu đắng: Phyllanthus amarus Schum et Thonn. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Đặc điểm thực vật
Đặc điểm chung của hai loài Diệp hạ châu: Là cỏ sống hằng năm hoặc nhiều năm. Gốc hoá gỗ. Cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng chịu bóng, chịu hạn. Ra hoa kết quả từ tháng 2 đến tháng 12. Hoa quả từ phía dưới lá. Hoa rất nhỏ, cánh trắng, nhị vàng. Trên cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng ở cùng một cành. Thân cây nhẵn. Cành mang lá trông rất giống một lá kép lông chim lẻ. Phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn hay hơi tù.
Đặc điểm riêng:
Điểm dễ nhận nhất: là mùi vị thân, lá. (Dùng lưỡi nếm sẽ nhận biết được dễ dàng). Ngay lúc cây mới phát triển, cao khoảng 10cm, có 4 cành mang lá đã cho phép ta nếm phân biệt vị đắng hoặc không có vị (gọi là ngọt).
Các đặc điểm khác: như màu thân, màu lá, thứ tự hoa đực, cái trên cành. Số cánh hoa. Màu sắc quả, số hạt mỗi quả: đều khác nhau.
Nơi mọc
Cả hai loại Diệp hạ châu ngọt và đắng đều mọc hoang khắp Bắc, Trung, Nam nước ta. Miền Trung du nhiều Diệp hạ châu ngọt; miền đồng bằng nhiều Diệp hạ châu đắng. Nhiều nơi cả hai loại mọc xen kẽ nhau trên cùng một mảnh đất.
Thường gặp Diệp hạ châu ở ven đường (nhất là đường sắt), bãi cỏ quanh nhà, chân tường, nơi ẩm mát.
Bộ phận dùng
Cắt cây phần trên mặt đất (chừa cành sát gốc để cây tái sinh). Sử dụng toàn cây.
Mùa thu hái
Từ tháng 4-12. Khi phơi dược liệu, hạt già sẽ tách ra khỏi quả, nên thu riêng, phơi khô làm giống
Tác dụng dược lý
Với viêm gan do vi rút B
-Năm 1988, Blumberg và Thio garajan đã dùng chế phẩm Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) điều trị cho 37 bệnh nhân viêm gan do vi rút B. Kết quả sau 3 ngày, có 22 bệnh nhân đạt kết quả tốt (âm tính) và chứng minh Diệp hạ châu đắng có chất ức chế men polymeraza AND của vi rút viêm gan B.
- Năm 1977, một nhóm bác sĩ Việt Nam, khoa Tiêu hoá, Gan, Mật đã sử dụng bài thuốc gia truyền của L/y Trần Xuân Thiện gồm 3 vị là Diệp hạ châu đắng, Xuyên tâm liên, quả Dành dành để điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm HBsAg (+). Sau một thời gian điều trị, kết quả xét nghiệm âm tính được coi là khỏi. Tỷ lệ đạt 26/98 bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc còn giúp cơ thể người dùng - sản xuất kháng thể chống HBsAg (59/98 người). Liều điều trị trung bình 4-5 tháng.
- Năm 2002, Nguyễn Bá Kinh và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), đã sử dụng chế phẩm LIV/94 (Chó đẻ răng cưa là một trong 3 thành phần của thuốc) điều trị cho các bệnh nhân viêm gan mãn tính trong 2 năm (2001-2002) đạt kết quả tốt. Thuốc có tác dụng làm giảm và sạch HBsAg của bênh nhân.
Với xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối:
Bệnh nhân Hoàng Ngọc C, 29 tuổi, vào điều trị tại Khoa Nội - Tiêu hoá của bệnh viện. Sau khi xét nghiệm, kết luận: xơ gan cổ trướng thời kỳ cuối, bệnh viện không có khả năng điều trị, đã khuyên người nhà đưa bệnh nhân về lo “hậu sự”. ở nhà, gia đình đã cho điều trị bằng thuốc Bắc, nhưng bệnh càng xấu đi. Người bệnh không ăn được, khó thở do bụng trướng, tĩnh mạch cổ nổi to, xuất hiện tuần hoàn băng trệ. Bệnh nhân luôn phải ngồi theo tư thế Fowler do ngẹt thở. Nhờ có người mách dùng Diệp hạ châu đắng sao vàng 100g (khoảng 400g tươi) sắc cho bệnh nhân uống trong ngày, sau 7 ngày dùng thuốc, các triệu chứng nói trên thuyên giảm. Bệnh nhân bụng mềm, tĩnh mạch cổ nhỏ lại, ăn ngủ tốt. Tiếp tục dùng thuốc theo liều như trên thêm 221 ngày nữa thi khỏi hẳn.
Một số bài thuốc
Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc. Thêm 50g đường, đun sôi cho tan đường. Chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.
Chữa sơ gan cổ trướng thể năng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30-40 ngày. Khẩu phần hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiểm độc).
Diệp hạ châu (ngọt hay đắng) sao khô 20g.
Cam thảo đất sao khô 20g
Sắc nước uống hàng ngày.
Tránh nhầm lẫn: Cây thuốc có tên Chó đẻ còn có cây Chó đẻ hoa vàng là cây Hy thiêm (Siegesbeckia Orientalis- Thuộc họ Cúc).
Một trường hợp đáng tiếc: Cuối tháng 01/2002 vừa qua, người nhà một bệnh nhân xơ gan cổ trướng, bệnh viện trả về, đến hỏi tôi thuốc chữa. Tôi đã cho xem
cây Diệp hạ châu đắng trồng trong chậu và cắt 1 cành cho về làm mẫu, rồi hướng dẫn liều lượng, cách dùng. Sau đó cả nhà người bệnh đổ đi tìm cây thuốc và đặt mua ở hàng thuốc Nam.
Nhưng tiếc rằng thời gian này, cây Diệp hạ châu mọc hoang đã tàn lụi hết nên không sao mua đủ lượng thuốc cần dùng. 40 ngày sau, bệnh nhân chết. Chuyện này nhắc nhở chúng ta cần quan tâm trồng cây Diệp hạ châu đắng làm thuốc cứu người mắc bệnh gan.